Giải quyết tranh chấp thừa kế tại Bình Phước

Tranh chấp thừa kế là một trong những dạng tranh chấp dân sự phổ biến hiện nay, bao gồm cả Bình Phước. Và giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp thừa kế tại Bình Phước nói chung là vấn đề cấp thiết để đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên trong tranh chấp. Qua bài viết đưới đây, Luật Việt An sẽ chia sẻ đến Quý khách hàng những thông tin pháp lý về vấn đề giải quyết tranh chấp thừa kế tại Bình Phước.

Tranh chấp thừa kế tại Bình Phước

Tranh chấp thừa kế được hiểu là những tranh chấp liên quan đến quyền thừa kế. Trong đó, theo quy định tại Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền thừa kế bao gồm các quyền sau đây:

Khái niệm Quyền Thừa kế

Những tranh chấp thừa kế trên thực tế nói chung và tại Bình Phước nói riêng khá đa dạng và xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Thông thường, tranh chấp thừa kế thường phát sinh khi di sản thừa kế được đưa vào các giao dịch dân sự như mua bán, thế chấp, tặng cho, nhất là đối với di sản là bất động sản.

Thời điểm phát sinh tranh chấp thừa kế tại Bình Phước

Thời điểm phát sinh tranh chấp thừa kế tại Bình Phước phải trong thời hiệu yêu cầu phân chia di sản, tức là sau thời điểm mở thừa kế. Theo quy định Điều 611 của Bộ luật Dân sự 2015, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định bởi Tòa án rằng người đó đã chết trong các trường hợp:

  • Mất tích;
  • Biệt tích;
  • Biệt tích trong chiến tranh;
  • Không có tin tức còn sống khi bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai.

Phân chia di sản thừa kế

Tranh chấp về phân chia di sản thừa kế là một trong những dạng tranh chấp thừa kế phổ biến bậc nhất hiện nay. Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, di sản thừa kế được phân chia theo di chúc hoặc chia theo pháp luật. Tuy nhiên, chia như thế nào? Ai được hưởng? Và hưởng bao nhiêu? … là vấn đề mà không phải ai cũng hiểu rõ nên làm phát sinh tranh chấp giữa những người thừa kế và các cá nhân, tổ chức có liên quan.

Trên thực tế, những tranh chấp về phân chia di sản thừa kế thường phát sinh sau thời điểm mở thừa kế khá lâu, có thể là vài năm hoặc trên dưới mười năm và đã trải qua nhiều thế hệ. Do đó, việc xác định người thừa kế cũng như giải quyết tranh chấp gặp rất nhiều khó khăn.

Xác định người thừa kế trong tranh chấp

Tranh chấp xác định người thừa kế thường phát sinh trong trường hợp có người thừa kế thế không phụ thuộc vào nội dung di chúc tại Điều 644 và thừa kế thế vị tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015. Bởi lẽ, đây là những người thừa kế khá đặc biệt mà không phải ai cũng có thể nắm bắt quy định này nên dẫn đến tranh chấp là điều khó tránh khỏi.

Ngoài ra, những tranh chấp xác định người thừa kế cũng thường phát sinh đối với quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Vì về cơ bản, những cá nhân này không có quan hệ huyết thống mà chỉ tồn tại quan hệ nuôi dưỡng nên nhiều người không xác định họ có quyền hưởng thừa kế. Trong khi đó, theo quy định tại Điều 653 và Điều 654 Bộ luật Dân sự thì những cá nhân này vẫn có thể được hưởng di sản của nhau. Vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn chi tiết nhất về trường hợp của Quý khách.

Tranh chấp việc thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại

Bên cạnh việc thực hiện di nguyện trong di chúc của người chết và các quy định về di sản tặng cho, thờ cúng, thì người thừa kế cần chú ý việc thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại trước khi có thể tiến hành phân chia thừa kế. Căn cứ quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015, ngoài quyền được hưởng di sản thừa kế thì người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại trong phạm vi di sản thừa kế.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp mà người thừa kế cố tình trốn tránh nghĩa vụ của mình làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên thứ ba và những người thừa kế khác. Hoặc, trường hợp phổ biến là bên thứ ba (bên mà người chết phải thực hiện nghĩa vụ đối với họ như: chủ nợ) lại yêu cầu người thừa kế phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ do người chết để lại mà nghĩa vụ lại vượt quá phạm vi di sản thừa kế.

Giải quyết tranh chấp thừa kế tại Bình Phước

Để giải quyết tranh chấp thừa kế, bạn có thể lựa chọn một trong ba phương thức phổ biến là: Thương lượng, Hòa giải hoặc Tòa án.

Thương lượng là một biện pháp giải quyết tranh chấp thân thiện được ưu tiên cao nhất. Do đặc tính các bên trong tranh chấp thừa kế thường là những người thân thích, việc áp dụng biện pháp thương lượng cũng có phần hiệu quả hơn so với những phương thức khác.

Tương tự như thương lượng, biện pháp việc áp dụng biện pháp hòa giải cũng tương đối dễ dàng. Theo quy định tại Điều 16 Luật Hòa giải cơ cở 2013, một trong các bên có thể gửi yêu cầu hòa giải đến tổ chức hòa giải cơ sở (thường là Ủy ban nhân dân cấp xã).

Tòa án

Tòa án là biện pháp giải quyết tranh chấp truyền thống và có tính ràng buộc cao nhất. Để áp dụng biện pháp này, một trong các bên cần gửi đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. Trên cơ sở các quy định pháp luật và tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp, Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp thông qua việc xác định quyền và nghĩa vụ của các bên bằng quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật.

Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp này phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục nhất định. Đồng thời, thời gian giải quyết tranh chấp bằng biện pháp Tòa án khá lâu, nhất là đối với những tranh chấp thừa kế phức tạp. Vì vậy, đòi hỏi các bên cần đầu tư thời gian, chi phí và công sức để giải quyết tranh chấp.

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế của Tòa án tại Bình Phước được xác định như sau:

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế của Tòa án tại Bình Phước

Từ những phần tích nêu trên, có thể xác định, trong hầu hết các trường hợp, thẩm quyền giải quyết tranh chấp mua bán tài sản thuộc về Tòa án cấp huyện (hoặc cấp tỉnh nếu vụ án có yếu tố nước ngoài) nơi bị đơn cư trú/ nơi có bất động sản (nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản).

Nếu có yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Bình Phước, Quý khách có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án dưới đây, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể:

  • Tòa án cấp tỉnh: Tòa án nhân dân tỉnh Bình Phước
  • Tòa án cấp huyện: Tòa án nhân dân Thành phố Đồng Xoài; Tòa án nhân dân Thị xã Bình Long; Tòa án nhân dân huyện Lộc Ninh, …

Tài liệu khách hàng cần cung cấp khi giải quyết tranh chấp thừa kế

Tài liệu khách hàng cần cung cấp khi giải quyết tranh chấp thừa kế

Trong trường hợp Quý khách hàng có yêu cầu Luật Việt An hỗ trợ giải quyết tranh chấp thừa kế, để đảm bảo quyền lợi của mình cũng như để Luật sư, Luật gia tiếp cận tất cả các khía cạnh của vụ việc, Quý khách hàng cần cung cấp những tài liệu, chứng cứ như sau:

  • Di chúc (nếu có)
  • Giấy chứng tử của người để lại di sản
  • Giấy chứng tử/ Giấy khai sinh/ Giấy đăng ký kết hôn để chứng minh quan hệ cha, mẹ – con, vợ/ chồng của những người thừa kế với người để lại di sản
  • Giấy tờ, tài liệu về di sản. Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Sổ tiết kiệm, Giấy chứng nhận đăng ký xe, …
  • Các tài liệu, giấy tờ liên quan.

Chi phí giải quyết tranh chấp thừa kế

Đối với mỗi biện pháp giải quyết tranh chấp, những khoản phi phí mà các bên phải chi trả là khác nhau. Cụ thể như sau:

Phí dịch vụ luật sư

Theo báo giá của từng chủ thể cung cấp dịch vụ, phụ thuộc vào tính chất và giá trị của vụ tranh chấp.

Hòa giải cơ sở:

  • Phí hòa giải cơ sở hiện hành là 300.000 đồng/vụ, việc.
  • Trường hợp vụ, việc hòa giải thành: 400.000 đồng/vụ, việc.
  • Ngoài ra, các bên còn có thể phải chi trả những khoản chi phí hỗ trợ khác trong một số trường hợp đặc biệt được liệt kê tại Khoản 17 Điều 3 Thông tư 56/2023/TT-BTC.

Tòa án:

  • Mức án phí giải quyết vụ án không có giá ngạch là 300.000 đồng.
  • Với những vụ án có giá ngạch, mức án phí sẽ tính theo tỷ lệ phần trăm giá ngạch của vụ án.
  • Quý khàng hàng có thể tham khảo tại Danh mục án phí, lệ phí tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14.

Một số câu hỏi liên quan

Thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu?

Căn cứ Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu thừa kế được tính từ thời điểm mở thừa kế (người có tài sản chết) như sau:

  • Đối với động sản: 10 năm;
  • Đối với bất động sản: 30 năm.

Không đăng ký kết hôn có được hưởng thừa kế của chồng không?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, pháp luật không thừa nhận quan hệ vợ chồng giữa nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký hết hôn.

Tuy nhiên, căn cứ điểm a Mục 3 35/2000/NQ-QH10, đối với trường hợp nam, nữ chung sống từ trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 thì pháp luật vẫn thừa nhận quan hệ vợ chồng mà không cần đăng ký kết hôn.

Do đó, ngoài trường hợp đã chung sống từ trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, nếu nam, nữ chung sống nhưng vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không được hưởng thừa kế của đối phương.

Con gái có được hưởng di sản thừa kế của bố, mẹ không?

Theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, con của người chết (bao gồm con nuôi, con ruột) là người thuộc hàng thừa kế đầu tiên, không phân biệt nam, nữ, độ tuổi. Do đó, con gái vẫn được hưởng di sản thừa kế của bố mẹ, trừ trường hợp từ chối nhận di sản thừa kế (Điều 620) hoặc thuộc đối tượng không có quyền hưởng di sản thừa kế (Điều 621) mà Bộ luật Dân sự 2015 quy định.

Dịch vụ tư vấn thừa kế của Luật Việt An

  • Tư vấn quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật;
  • Tư vấn soạn thảo, lập di chúc;
  • Tư vấn thủ tục nhận thừa kế, thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;
  • Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế, hỗ trợ khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện;
  • Đại diện ủy quyền thực hiện khiếu nại, khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng.

Trên đây là tư vấn Giải quyết tranh chấp thừa kế tại Bình Phước của Luật Việt An. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn pháp luật về thừa kế, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết tranh chấp di chúc, thừa kế

    Giải quyết tranh chấp di chúc, thừa kế

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO