Hình phạt tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự

Trong thời gian qua, các tội phạm xâm phạm sở hữu ngày càng gia tăng, trong đó tội trộm cắp tài sản ngày càng có nhiều diễn biến phức tạp, phương thức, thủ đoạn ngày càng liều lĩnh, manh động, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Để hiểu rõ hơn về loại tội phạm này, sau đây luật Việt An xin gửi đến quý khách những thông tin quy định về tội trộm cắp tài sản.

Luật sư hình sự

Căn cứ pháp lí

  • Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017
  • Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Trộm cắp tài sản là gì?

Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về khái niệm trộm cắp tài sản. Có thể hiểu, trộm cắp tài sản là hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản đang có người quản lí.

Dấu hiệu nhận biết hành vi phạm tội trộm cắp tài sản

Dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản bao gồm:

  • Dấu hiệu hành vi trộm cắp tài sản: tội trộm cắp tài sản chỉ coi là hoàn thành khi người phạm tội đã chiếm đoạt được tài sản.
  • Dấu hiệu lén lút: hành vi chiếm đoạt tài sản được xem là lén lút nếu được thực hiện bằng hình thức có khả năng không cho phép chủ tài sản biết có hành vi chiếm đoạt khi hành này xảy ra.
  • Dấu hiệu tài sản đang có người quản lí: tài sản được coi là đang có người quản lí là tài sản đang trong sự chiếm hữu của người khác hoặc tài sản đang còn trong khu vực quản lí, bảo quản của chủ tài sản.

Cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản

Chủ thể

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, chủ thể của tội trộm cắp tài sản là người từ đủ 16 tuổi trở lên. Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản nếu là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Khách thể

Khách thể của tội trộm cắp tài sản là quyền sở hữu tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Về mặt chủ quan

  • Yếu tố lỗi: Đây là lỗi cố ý trực tiếp, người phạm tội trộm cắp tài sản nhận thức rõ hành vi của mình là có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.
  • Mục đích: Người phạm tội có mục đích chiếm đoạt tài sản thuộc sở hữu của người khác hoặc đang có người quản lí.

Về mặt khách quan

  • Về hành vi: Hành vi trộm cắp tài sản được thực hiện một cách lén lút, lợi dụng sự sơ hở, mất cảnh giác của cá nhân, tổ chức quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khách quan như chen lấn, xô đẩy,… nhằm chiếm đoạt tài sản.
  • Về hậu quả: tội trộm cắp tài sản gây ra thiệt hại về tài sản cho tổ chức, cá nhân.

Hình phạt quy định về tội trộm cắp tài sản theo Điều 173 Bộ luật Hình sự

Tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, cụ thể như sau:

STT Hành vi phạm tội Mức phạt
         1 Trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm

– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

– Tài sản là di vật, cổ vật

Cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm
         2 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

– Có tổ chức

– Có tính chất chuyên nghiệp

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng

– Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm

– Hành hung để tẩu thoát

– Tài sản là bảo vật quốc gia

– Tái phạm nguy hiểm

02 năm – 07 năm tù
         3 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng

– Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh

07 năm – 15 năm tù
         4 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

– Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên

– Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp

12 năm – 20 năm tù

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản với hành vi trộm cắp tài sản chỉ là vi phạm hành chính

Đối với người thực hiện hành vi trộm cắp tài sản, không phải trường hợp nào cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trộm cắp tài sản chỉ cấu thành tội phạm khi thỏa mãn một trong các dấu hiệu sau:

  • Tài sản trộm cắp có giá trị từ 02 triệu đồng trở lên
  • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản
  • Đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản và Điều 290 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, chưa được xóa án tích
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội
  • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
  • Tài sản là di vật, cổ vật

Đối với hành vi trộm cắp tài sản mà chưa đủ yếu tố cấu thành tội trộm cắp tài sản thì sẽ bị xử phạt hành chính. Căn cứ theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 15, Nghị định 167/2013/NĐ-CP, hành vi trộm cắp tài sản nếu chưa cấu thành tội trộm cắp tài sản thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng.

Phân biệt tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản, cướp tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản

Tiêu chí Trộm cắp tài sản Tội cướp tài sản Tội cướp giật tài sản
Căn cứ pháp lý Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 Điều 171 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017
Hành vi Hành vi được thực hiện lén lút, có khả năng không cho phép chủ tài sản biết được có hành vi chiếm đoạt khi hành này xảy ra Hành vi dùng vũ lực, đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc hoặc hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản Lợi dụng sự sơ hở, thiếu cảnh giác của người quản lý tài sản hoặc là có thể tự mình tạo ra những sơ hở để thực hiện hành vi công khai chiếm đoạt tài sản sau đó nhanh chóng tẩu thoát
Giá trị tài sản thiệt hại để bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tài sản có giá trị từ 2 triệu – 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính;

– Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm

– Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội

– Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

– Tài sản là di vật, cổ vật

Không quy định giá trị tối thiểu Không quy định giá trị tối thiểu
Khung hình phạt Từ phạt cải tạo không giam giữ đến 20 năm tù Từ 03 năm tù đến tù chung thân Từ 01 năm tù đến tù chung thân

Người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, đối với người chưa thành niên phạm tội trộm cắp tài sản có ba trường hợp như sau:

STT Độ tuổi Truy cứu trách nhiệm hình sự
         1 Đủ 16 tuổi trở lên Bị truy cứu trách nhiệm hình sự
         2 Từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi Chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản nếu là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
         3 Chưa đủ 14 tuổi Không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

Dịch vụ tư vấn pháp luật hình sự liên quan đến trọn cắp tài sản của luật Việt An

  • Tư vấn cách xác định tội danh, xác định khung hình phạt áp dụng cho tội trộm cắp tài sản, các trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự.
  • Tư vấn, hướng dẫn, đưa ra phương án khắc phục hậu quả của hành vi phạm tội trộm cắp tài sản cho thân chủ; Thu thập tài liệu, chứng cứ, tình tiết giảm nhẹ hoặc tìm bằng chứng ngoại phạm nếu khách hàng có dấu hiệu bị oan sai.
  • Tư vấn và hướng dẫn quý khách về thủ tục bồi thường thiệt hại để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội trộm cắp tài sản gây ra cho chủ thể khác.
  • Tư vấn cho người bị hại, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến các quyền lợi của mình trong vụ án hình sự về tội trộm cắp tài sản về việc bồi thường về sức khỏe, danh dự, tài sản bị thiệt hại.
  • Dịch vụ Luật sư bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp trong quá trình tố tụng hình sự;
  • Tư vấn về thủ tục kháng cáo các bản án hình sự về tội trộm cắp tài sản, các quyết định của Tòa án.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về quy định về tội trộm cắp tài sản. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về tội trộm cắp tài sản hoặc các vấn đề liên quan đến pháp luật hình sự, vui lòng liên hệ đến Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất!

Bài viết được cập nhật đến tháng 5/2024, bất kỳ sự thay đổi về pháp luật nào chưa được cập nhật, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Luật sư hình sự

    Luật sư hình sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO