Nghị định 46/2024/NĐ-CP sửa đổi quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp

Với những sự đổi mới trong quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2022 và được hướng dẫn tại Nghị định 65/2023/NĐ-CP, các quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp đang được điều chỉnh bởi Nghị định 99/2013/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 126/2021/NĐ-CP) cũng cần được cập nhật để phù hợp hơn. Mới đây, ngày 04/05/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 46/2024/NĐ-CP sửa đổi quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Nghị định sẽ có hiệu lực từ 01/07/2024 với những điểm đáng chú ý sẽ được Luật Việt An sẽ thông tin trong bài viết dưới đây.

Sở hữu công nghiệp

Quy định về đối tượng xử phạt là đơn vị phụ thuộc pháp nhân

Trước đây, quy định trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP viện dẫn đến Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 khi xác định đối tượng bị áp dụng xử phạt trong trường hợp chủ thể thực hiện hành vi xâm phạm là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân như chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Tuy nhiên, Luật lại chưa quy định vấn đề này, mà phải đến năm 2021 mới được hướng dẫn cụ thể trong Nghị định 118/2021/NĐ-CP. Cụ thể quy định mới được sửa đổi như sau:

Trường hợp Đối tượng bị xử phạt Mức phạt
Đơn vị phụ thuộc vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của pháp nhân, tổ chức hoặc theo sự chỉ đạo, điều hành, phân công, chấp thuận của pháp nhân, tổ chức Pháp nhân, tổ chức có đơn vị phụ thuộc Mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của pháp nhân, tổ chức đó thực hiện.
Đơn vị phụ thuộc vi phạm hành chính ngoài phạm vi hoặc thời hạn ủy quyền. Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh Mức phạt áp dụng đối với tổ chức về những hoạt động do chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện.

Bổ sung biện pháp khắc phục hậu quả

Buộc thu hồi tên miền

Quy định xử phạt chỉ áp dụng biện pháp thay đổi thông tin hoặc trả lại tên miền đã bộc lộ rõ bất cập trong thực tiễn khi xâm phạm sở hữu trí tuệ đối với tên miền (điển hình là xâm phạm nhãn hiệu chứa trong tên miền) thì các chủ sở hữu đều là những tên tuổi có tiếng và đã có hệ thống tên miền chính thống của riêng họ. Do vậy, việc trả lại hay thay đổi thông tin về chủ sở hữu nhãn hiệu là không cần thiết. Trong khi đó, việc thu hồi tên miền để tránh những thiệt hại gây ra cho chủ sở hữu nhãn hiệu là cấp bách và cần thiết thì chưa được quy định. Do vậy việc bổ sung bởi Nghị định 46/2024/NĐ-CP liên quan đến biện pháp này tại Điều 3.3(a) Nghị định 99/2013/NĐ-CP là hợp lý.

Đưa vào phân phối hoặc sử dụng không nhằm mục đích thương mại

Cũng tại Điều 3, nếu như trước đây biện pháp này áp dụng với cả nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh và hàng hóa xâm phạm, thì theo Nghị định mới chỉ còn áp dụng với hàng hóa.

Buộc thay đổi tên doanh nghiệp

Đối với biện pháp khắc phục này, nghị định mới đặt ra yêu cầu cho cơ quan xử lý vi phạm hành chính phải gửi quyết định đã ban hành cho các bên liên quan và Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để biết, tạo cơ chế chủ động hơn trong việc phối hợp thi hành quyết định xử phạt.

Biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cũng không còn được áp dụng, thay vào đó doanh nghiệp sẽ bị cưỡng chế thi hành việc thay đổi tên trong trường hợp không tiến hành thủ tục trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày quyết định xử phạt có hiệu lực thi hành theo luật định. Việc thông báo cưỡng chế giữa cơ quan ra quyết định xử phạt và cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ được thực hiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn thi hành quyết định và được chuyển tới doanh nghiệp bằng thông báo yêu cầu báo cáo giải trình trong vòng 05 ngày tiếp theo kể từ ngày nhận được thông báo đề nghị cưỡng chế thay đổi.

Bổ sung việc thi hành biện pháp khắc phục

Nghị định 46/2024/NĐ-CP đã bổ sung các quy định về thi hành đối với một số biện pháp khắc phục hậu quả tại khoản 5, 6, 7, 8, 9 Điều 31 Nghị định 99/2013/NĐ-CP để giải quyết thực trạng đình trệ thi hành quyết định xử phạt như sau:

Biện pháp khắc phục được áp dụng Thi hành khi quá thời hạn
Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất tang vật, phương tiện vi phạm hành chính Cưỡng chế buộc tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại với hàng hóa giả mạo Cưỡng chế thực hiện
Buộc bổ sung chỉ dẫn về sở hữu công nghiệp Cưỡng chế thực hiện
Buộc nộp lại giấy tờ, tài liệu bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Cưỡng chế nộp lại cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp
Buộc trả tiền đền bù tương đương giá chuyển giao quyền sử dụng Cưỡng chế trả tiền cho chủ sở hữu

Bổ sung Điều 3a về các biện pháp ngăn chặn tên miền xâm phạm

Điều khoản này được thiết kế bổ sung riêng cho công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp nhằm đáp ứng thực tiễn các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ liên quan đến tên miền trong thời đại công nghệ số hiện nay. Nội dung quy định như sau:

  • Biện pháp ngăn chặn: tạm giữ tên miền
  • Chủ thể yêu cầu: Cơ quan, người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
  • Chủ thể thực hiện: Bộ Thông tin và Truyền thông (Trung tâm Internet Việt Nam)
  • Vai trò phối hợp Nhà đăng ký tên miền: cung cấp ý kiến chuyên môn, giữ nguyên hiện trạng tên miền trước khi tiến hành biện pháp tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.

Trước thực trạng sử dụng tên miền chứa các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ trái phép (chủ yếu là nhãn hiệu) thì việc ngăn chặn hành vi xâm phạm kịp thời trước khi đi sâu vào quá trình xem xét ra quyết định xử lý vi phạm là vô cùng cần thiết để ngăn ngừa các thiệt hại phát sinh thêm cho chủ sở hữu hợp pháp.

Cập nhật nguyên tắc xác định giá trị hàng hóa xâm phạm

Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp được ban hành đã quy định về nguyên tắc này áp dụng đặc định cho lĩnh vực sở hữu công nghiệp tại Điều 95. Vì vậy, khoản 3 Điều 4 Nghị định 99/2023/NĐ-CP cũng cần được cập nhật thay cho quy tắc chung được quy định tại Luật Xử lý vi phạm hành chính trước đó.

Cụ thể, theo quy định mới, giá trị hàng hóa xâm phạm do cơ quan xử lý xâm phạm xác định tại thời điểm xảy ra hành vi xâm phạm và dựa trên các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây: (i) Giá niêm yết; (ii) Giá thực bán; (iii) Giá thành của hàng hóa xâm phạm, nếu chưa được lưu thông; (iv) Giá mua.

Bổ sung quy định xử phạt liên quan đến li-xăng nhãn hiệu

Li-xăng nhãn hiệu hay chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là một hoạt động phổ biến trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ được nhưng chưa có chế tài xử phạt cụ thể với hành vi vi phạm quy định về quản lý hoạt động này. Theo đó, Điều 6 của Nghị định 99/2013/NĐ-CP đã được cập nhật bổ sung cấu thành hành vi vi phạm tại điểm c khoản 1. Quy định mới đã chỉ rõ việc không tuân thủ về hình thức hợp đồng li-xăng (quy định mới được bổ sung) và không tuân thủ quy định về chỉ dẫn hàng hóa được sản xuất theo hợp đồng li-xăng nhãn hiệu (giữ nguyên quy định trong nghị định cũ) là hành vi vi phạm quy định quản lý chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

Mức xử phạt đối với hành vi trên là 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân, mức phạt gấp đôi đối với tổ chức. Đồng thời, chủ thể vi phạm cũng phải khắc phục bằng cách:

  • Bổ sung chỉ dẫn (với hành vi không ghi chỉ dẫn); hoặc
  • Loại bỏ yếu tố vi phạm (với hành vi chỉ dẫn sai).

Bổ sung quy định xử phạt hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến tên miền

Được quy định tại Điều 130.1(d) Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022, hành vi “Chiếm hữu, sử dụng tên miền trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại được bảo hộ của người khác hoặc chỉ dẫn địa lý mà mình không có quyền sử dụng với dụng ý xấu, lợi dụng uy tín, danh tiếng của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng nhằm thu lợi bất chính” là một hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp mới được sửa đổi theo Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022.

Theo đó, các quy định về xử phạt hành chính trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP mới chỉ đề cập đến hành vi “đăng ký, chiếm giữ quyền sử dụng hoặc sử dụng tên miền” theo Luật cũ. Do vậy, Nghị định 46/2024/NĐ-CP đã sửa đổi quy định tại Điều 14.16(a) về cấu thành hành vi trên để phù hợp với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ mới ban hành. Hành vi chiếm hữu có phạm vi rộng hơn và bao quát các hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp liên quan đến tên miền trên thực tế hơn so với quy định cũ, bởi nhiều trường hợp chủ thể xâm phạm không phải người tiến hành đăng ký tên miền. Đồng thời, quy định mới chỉ yêu cầu chứng minh “dụng ý xấu” của chủ thể vi phạm là đủ, chẳng hạn như trong các trường hợp đầu cơ nhãn hiệu, mà không chỉ bó hẹp trong phạm vi mục đích “nhằm chiếm giữ tên miền” theo quy định trước đây.

Bổ sung căn cứ tiến hành xác minh

Điều 22 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trước đây chỉ quy định về các chủ thể có quyền quyền yêu cầu xử lý vi phạm mà chưa đề cập đến các yếu tố khách quan khác. Quy định tại Nghị định 46/2024/NĐ-CP đã xác định rõ các căn cứ để tiến hành xác minh vi phạm và chỉ cần có 1 trong các căn cứ trên là có thể tiến hành xử phạt trên thực tế, bao gồm:

  • Có yêu cầu xử lý của chủ thể quyền ngoặc người có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp;
  • Có kết quả kiểm tra, thanh tra về dấu hiệu vi phạm;
  • Kiến nghị của tổ chức, cá nhân bị hoặc có khả năng bị thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
  • Thông tin cung cấp bởi bên thứ ba phát hiện hành vi xâm phạm.

Tiếp nhận xử lý đơn yêu cầu xử lý vi phạm hành chính

Điều 25 Nghị định 46/2024/NĐ-CP đã yêu cầu đơn yêu cầu phải nêu rõ tên cơ quan nhận đơn trong trường hợp gửi đến nhiều cơ quan cùng có thẩm quyền. Đồng thời, thẩm quyền sẽ thuộc về cơ quan thụ lý đơn sớm nhất, đặt ra nghĩa vụ từ chối thụ lý đơn cho các cơ quan còn lại theo điềm g khoản 1 Điều 28 của Nghị định mới được bổ sung.

Quy định thời hạn mới

Các thời hạn cho việc tiếp nhận và xử lý đơn mới được thiết lập trong Nghị định 46/2024/NĐ-CP bao gồm:

  • Thời hạn hướng dẫn lại người nộp đơn nộp đúng cơ quan có thẩm quyền: 10 ngày kể từ ngày nhận.
  • Thời hạn bên bị yêu cầu xử lý vi phạm phải cung cấp thông tin, chứng cứ, giải trình theo yêu cầu của cơ quan giải quyết đơn: 30 ngày kể từ ngày yêu cầu.

Xử lý khi phát sinh khiếu nại, tranh chấp

Việc phát sinh khiếu nại, tranh chấp sau khi đơn yêu cầu được tiếp nhận cũng thường xuyên xảy ra nhưng chưa có quy định thủ tục, trình tự xử lý. Vì vậy, Nghị định 46/2024/NĐ-CP đã bổ sung khoản 4 tại Điều 25 về quy trình này, cụ thể cơ quan tiếp nhận đơn sẽ thực hiện các bước sau:

  • Dừng xử lý đơn theo điểm a khoản 2 Điều 28.
  • Yêu cầu các bên liên quan thực hiện thủ tục yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp tại cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ghi nhận việc phát sinh tranh chấp;
  • Kết hợp với Cục Sở hữu trí tuệ làm rõ về tình trạng pháp lý của quyền sở hữu công nghiệp đang có khiếu nại, tố cáo, tranh chấp trong thời gian không quá 10 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu;
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận văn bản trả lời của Cục Sở hữu trí tuệ, cơ quan tiếp nhận đơn yêu cầu có trách nhiệm trả lời về việc tiến hành hoặc từ chối tiến hành yêu cầu xử lý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp của người yêu cầu xử phạt.

Trường hợp chưa thụ lý đơn, cơ quan tiếp nhận sẽ thực hiện từ chối thụ lý đơn theo quy định tại Điều 28 Nghị định 99/2013/NĐ-CP mới được sửa đổi bổ sung cho tương thích theo Nghị định mới.

Theo đó việc quy định trình tự thủ tục đã tạo ra một cơ chế phối hợp giải quyết kịp thời yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đối với hành vi xâm phạm đang diễn ra trong trường hợp phát sinh khiếu nại tranh chấp liên quan. Quy định này sẽ góp phần làm giảm đáng kể sự đùn đẩy trách nhiệm và trì trệ trong công tác xử lý vi phạm hành chính của cơ quan nhà nước.

Sửa đổi trường hợp dừng xử lý đơn yêu cầu xử lý vi phạm

Nghị định 46/2024/NĐ-CP đã bổ sung tại điểm d khoản 2 Điều 28 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trường hợp phải dừng xử lý bên cạnh trường hợp có phát sinh khiếu nại tranh chấp, chưa đủ căn cứ hoặc có thông báo rút yêu cầu đó là:

“d) Các bên tự thỏa thuận để giải quyết vụ việc theo quy định tại Khoản 2 Điều 27 của Nghị định”.

Theo đó, biện pháp này phải đảm bảo: (i) phù hợp với quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ, (ii) không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của bên thứ ba, người tiêu dùng và xã hội thì cơ quan tiếp nhận đơn mới có cơ sở ghi nhận yêu cầu, biện pháp giải quyết đó và dừng xử lý vụ việc.

Đồng thời, Nghị định cũng mở rộng quy định về việc tiếp tục xử lý đơn dù có thông báo rút đơn của chủ thể yêu cầu đã được quy định tại khoản 3 Điều 28 trước đó. Cụ thể, thay vì chỉ áp dụng với các hành vi giả mạo nhãn hiệu, giả mạo chỉ dẫn địa lý, thì quy định mới áp dụng cho mọi hành vi xâm phạm với điều kiện “có căn cứ xác định hành vi xâm phạm là vi phạm hành chính”.

Quy định rõ cơ chế ủy quyền yêu cầu xử lý xâm phạm

Cơ chế ủy quyền đã được quy định tại Điều 23 Nghị định 99/2013/NĐ-CP trước đó, nhưng đã chi tiết hơn theo quy định của Nghị định 46/2024/NĐ-CP. Theo đó, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp có thể ủy quyền cho (i) người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc (ii) đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam yêu cầu xử lý xâm phạm, tuy nhiên cần lưu ý phạm vi ủy quyền chỉ bao gồm việc nộp đơn, chứ không bao gồm các hành vi đại diện trao đổi với cơ quan có thẩm quyền.

Dịch vụ pháp lý của Đại diện sở hữu công nghiệp – Luật Việt An

  • Tra cứu nhãn hiệu, dịch bằng sáng chế, tư vấn bảo hộ thương hiệu;
  • Tư vấn cập nhật quy định pháp luật liên quan đến bảo hộ sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp;
  • Tư vấn điều kiện đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, thiết kế bố trí, chỉ dẫn địa lý, quyền tác giả.
  • Đại diện khách hàng thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
  • Tư vấn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ quốc tế và các quốc gia khác.
  • Đại diện bổ sung, sửa đổi đơn đăng ký, bằng bảo hộ, phản đối đăng ký sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn, đại diện khách hàng xử lý xâm phậm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Tư vấn quản lý thương hiệu cho công ty mới thành lập.

Trên đây là một số nội dung lưu ý trong Nghị định 46/2024/NĐ-CP sửa đổi quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ của Luật Việt An, xin vui lòng liên hệ qua thông tin bên dưới để được hỗ trợ giải đáp trực tiếp.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO