Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan

Ngày 26/04/2023, Chính phủ đã ban hành Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan.

Toàn văn Nghị định 17/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan do Chính phủ ban hành

Xem chi tiết: Nghị định 17/2023/NĐ-CP

Thông tin cơ bản của Nghị định 17/2023/NĐ-CP

Những thông tin cơ bản về Nghị định 17/2023/NĐ-CP do Chính phủ ban hành quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan bao gồm:

Ngày ban hành 26/04/2023
Ngày có hiệu lực 26/04/2023

Nội dung Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan

Quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Nghị định 17/2023/NĐ-CP đã sửa đổi, bổ sung, gộp quy định về các loại hình tác phẩm tại Nghị định số 22/2018/NĐ-CP thành một điều về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; bổ sung làm rõ quy định về: tác phẩm phái sinh, quyền của đồng tác giả, chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan và sử dụng đối với các loại hình mà nhà nước là đại diện quản lý quyền tác giả, quyền liên quan; sửa đổi, bổ sung quy định về: đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả, quyền tác giả đối với một số loại hình tác phẩm như điện ảnh và chương trình máy tính, các quyền nhân thân và quyền tài sản thuộc quyền tác giả cũng như quyền của người biểu diễn, sử dụng đối với các đối tượng mà nhà nước là đại diện chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan hoặc thuộc về công chúng; giữ nguyên quy định về quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian, chủ sở hữu quyền tác giả. Bên cạnh đó, quy định về thời hạn bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm di cảo thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ, quy định này nhằm khuyến khích việc công bố tác phẩm di cảo – là hình thức tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả chết.

Quy định về chính sách của nhà nước và quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan

Nghị định 17/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định về chính sách của nhà nước và quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan đảm bảo phù hợp với các Điều 8, 26, 33, 42 và Điều 56 của Luật Sở hữu trí tuệ, tương ứng quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2022. Theo đó, sửa đổi một số quy định về chính sách của nhà nước quy định tại Điều 8; bổ sung quy định quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan khi nhà nước đại diện quản lý trong các trường hợp không thể tìm được hoặc không xác định được chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan; và trong trường hợp tổ chức, cá nhân Việt Nam hưởng ưu đãi dành cho nước đang phát triển tại Phụ lục Công ước Berne về bảo hộ tác phẩm văn học, nghệ thuật về quyền dịch tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và quyền sao chép tác phẩm để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại; phê duyệt biểu mức và phương thức thanh toán tiền bản quyền quy định tại các Điều 26, 33 và Điều 42.

Giới hạn, ngoại lệ quyền tác giả, quyền liên quan

Nghị định 17/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, quy định chi tiết một số nội dung tại để đảm bảo phù hợp với sửa đổi, bổ sung tại Điều 25, 25a, 26, 32 và Điều 33 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Sở hữu trí tuệ năm 2022 về ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả; ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả dành cho người khuyết tật; ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan; ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan,…

Nghị định đưa ra quy định về tỷ lệ phần trăm được coi là sao chép hợp lý một phần tác phẩm bằng thiết bị sao chép như photocopy, chụp ảnh hoặc hình thức tương tự khác để nghiên cứu khoa học, học tập của cá nhân không nhằm mục đích thương mại và trong thư viện theo quy định tại điểm b và điểm e khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ là không quá 10% tổng số trang hoặc tổng đơn vị lưu trữ (bytes).

Đề xuất này đảm bảo “nguyên tắc phép thử ba bước” đặt ra tại Công ước Berne. Quy định của Việt Nam hiện hành tương đồng với quy định luật quyền tác giả của một số quốc gia như: Úc quy định dành cho nghiên cứu, học tập không quá 10%, Đức quy định dành cho làm tài liệu giảng dạy không quá 10% và nghiên cứu khoa học không quá 15%. Để tránh việc lợi dụng quy định này để sao chép có khả năng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu quyền tác giả, dự thảo quy định về hành vi sao chép hợp lý bằng thiết bị sao chép phải là hành vi độc lập và nếu có sự lặp lại thì đó là các trường hợp riêng lẻ không liên quan đến nhau.

Đồng thời bổ sung quy định chi tiết điểm d khoản 1 Điều 25 của Luật Sở hữu trí tuệ về sử dụng tác phẩm trong hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước, theo đó cán bộ, công chức thực hiện hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước được sao chép, chuyển thể, triển lãm hoặc trưng bày tác phẩm phục vụ hoạt động tư pháp, hành chính hoặc báo cáo kết quả của các hoạt động đó. Quy định này đảm bảo nguyên tắc trên của Công ước Berne, phù hợp với quy định về hoạt động công vụ tại Luật cán bộ, công chức, tham khảo pháp luật một số quốc gia như Trung Quốc, Thái Lan, Thụy Sỹ…

Điều 34 Nghị định 17/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung quy định về sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trong trường hợp giới hạn quyền tác giả, giới hạn quyền liên quan, trong quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã được chủ sở hữu quyền tác giả cho phép định hình trên bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 26 của Luật Sở hữu trí tuệ và bản ghi âm, ghi hình đã được công bố nhằm mục đích thương mại trong hoạt động kinh doanh, thương mại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 của Luật Sở hữu trí tuệ.

Cụ thể là quy định các tổ chức, cá nhân khi sử dụng tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đã công bố nhằm mục đích thương mại để sử dụng tại nhà hàng, khách sạn, cửa hàng, siêu thị; khu vui chơi, giải trí, trung tâm thương mại; câu lạc bộ thể dục, chăm sóc sức khỏe – thẩm mỹ; cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke; quán bar, vũ trường; dịch vụ viễn thông; trong hoạt động hàng không, giao thông công cộng và các hoạt động kinh doanh, thương mại có bản chất tương tự, thì không phải xin phép nhưng phải trả tiền bản quyền cho chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó theo thỏa thuận kể từ khi sử dụng; trường hợp không đạt được thỏa thuận thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Việc sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với thông lệ quốc tế và thực tiễn thi hành hiện nay tại Việt Nam, đó là việc pháp luật quy định chủ sở hữu quyền có độc 7 quyền thực hiện hoặc cho phép tổ chức, cá nhân khác thực hiện truyền đạt tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình đến công chúng trên môi trường Internet. Đồng thời, quy định này cũng khắc phục được vướng mắc tại Luật Giá với Nghị định 22/2018/NĐ-CP trong việc không thể quy định được biểu mức nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác (hay theo khái niệm mới là tiền bản quyền) theo quy định tại Điều 26 và Điều 33 Luật Sở hữu trí tuệ. Việc Chính phủ không quy định được biểu mức như quy định cũ làm cho các bên vẫn phải xin phép và thỏa thuận thanh toán tiền bản quyền trên thực tế.

Tổ chức đại diện tập thể, tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan

Nghị định 17/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung, quy định chi tiết một số nội dung về tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan; biểu mức tiền bản quyền; trình tự thủ tục phê duyệt biểu mức tiền bản quyền; thu và phân chia tiền bản quyền; xử lý trong trường hợp không tìm thấy hoặc không liên lạc được với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan đã ủy quyền; khai thác, sử dụng bản ghi âm, ghi hình; cơ cấu tổ chức và hội viên của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan; công khai, minh bạch trong hoạt động quản lý, điều hành của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan; thực hiện chế độ báo cáo và tổ chức tư vấn, dịch vụ quyền tác giả, quyền liên quan.

Các quy định được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định 17/2023/NĐ-CP giúp đảm bảo phù hợp với quy định tại Chương VI của Luật Sở hữu trí tuệ.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật dân sự, pháp luật doanh nghiệp và pháp luật sở hữu trí tuệ xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO