Xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo quy định mới của Nghị định 77/2025/NĐ-CP
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng, liên quan trực tiếp đến quản lý tài sản công và đảm bảo lợi ích chung của xã hội. Nghị định số 77/2025/NĐ-CP, ban hành nhằm thay thế Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, đã đưa ra nhiều quy định mới nhằm hoàn thiện cơ chế xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản, khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành. So với quy định trước đây, Nghị định 77/2025/NĐ-CP không chỉ mở rộng phạm vi áp dụng mà còn cụ thể hóa trình tự, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong việc xác lập quyền sở hữu toàn dân, qua đó nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý tài sản công.
9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân từ 01/4/2025
Chính phủ đã ban hành Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Điều 3 Nghị định 29/2018 chủ yếu tập trung vào tài sản có tính chất cụ thể, phát sinh từ các tình huống điển hình.
Trong khi đó, Nghị định 77/2025 điều chỉnh một cách toàn diện và cập nhật hơn, phản ánh thực tiễn quản lý tài sản nhà nước và xử lý tài sản không xác định được chủ sở hữu trong bối cảnh mới.
Nghị định 77/2025/NĐ-CP đã quy định chi tiết các tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Cụ thể, Điều 3 của Nghị định này nêu rõ 9 loại tài sản sau:
Tài sản bị tịch thu
Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu;
Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự (sau đây gọi là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu).
Bất động sản vô chủ
Bất động sản không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự.
Bất động sản mà sở hữu từ bộ quyền sở hữu đối với tài sản do theo quy định của pháp luật về dân sự.
Tài sản bị đánh rơi, bị quên
Tài sản bị đánh rơi, bị quên, gồm: Tài sản bị đánh rơi, bị quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận theo quy định của pháp luật về dân sự.
Tài sản là di sản không có người thừa kế
Tài sản không có người nhận thừa kế theo quy định tại Điều 622 Bộ luật Dân sự.
Tài sản hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế nhưng không có người chiếm hữu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự.
Quyền sở hữu bất động sản khi một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người tiếp nhận theo quy định của pháp luật về hải quan.
Tài sản là hàng hóa tồn đọng
Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ lại tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan.
Tài sản do chủ sở hữu tự nguyên chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam
Tài sản do chủ sở hữu tự nguyên chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, e, g, i và khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định này.
Tài sản được đầu tư theo phương thức tổ chức đầu tư chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam
Tài sản được đầu tư theo phương thức tổ chức đầu tư chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuế dịch vụ (BTL), Hợp đồng Xây dựng – Thuế dịch vụ – Chuyển giao (BLT).
Tài sản bị chôn giấu, bị lấp, đâm chìm
Tài sản bị chôn giấu, bị lấp, đâm chìm, gồm: Tài sản được phát hiện hoặc tìm thấy liên quan đến hoạt động trong ngành nghề công ích xã hội của Nhà nước Việt Nam, có quyền chiếm quyền và quyền tài phần mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không thể xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.
Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định mới về quyền sở hữu toàn dân về tài sản
So với Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, Nghị định 77/2025/NĐ-CP đã có nhiều điểm mới và hoàn thiện hơn trong quy định về việc bán tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo hình thức đấu giá. Nếu như Nghị định 29/2018 còn mang tính khái quát, trình tự thủ tục bán tài sản chưa rõ ràng và còn thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ, thì Nghị định 77/2025 đã cụ thể hóa toàn bộ quy trình đấu giá, từ việc xác định giá khởi điểm, lựa chọn tổ chức đấu giá đến công khai thông tin và tổ chức đấu giá. Đặc biệt, Nghị định 77 nhấn mạnh việc lựa chọn tổ chức đấu giá phải minh bạch, có thể thông qua đấu thầu hoặc theo tiêu chí cụ thể; đồng thời tăng cường áp dụng đấu giá trực tuyến nhằm nâng cao hiệu quả và tính cạnh tranh.
Ngoài ra, việc phân định rõ trách nhiệm giữa các cơ quan cũng là điểm mới nổi bật, đảm bảo rằng cơ quan xác lập quyền sở hữu không đồng thời tổ chức bán tài sản, qua đó giảm thiểu xung đột lợi ích. Những cải tiến này thể hiện nỗ lực của Nhà nước trong việc nâng cao hiệu lực quản lý tài sản công, phòng tránh thất thoát và lãng phí trong quá trình xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
Theo đó, tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP Chính phủ đã ban hành quy định về việc bán tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo hình thức đấu giá như sau theo điều 14 như sau:
Việc bán tài sản được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 15, khoản 1 Điều 16 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản.
Việc xác định giá khởi điểm để đấu giá tài sản thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 84 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Đơn vị chủ trì quản lý tài sản lựa chọn tổ chức hành nghề đấu giá tài sản và ký kết hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản để thực hiện đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản và pháp luật có liên quan. Trường hợp không lựa chọn được tổ chức hành nghề đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản thành lập Hội đồng đấu giá tài sản. Thành phần Hội đồng đấu giá tài sản gồm:
Thủ trưởng đơn vị chủ trì quản lý tài sản hoặc người được ủy quyền làm Chủ tịch.
Các thành viên khác gồm:
Đại diện bộ phận chuyên môn của đơn vị chủ trì quản lý tài sản;
Đại diện Sở Tư pháp, Sở Tài chính nơi xử lý tài sản đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh quyết định phê duyệt phương án xử lý và tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản. Đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản mà nơi xử lý tài sản trên địa bàn không thuộc địa bàn cấp huyện nơi Sở Tư pháp, Sở Tài chính đóng trụ sở thì đại diện Phòng Tư pháp, Phòng Tài chính – Kế hoạch nơi xử lý tài sản tham gia Hội đồng đấu giá tài sản;
Đại diện Phòng Tư pháp và Phòng Tài chính – Kế hoạch nơi xử lý tài sản đối với tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản;
Đại diện của cơ quan, tổ chức có liên quan (nếu có).
Trình tự, thủ tục đấu giá tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản. Khi nộp số tiền thu được vào tài khoản tạm giữ, đơn vị chủ trì quản lý tài sản đồng thời nộp bản sao Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá cho chủ tài khoản tạm giữ quy định tại Điều 101 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Việc xuất hóa đơn bán tài sản thực hiện theo quy định về hóa đơn bán tài sản công.
Trường hợp đấu giá không thành thì sau 02 lần đấu giá không thành, đơn vị chủ trì quản lý tài sản rà soát nguyên nhân và đề xuất giải pháp, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản xem xét, quyết định. Trong đó, nếu xác định nguyên nhân không có người đăng ký tham gia đấu giá do giá khởi điểm cao, không còn phù hợp với giá trên thị trường thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản tổ chức xác định lại giá khởi điểm để làm cơ sở tổ chức đấu giá lại.
Trường hợp trong vòng 06 tháng kể từ ngày tổ chức đấu giá lần đầu (sau khi đã tổ chức đấu giá tối thiểu 02 lần) mà vẫn chưa bán được thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên (nếu có) để báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản xem xét, quyết định hủy phương án xử lý tài sản theo hình thức đấu giá tài sản và đề xuất lại phương án xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP. Điều 15. Bán tài sản theo hình thức chỉ định.
Thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
Đáng chú ý, nghị định mới cho phép áp dụng thêm các hình thức xử lý như cho thuê, sử dụng vào mục đích công ích, hoặc bắt buộc đấu giá đối với tài sản có giá trị lớn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và tránh lãng phí. Trình tự, thủ tục xử lý cũng được chuẩn hóa với các bước rõ ràng từ kiểm kê, lập hồ sơ đến tổ chức xử lý và báo cáo kết quả, đi kèm hệ thống biểu mẫu thống nhất trên toàn quốc. Ngoài ra, Nghị định 77 còn thiết lập cơ chế giám sát, kiểm tra và yêu cầu báo cáo định kỳ về tình hình xử lý tài sản, điều mà Nghị định 29 chưa đề cập rõ ràng. Những điểm đổi mới này cho thấy sự tiến bộ trong tư duy quản lý tài sản công, hướng tới minh bạch, hiệu quả và phù hợp hơn với thực tiễn.
Cụ thể, tại Điều 104 Nghị định 77/2025/NĐ-CP hướng dẫn xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân trước ngày 01/4/2025 như sau:
Đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quyết định của người có thẩm quyền theo quy định trước ngày 01/4/2025:
Trường hợp chưa được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản thì việc xử lý thực hiện theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này.
Trường hợp đã được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản nhưng chưa hoàn thành việc xử lý thì các công việc chưa thực hiện được thực hiện theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Đối với các trường hợp đã nộp số tiền thu được từ việc xử lý tài sản vào tài khoản tạm giữ theo quy định trước ngày 01/4/2025 nhưng chưa thực hiện việc thanh toán chi phí liên quan đến việc quản lý, xử lý tài sản thì trong vòng 30 ngày, kể từ ngày 01/4/2025, đơn vị chủ trì quản lý tài sản có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị thanh toán đến chủ tài khoản tạm giữ để chi trả chi phí xử lý tài sản hoặc có văn bản xác nhận không phát sinh chi phí. Người đứng đầu đơn vị chủ trì quản lý tài sản chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc chậm gửi hồ sơ, văn bản và tính chính xác của khoản chi đề nghị thanh toán. Quá thời hạn 30 ngày, kể từ ngày Nghị định 77/2025/NĐ-CP có hiệu lực thi hành mà chủ tài khoản tạm giữ không nhận được hồ sơ đề nghị thanh toán chi phí hoặc văn bản xác nhận không phát sinh chi phí của cơ quan được giao nhiệm vụ tổ chức bán, thanh lý tài sản thì chủ tài khoản tạm giữ nộp ngân sách trung ương (đối với tiền thu được từ xử lý tài sản do đơn vị chủ trì quản lý tài sản thuộc trung ương xử lý), ngân sách địa phương (đối với tiền thu được từ xử lý tài sản do đơn vị chủ trì quản lý tài sản thuộc địa phương xử lý) theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Trường hợp tài sản (không phải là tài sản kết cấu hạ tầng) đã được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý theo hình thức giao cho doanh nghiệp theo hình thức ghi tăng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành nhưng chưa làm thủ tục để thực hiện ghi tăng vốn Nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất hoặc lập phương án xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP, báo cáo cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Đối với tài sản là vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, ngoại tệ đã được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quyết định của người có thẩm quyền theo quy định trước ngày 01/4/2025 (tại các Nghị định 137/2006/NĐ-CP quy định việc phân cấp quản lý nhà nước đối với tài sản nhà nước, Nghị định 29/2014/NĐ-CP quy định về thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước, Nghị định 29/2018/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân):
Trường hợp đơn vị chủ trì quản lý tài sản đã bàn giao cho Kho bạc Nhà nước để bảo quản thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý bán, trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP và tổ chức thực hiện bán để nộp ngân sách nhà nước theo quy định.
Trường hợp đã được cơ quan, người có thẩm quyền quyết định phê duyệt phương án xử lý là giao cho Kho bạc Nhà nước để quản lý, xử lý theo quy định trước ngày 01/4/2025 thì Kho bạc Nhà nước có văn bản chuyển hồ sơ đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền đã phê duyệt phương án xử lý giao cho cơ quan, đơn vị trực thuộc lập phương án xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Việc bán đối với vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, ngoại tệ thực hiện theo quy định tại Điều 14, các khoản 2, 3 và 4 Điều 15, khoản 2, 3 và 4 Điều 16 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Đối với tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng, thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm đã có văn bản, Quyết định tịch thu hoặc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trước ngày 01/4/2025:
Đối với tài sản đang lưu giữ, bảo quản tại kho của cơ quan dự trữ nhà nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành thì cơ quan dự trữ nhà nước có trách nhiệm đề xuất phương án tiêu hủy tài sản, báo cáo Bộ Tài chính. Hồ sơ gồm:
Thông tin về tài sản (số lượng, chủng loại);
Thông tin về tình trạng pháp lý của tài sản;
Hình thức xử lý tài sản;
Cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp xử lý tài sản;
Chi phí xử lý tài sản;
Tổ chức thực hiện xử lý tài sản.
Các nội dung khác (nếu có).
Trên cơ sở hồ sơ quy định tại điểm a khoản này, Bộ Tài chính lập phương án tiêu hủy tài sản, lấy ý kiến Bộ Nông nghiệp và Môi trường và các bộ, cơ quan trung ương có liên quan.
Căn cứ ý kiến của các bộ quy định tại điểm b khoản này, Bộ Tài chính hoàn thiện phương án báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Trên cơ sở phương án được Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt, việc tổ chức tiêu hủy và chi phí xử lý được thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 92, Điều 93 Nghị định 77/2025/NĐ-CP. Việc tiêu hủy được thực hiện theo hình thức hủy đốt. Kinh phí thực hiện tiêu hủy được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước của cơ quan dự trữ nhà nước được giao tổ chức thực hiện tiêu hủy.
Đối với tài sản là bộ phận (mẫu vật) của động vật rừng, thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, đến thời điểm 01/4/2025 mà chưa bàn giao, tiếp nhận để lưu giữ, bảo quản tại kho của cơ quan dự trữ nhà nước thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý theo hình thức tiêu hủy quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định 77/2025/NĐ-CP hoặc đề xuất phương án giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, trưng bày, giáo dục pháp luật. Trường hợp đề xuất phương án tiêu hủy thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập hồ sơ báo cáo Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản gửi Bộ Tài chính để lập phương án xử lý và thực hiện theo quy định khoản 3 Điều 104 Nghị định 77/2025/NĐ-CP. Trường hợp đề xuất phương án giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 104 Nghị định 77/2025/NĐ-CP báo cáo Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Đối với tài sản được đầu tư theo phương thức đối tác công tư với loại Hợp đồng Xây dựng Chuyển giao (BT) trước ngày Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư có hiệu lực thi hành (ngày 01/01/2021) nhưng chưa thực hiện xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo quy định tại Nghị định 29/2018/NĐ-CP thì không phải làm thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân và xử lý tài sản theo quy định tại Nghị định 77/2025/NĐ-CP.
Trên đây là cập nhật mới nhất của Luật Việt An về Xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản theo quy định mới của Nghị định 77/2025/NĐ-CP. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!