Nghị định số 65/2023/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp

Nhằm nhanh chóng hướng dẫn thực thi các quy định mới về sở hữu công nghiệp trong Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/8/2023 theo thủ tục rút gọn và văn bản có hiệu lực ngay ngày ban hành. Nghị định 65/2023/NĐ-CP đã quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.  Nghị định đã có hiệu lực với nhiều cập nhật mới, quan trọng nhất là đã thay đổi hàng loạt các biểu mẫu liên quan đến bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam hiện nay.

Toàn văn Nghị định 65/2023/NĐ-CP

downlaw

Khái quát những điểm mới của Nghị định 65/2023/NĐ-CP

Nghị định 65/2023/NĐ-CP ra đời đã thay thế đồng thời các quy định về sở hữu công nghiệp trong các Nghị định cũ hướng dẫn thực thi quyền sở hữu công nghiệp đã tồn tại từ khi Luật Sở hữu trí tuệ 2005 ra đời, bao gồm:

  • Toàn bộ Nghị định 103/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp có hiệu lực ngày, đã được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 122/2010/NĐ-CP.
  • Một phần Nghị định 105/2006/NĐ-CP hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 119/2010/NĐ-CP, Nghị định 154/2018/NĐ-CP và Nghị định 17/2023/NĐ-CP.

Ngoài ra, một số nội dung về thủ tục xác lập bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trước đây được hướng dẫn trong Thông tư 01/2007/TT-BKHCN (được sửa đổi, bổ sung theo từng thời điểm) và toàn bộ nội dung của Thông tư 01/2008/TT-BKHCN liên quan đến quản lý Thẻ giám định viên sở hữu công nghiệp hiện nay cũng đã được tích hợp trong cùng một văn bản của Nghị định 65/2023/NĐ-CP để tạo tính thống nhất cao trong thực tiễn thi hành. Chính vì lý do đó, các quy định của Nghị định 65/2023/NĐ-CP được đánh giá là khá đồ sộ khi so sánh với Nghị định cũ trước kia.

Nội dung những điểm mới quan trọng của Nghị định 65/2023/NĐ-CP

Thủ tục xác lập bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Nghị định 65/2023/NĐ-CP đã thay thế toàn bộ các mẫu tờ khai đơn đăng ký sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp và chỉ dẫn địa lý. Đồng thời, hướng dẫn tờ khai trước đây được quy định trong Thông tư 01/2007/TT-BKHCN thì nay đã được tích hợp trong Phụ lục của Nghị định mới.

Việc quy định tập trung như hiện nay không chỉ tạo thuận lợi cho các chủ thể thực thi bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp trong thực tế mà còn giúp pháp luật đi vào thực tiễn một cách nhanh chóng, tránh lãng phí thời gian, công sức trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành và tinh gọn hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.

Thủ tục và phạm vi kiểm soát an ninh đối với sáng chế

Được quy định tại Điều 14 và Phụ lục VII của Nghị định, các quy định này đã cụ thể hoá các yêu cầu về kiểm soát an ninh đối với đăng ký nước ngoài một số đối tượng sở hữu công nghiệp đặc thù. Yêu cầu này mới được bổ sung tại Điều 89a Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 nhằm đáp ứng quy trình đặt ra cho một loại hình sáng chế mới được quy định liên quan đến bí mật nhà nước – sáng chế mật.

Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký xác lập quyền sở hữu công nghiệp

Nghị định mới quy định người nộp đơn có quyền yêu cầu sửa đổi thêm một số thông tin trong đơn như mã nước của người nộp đơn, địa chỉ tác giả (nếu có), sửa đổi đại diện sở hữu công nghiệp (theo quy định tại Điều 16.1(b) của Nghị định).

Tuy vậy, theo Điều 16 của Nghị định, cần lưu ý:

  • Người nộp đơn có thể thực hiện quyền yêu cầu sửa đổi trên bằng văn bản mà không cần nộp Tờ khai sửa đổi như trước kia chỉ khi thời điểm yêu cầu là trước khi đơn được chấp nhận hợp lệ hoặc bị từ chối chấp nhận hợp lệ hoặc sửa đổi, bổ sung đơn trên cơ sở thông báo của Cục Sở hữu trí tuệ.
  • Trong trường hợp người nộp đơn sửa đổi tên, quốc tịch tác giả, tên, địa chỉ tổ chức thì người nộp đơn phải nộp kèm tài liệu chứng minh. Các tài liệu này được quy định tương tự như trường hợp sửa đổi văn bằng bảo hộ sáng chế.
  • Trường hợp thay đổi đại diện, người nộp đơn phải nộp tuyên bố thay đổi đại diện.
  • Người nộp đơn phải nộp: (i) phí thẩm định yêu cầu sửa đổi, và (ii) phí ông bố thông tin sửa đổi, bổ sung theo quy định đối với từng trường hợp.

Tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Theo Điều 17 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP, người nộp đơn có quyền yêu cầu tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp trước khi có quyết định thẩm định hình thức hoặc thẩm định nội dung. Tuy vậy, việc tách đơn sang một hoặc nhiều đơn mới (đơn tách) chỉ được chấp nhận trong trường hợp:

  • Tách một hoặc một số giải pháp kỹ thuật trong đơn đăng ký sáng chế;
  • Tách một hoặc một số kiểu dáng công nghiệp trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp;
  • Tách một hoặc một phần danh mục hàng hoá, dịch vụ trong đơn đăng ký nhãn hiệu;

Khi thực hiện thủ tục tách đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, người nộp đơn phải nộp bản thuyết minh về đối tượng yêu cầu bảo hộ và nội dung thay đổi so với đơn ban đầu.

Rút đơn đăng ký sở hữu công nghiệp

Nghị định mới đã bổ sung quy định về việc Cục Sở hữu trí tuệ phải ban hành thông báo dự định từ chối chấp nhận rút đơn trong trường hợp yêu cầu rút đơn không đáp ứng điều kiện để người nộp đơn khắc phục tại Điều 17.2.

Quy định về hình thức văn bằng bảo hộ

Đồng thời với việc sửa đổi trong mẫu đơn đăng ký sở hữu công nghiệp Nghị định 65/2023/NĐ-CP đã bổ sung quy định về việc cấp Văn bằng bảo hộ độc quyền dưới dạng điện tử hoặc dạng giấy.

Đối với các đơn đăng ký xác lập quyền nộp từ ngày 23 tháng 08 năm 2023 (ngày có hiệu lực thi hành) thì phải áp dụng quy định của Nghị định này, theo đó Văn bằng bảo hộ độc quyền dạng giấy chỉ được cấp trong trường hợp người nộp đơn tích chọn yêu cầu đó trong Tờ khai đăng ký sáng chế theo mẫu mới (quy định tại Điều 29.1 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP).

Sửa đổi Bằng độc quyền sở hữu công nghiệp

Theo Điều 29.3 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP, bổ sung so với Điểm 20.1(b) của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN về các trường hợp yêu cầu sửa đổi văn bẳng bảo hộ thì yêu cầu sửa đổi mẫu nhãn hiệu trên Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cũng được chấp nhận nếu đáp ứng điều kiện: (i) chỉ loại bỏ các chi tiết nhỏ là yếu tố bị loại trừ (không bảo hộ riêng) và (ii) không làm thay đổi khả năng phân biệt của nhãn hiệu.

Trường hợp yêu cầu loại bỏ một hoặc một số đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp không còn được chấp nhận thu hẹp phạm vi bảo hộ.

Người yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ phải nộp phí thẩm định yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ, phí đăng bạ và phí công bố quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ.

Trường hợp đăng ký hợp đồng chuyển nhượng, chuyển quyền sử dụng, thủ cấp lại hoặc cấp phó bản Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được áp dụng tương tự như thủ tục cấp lại hoặc cấp phó bản văn bằng bảo hộ các đối tượng trên.

Bổ sung quy định về đăng ký quốc tế

Các thủ tục liên quan đến đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay có nguồn gốc Việt Nam và có chỉ định Việt Nam được quy định từ Điều 22 đến Điều 24 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP nhằm cụ thể hoá hiệu lực văn bằng bảo hộ trong trường hợp này quy định tại Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022.

Các yêu cầu đối với đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam đã được cấp số đăng ký quốc tế có thể được thực hiện trực tiếp với Văn phòng quốc tế hoặc thông qua Cục Sở hữu trí tuệ và quy định về các tài liệu phải nộp nếu lựa chọn nộp qua Cục Sở hữu trí tuệ cũng được tích hợp tại Điều 26.3 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP để cụ thể hoá quy định trên.

Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước PCT cũng được quy định riêng tại Mục 2 của Chương 1 (Xác lập quyền sở hữu công nghiệp), tiếp nối là quy định về đơn La Hay tại Mục 3 và đơn Madrid tại Mục 4. Việc tiếp nối quy định này giúp các chủ thể thực thi có thể dễ dàng theo dõi khi tra cứu quy định định pháp luật để áp dụng trong trường hợp muốn đăng ký bảo hộ tại nhiều nơi trên thế giới cùng một lúc với đơn đăng ký trong nước.

Các thủ tục liên quan đến sáng chế mật

Quy định về sáng chế mật là một khái niệm mới lần đầu tiên được ghi nhận tại Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022. Theo khoản 12a, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ mới được bổ sung thì sáng chế mật là sáng chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Với tính quan trọng của sáng chế mật và liên quan đến bí mật nhà nước, nên Luật Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2022 đã bổ sung quy định chi tiết về việc kiểm soát an ninh đối với sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký ở nước ngoài. Theo đó, sáng chế mật trước khi được nộp ra nước ngoài phải đáp ứng yêu cầu về kiểm soát an ninh, tức là phải thỏa mãn cùng lúc các yếu tố nghiêm ngặt theo quy định tại Điều 89a Luật Sở hữu trí tuệ sửa đôi 2022.

Tuy vậy, Luật chưa quy định cụ thể về đăng ký sáng chế mật. Khi Nghị định 65/2023/NĐ-CP ra đời, cơ chế đăng ký với loại sáng chế này mới được hoàn thiện để lấp đầy khoảng trống đó (xem thêm bài viết của Luật Việt An về Đăng ký sáng chế mật tại https://luatvietan.vn/dang-ky-sang-che-mat.html).

Các thủ tục liên quan đến sáng chế mật được quy định tại Điều 48 đến Điều 52 của Nghị định 65/2023/NĐ-CP. Theo đó, so với thủ tục đăng ký sáng chế thông thường, những điểm mới khác biệt của thủ tục đăng ký sáng chế mật gồm:

  • Hình thức đơn đăng ký: phải ở dạng giấy, không được nộp dưới dạng điện tử.
  • Tài liệu đi kèm: nhằm đáp ứng các yêu cầu về kiểm soát an ninh đối với sáng chế mật theo quy định.
  • Thời hạn thẩm định nội dung: không quá 18 tháng từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ hoặc từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung, tuỳ vào ngày nào đến trước.
  • Văn bản nêu ý kiến người thứ ba được nâng cao tầm quan trọng, Cục Sở hữu trí tuệ có thể phối hợp với Bộ Công an để xác minh tính mới của sáng chế và có thể đề nghị xác định người nộp đơn xác định lại sáng chế có thuộc diện bí mật nhà nước hay không (thời hạn phản hồi là 03 tháng).
  • Không áp dụng thủ tục khiếu nại theo Điều 119a Luật Sở hữu trí tuệ với đăng ký sáng chế mật.
  • Không công bố đơn đăng ký sáng chế mật trên Công báo.

Thủ tục đăng ký sáng chế mật tại nước ngoài và quản lý sử dụng loại sáng chế này trong thực tiễn cũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước chứ không được công khai như sáng chế thông thường.

Trên đây là một số điểm mới của Nghị định 65/2023/NĐ-CP thông tin đến Quý khách. Đại diện sở hữu công nghiệp – Công ty Luật Việt An sẵn sàng cung cấp các dịch vụ liên quan đến đăng ký sở hữu công nghiệp để hỗ trợ Quý khách, vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title