Phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu trong một số trường hợp đặc biệt

Theo Quy chế thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu do Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ban hành hướng dẫn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam đã quy định một số trường hợp đặc thù khi phân nhóm đăng ký nhãn hiệu như sau:

Về phân nhóm nhãn hiệu cho danh mục nhóm 40 của Bảng phân loại Ni xơ

Đơn đăng ký nhãn hiệu cho danh mục nhóm 40, trong một số trường hợp cần yêu cầu chuyển sang đăng ký nhóm sản phẩm tương ứng:

  • Chấp thuận đăng ký nhóm 40: Gia công bia; xử lý vật liệu…
  • Trường hợp nhóm 40: chế biến, chế tác, sản xuất, lắp ráp cần chuyển sang nhóm sản phẩm tương ứng.
  • Nếu danh mục ban đầu đã có (các) nhóm sản phẩm tương ứng với kết quả thực hiện phần dịch vụ nhóm 40 thì cần yêu cầu loại bỏ dịch vụ trên ra ngoài danh mục nhóm 40.
  • Nếu danh mục ban đầu không có thiếu sót về phân nhóm (đối với nhóm 40) thì không yêu cầu bổ sung lệ phí phân nhóm sai/lệ phí thay đổi hạng mục của Tờ khai đơn.
  • Nhãn hiệu yêu cầu đăng ký cho nhóm dịch vụ, nghĩa là nó không được sử dụng như nhãn hiệu cho sản phẩm (kể cả khi yêu cầu đăng ký cho nhóm 35: dịch vụ mua bán mặt hàng cụ thể, nó không được dùng trên bao gói mà họ đóng khi bán hàng như một nhãn hiệu dùng cho sản phẩm).
  • Nhãn hiệu dùng cho dịch vụ nhóm 40 – ví dụ, gia công quần áo sẽ không được gắn lên quần áo đã may gia công mà được dùng cho các giấy tờ giao dịch của chủ nhãn hiệu (dịch vụ), trên biển hiệu …

Về phân nhóm nhãn hiệu cho danh mục nhóm 35 của Bảng phân loại Ni xơ

  • Dịch vụ thuộc nhóm 35: “mua bán …” được hiểu là dịch vụ do cá nhân hoặc tổ chức thể hiện việc bán hàng nhiều chủng loại sản phẩm hoặc bán một/một số sản phẩm chuyên biệt. Trong trường hợp này, chủ sở hữu có quyền sử dụng nhãn hiệu để giới thiệu, quảng cáo dịch vụ của mình (gồm sử dụng nhãn hiệu trên bảng hiệu, giấy tờ giao dịch, trong quảng cáo hoặc trên túi đựng sản phẩm được mua bán …) mà không bao gồm việc sử dụng nhãn hiệu đó như một nhãn hiệu riêng của sản phẩm. Ví dụ: BIG C là nhãn hiệu dịch vụ thực hiện việc bán hàng cho quần áo (sản phẩm mang nhãn hiệu Nike) hoặc máy điện thoại (sản phẩm mang nhãn hiệu Samsung).
  • Danh mục có cụm từ “Sản phẩm bằng các vật liệu này không thuộc các nhóm khác”; “sản phẩm làm bằng các vật liệu thuộc nhóm này”: cần liệt kê cụ thể để xác định phí/lệ phí.
  • Chủ đơn có thể uỷ quyền cho một cá nhân (không có thẻ người Đại diện SHCN và không thuộc Tổ chức Đại diện SHCN) nộp đơn yêu cầu đăng ký nhãn hiệu nếu trong Uỷ quyền kèm theo thể hiện rõ vấn đề thực hiện việc uỷ quyền nêu trên không nhằm mục đích lợi nhuận.
  • Mẫu nhãn hiệu chỉ gồm thành phần địa danh (hoặc chứa thành phần địa danh mà phần còn lại không có khả năng tự phân biệt để làm nhãn hiệu) không được bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường cần được xử lý trong giai đoạn thẩm định hình thức: thông báo cho chủ đơn việc không tương thích, có thể kèm gợi ý về việc chuyển đổi loại hình nhãn hiệu yêu cầu đăng ký (nếu đơn đáp ứng yêu cầu về chủ thể quyền tương ứng).
  • Mẫu nhãn hiệu chứa thành phần địa danh và phần còn lại có khả năng tự phân biệt để làm nhãn hiệu, không được bảo hộ làm nhãn hiệu thông thường cần được xử lý trong giai đoạn thẩm định hình thức: thông báo cho chủ đơn việc không tương thích, có thể kèm gợi ý về việc chuyển đổi loại hình nhãn hiệu yêu cầu đăng ký (nếu đơn đáp ứng yêu cầu về chủ thể quyền tương ứng) hoặc loại bỏ thành phần địa danh.
  • Mẫu nhãn hiệu chứa thành phần như: “sản xuất theo công nghệ Đức” được dùng cho danh mục sản phẩm/dịch vụ không hạn chế tương ứng: “ISO 9001”. Cần yêu cầu bổ sung tài liệu chứng minh quyền được mang cụm từ trên và cần giới hạn danh mục sản phẩm/dịch vụ phù hợp với nội dung tương ứng của mẫu nhãn hiệu hoặc loại bỏ các thành phần nêu trên ra khỏi mẫu nhãn hiệu.

Thực phẩm chức năng được xếp vào nhóm 5

  • Không chấp thuận cụm từ: “thực phẩm chức năng không dùng cho mục đích y tế” và xếp vào nhóm 29, 30 mà cần xếp vào nhóm 5.
  • Không chấp thuận thuật ngữ quá rộng để chỉ sản phẩm, dịch vụ và tiếp theo hạn chế bằng cụm từ “thuộc nhóm này”.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn phân nhóm đăng ký nhãn hiệu, đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam và đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO