Quy định hỏi bên khởi kiện, bên bị kiện, người quyền lợi nghĩa vụ liên quan tại phiên tòa hành chính
Khi tranh tụng tại phiên tòa hành chính thì thứ tự hỏi được quy định tại Điều 177: Thứ tự và nguyên tắc hỏi tại phiên tòa – Luật tố tụng hành chính 2015, khi hỏi các đương sự người tham gia tố tụng phải đặt câu hỏi tuân thủ theo đúng nguyên tắc, quy định tại phiên tòa theo Điều 178 của Luật này.
Những câu hỏi đặt ra sau khi đã được nghe người đương sự trình bày quan điểm của mình, lời khai của họ trước đó. Dựa trên cơ sở của lời khai và quan điểm được trình bày của mỗi đương sự, người tham gia tố tụng đưa ra những câu hỏi liên quan đến nội dung vụ kiện mà người đặt câu hỏi thấy chưa rõ về nội dung và câu hỏi đặt ra nhằm làm rõ nội dung lời khai và phần trình bày của đương sự và người bảo về quyền lợi ích hợp pháp của đương sự.
Trong quá trình trình bày quan điểm của đương sự, người tham gia tố tụng chưa hiểu rõ quan điểm của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đương sự. Do vậy những câu hỏi cho đương sự bị hỏi sẽ làm sáng tỏ các quan điểm chưa được rõ khi các đương sự đó đã trình bày và khai trước phiên hỏi.
Khi thực hiện lời khai và trình bày quan điểm có những nội dung giữa lời khai và nội dung trình bày có sự mâu thuẫn về nội dung. Do vậy người tham gia tố tụng có thể đặt ra những câu hỏi cho đương sự có thể làm rõ những quan điểm của người tham gia tố tụng cho rằng những điểm mâu thuẫn giữa lời khai và nội dung trình bày.
Điều 178. Hỏi người khởi kiện
1. Trường hợp có nhiều người khởi kiện thì phải hỏi riêng từng người một.
2. Chỉ hỏi người khởi kiện về vấn đề mà người khởi kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
3. Người khởi kiện có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện trả lời thay cho người khởi kiện và sau đó người khởi kiện trả lời bổ sung.
Điều 179. Hỏi người bị kiện
1. Trường hợp có nhiều người bị kiện thì phải hỏi riêng từng người một.
2. Chỉ hỏi người bị kiện về vấn đề mà người bị kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của người khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
3. Người bị kiện có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện trả lời thay cho người bị kiện và sau đó người bị kiện trả lời bổ sung.
Điều 180. Hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
1. Trường hợp có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì phải hỏi riêng từng người một.
2. Chỉ hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan về vấn đề mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày chưa rõ, có mâu thuẫn với nhau hoặc mâu thuẫn với lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của người khởi kiện, người bị kiện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những người này.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể tự mình trả lời hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trả lời thay cho họ và sau đó người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trả lời bổ sung.
Điều 181. Hỏi người làm chứng
1. Trường hợp có nhiều người làm chứng thì phải hỏi riêng từng người một.
2. Trước khi hỏi người làm chứng, Chủ tọa phiên tòa phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với các đương sự trong vụ án; nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì Chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu cha, mẹ, người giám hộ hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.
3. Chủ tọa phiên tòa yêu cầu người làm chứng trình bày rõ tình tiết của vụ án mà họ biết. Sau khi người làm chứng trình bày xong thì chỉ hỏi thêm người làm chứng về vấn đề mà họ trình bày chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn với nhau, mâu thuẫn với những lời khai của họ trước đó, mâu thuẫn với lời trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
4. Sau khi trình bày xong, người làm chứng ở lại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.
5. Trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xét xử quyết định không tiết lộ những thông tin về nhân thân của người làm chứng và không để những người trong phiên tòa nhìn thấy họ.
6. Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hỏi người làm chứng sau khi được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa.
Trên cơ sở quy định của điều này ( Điều 178, 179, 180), khi đặt câu hỏi với bên đương sự thì người tham gia tố tụng phải tuân thủ theo đúng nội quy phiên tòa và chủ tọa phiện tòa. Đặt câu hỏi đúng trọng tâm và nêu được lý do cần hỏi, không đặt những câu hỏi với nội dung trùng lặp và các vấn đề không liên quan đến nội dung vụ việc. Khi hỏi phải được cho phép của chủ tọa phiên tòa trước khi đặt câu hỏi. Người tham gia tố tụng có thể hỏi đương sự, cũng có thể hỏi người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Do vậy tư vấn pháp luật tố tụng hành chính – Công ty luật, sở hữu trí tuệ Việt An đưa ra hướng giải quyết các vụ án hành chính trên cơ sở sự thật khách quan và quy định của pháp luật.