Quy định mới về tổ chức, hoạt động, quản lý hội theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 126/2024/NĐ-CP nhằm quy định về việc thành lập hội. Nghị định này thay thế Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và sẽ có hiệu lực chính thức từ ngày 26/11/2024. Sau đây, Luật Việt An sẽ phân tích một số nội dung đáng chú ý trong quy định mới về tổ chức, hoạt động, quản lý hội theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP.

Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của Nghị định 126/2024/NĐ-CP

Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước đối với hội được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.

Hội là tổ chức tự nguyện của tổ chức, công dân Việt Nam cùng lĩnh vực, ngành nghề, cùng sở thích, cùng giới, có chung mục đích tập hợp, đoàn kết hội viên, hoạt động thường xuyên, không vì mục tiêu lợi nhuận nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội, hội viên, của cộng đồng; hỗ trợ nhau hoạt động có hiệu quả, góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, được tổ chức và hoạt động theo Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

Theo đó, đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm: Tổ chức, công dân Việt Nam có liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động và quản lý nhà nước về hội. Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về tổ chức, hoạt động của hội khác với Nghị định này thì áp dụng quy định của pháp luật chuyên ngành đó.

Nghị định này không áp dụng với các tổ chức:

  • Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam;
  • Các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng;
  • Tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động.

Như vậy đối tượng áp dụng của Nghị định này chủ yếu là các hội do tổ chức, cá nhân tự thành lập, không phải là các hội của các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập.

Lưu ý 07 điều kiện mới cần đáp ứng khi thành lập hội

Một trong những điểm mới đáng chú ý của Nghị định 126/2024/NĐ-CP là quy định cụ thể về điều kiện thành lập hội. Các tổ chức, công dân Việt Nam muốn thành lập hội phải tuân thủ những tiêu chuẩn và yêu cầu nhất định.

Lưu ý 07 điều kiện mới cần đáp ứng khi thành lập hội

Theo Điều 10 Nghị định 126/2024/NĐ-CP, việc thành lập hội tại Việt Nam cần phải đáp ứng 07 điều kiện cụ thể để đảm bảo tính hợp pháp và hiệu quả trong hoạt động. Cụ thể:

  • Tên gọi: đảm bảo các điều kiện như: viết bằng tiếng Việt hoặc phiên âm theo tiếng Việt; phù hợp với tôn chỉ, mục đích, phạm vi, lĩnh vực hoạt động chính của hội; không vi phạm đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục;…
  • Lĩnh vực hoạt động chính: Không trùng lặp với lĩnh vực hoạt động chính của hội đã được thành lập hợp pháp trước đó trong cùng phạm vi hoạt động.
  • Có tôn chỉ, mục đích, lĩnh vực hoạt động phù hợp quy định pháp luật.
  • Có điều lệ
  • Có trụ sở.
  • Có đủ số lượng tổ chức, công dân Việt Nam đăng ký tham gia thành lập hội, trừ trường hợp luật, pháp lệnh có quy định khác
  • Có tài sản để đảm bảo hoạt động của hội.

Lưu ý về số lượng thành viên của hội:

  • Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh: Có ít nhất 100 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.
  • Hội hoạt động trong phạm vi tỉnh: Có ít nhất 50 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp huyện trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.
  • Hội hoạt động trong phạm vi huyện: có ít nhất 20 tổ chức, công dân tại hai đơn vị hành chính cấp xã trở lên có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.
  • Hội hoạt động trong phạm vi xã: Có ít nhất 10 tổ chức, công dân tại đơn vị hành chính cấp xã có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hội.
  • Hiệp hội của các tổ chức kinh tế hoạt động trong phạm vi toàn quốc: có hội viên là đại diện các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân của Việt Nam, có ít nhất 11 đại diện pháp nhân ở nhiều tỉnh; hiệp hội hoạt động trong phạm vi tỉnh có ít nhất 5 đại diện pháp nhân trong tỉnh cùng ngành nghề hoặc cùng lĩnh vực hoạt động có đủ điều kiện, tự nguyện, có đơn đăng ký tham gia thành lập hiệp hội.

Như vậy, quy định mới đã xác định rõ số lượng tổ chức, công dân Việt Nam tham gia hoạt động hội trong phạm vi các đơn vị phải tại hai đơn vị hành chính tương đương trở lên (trước đây chỉ quy định ở nhiều đơn vị hành chính). Đồng thời cũng đã bổ sung điều kiện về có tài sản để đảm bảo hoạt động của hội khi thành lập hội. Quy định mới này giúp hội không chỉ đảm bảo khả năng tài chính để duy trì hoạt động của hội, mà còn có một nền tảng thành viên đủ lớn để đảm bảo hoạt động hiệu quả và bền vững, góp phần vào sự phát triển của cộng đồng và xã hội.

Phải thành lập ban vận động thành lập hội

Một trong những yêu cầu quan trọng khi thành lập hội theo Nghị định mới là việc thành lập ban vận động thành lập hội. Điều 11 Nghị định 126/2024/NĐ-CP nêu rõ tổ chức, công dân Việt Nam có nhu cầu thành lập hội phải thành lập ban vận động thành lập hội (trong đó dự kiến trưởng ban, phó trưởng ban và các uỷ viên) theo quy định và đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận ban vận động thành lập hội.

Nếu như trước đây Nghị định 45/2010/NĐ-CP chỉ quy định số thành viên ban vận động thành lập hội, thì Nghị định 126/2024/NĐ-CP đã quy định mới xác định rõ những điều kiện mà thành viên ban vận động thành lập hội phải đảm bảo. Cụ thể:

Đối với tổ chức:

  • Được thành lập hợp pháp, có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; có đơn tham gia ban vận động thành lập hội;
  • Có nghị quyết của tập thể lãnh đạo hoặc quyết định của người đứng đầu có thẩm quyền về việc tham gia ban vận động thành lập hội và cử người đại diện tham gia thành viên ban vận động thành lập hội.
  • Người được cử làm đại diện là công dân Việt Nam, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đảm bảo sức khỏe và không có án tích;

Đối với công dân: có đơn tham gia ban vận động thành lập hội, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đảm bảo sức khỏe và không có án tích.

Ban vận động đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng kế hoạch, phương hướng hoạt động ban đầu của hội, đồng thời là cầu nối giữa các thành viên sáng lập và cơ quan quản lý nhà nước. Quy định này giúp đảm bảo hội được thành lập trên cơ sở tổ chức và hoạt động minh bạch, có định hướng rõ ràng ngay từ khi còn là ý tưởng.

Thẩm quyền phê duyệt điều lệ và quản lý hội

Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP cũng quy định rõ ràng về thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc phê duyệt điều lệ và quản lý hoạt động của các hội. Cụ thể:

  • Thủ tướng Chính phủ là người có thẩm quyền phê duyệt điều lệ đối với các hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc có đảng đoàn.
  • Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm cho phép thành lập, chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể và phê duyệt điều lệ đối với các hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh.
  • Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện có thẩm quyền tương tự đối với các hội hoạt động trong phạm vi tỉnh và huyện.

Như vậy, nếu như trước đây, pháp luật chỉ quy định thẩm quyền đối với Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện thì quy định mới đã bổ sung thêm thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ đối với hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc có đảng đoàn.

Việc phân quyền này nhằm đảm bảo sự giám sát và quản lý chặt chẽ từ các cấp chính quyền, tăng cường quản lý hành chính nhà nước, tạo điều kiện cho các hội hoạt động một cách đúng pháp luật và hiệu quả.

Quy định mới về tổ chức của hội

Cơ cấu tổ chức của hội được quy định tại Điều 18 Nghị định 126/2024/NĐ-CP bao gồm:

  • Đại hội.
  • Ban chấp hành hội.
  • Ban thường vụ hội.
  • Ban kiểm tra hội.
  • Các tổ chức thuộc hội

Như vậy nếu như trước đây Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về ban lãnh đạo hội thì quy định mới này đã tách ban lãnh đạo hội bao gồm: Ban chấp hành hội và ban thường vụ hội.

Ngoài ra, Điều 19 Nghị định 126/2024/NĐ-CP cũng bổ sung quy định về nghĩa vụ báo cáo tổ chức đại hội. Cụ thể:

  • Trước khi tổ chức đại hội 45 ngày làm việc (đối với đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường) hoặc 15 ngày làm việc (đối với đại hội thành lập), ban chấp hành hội hoặc ban vận động thành lập hội gửi 01 bộ hồ sơ báo cáo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Quy định về hồ sơ hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ, hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội bất thường, hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội thành lập.

Bổ sung nội dung quyền của hội

Nghị định 126/2024/NĐ-CP dành Chương IV để quy định quyền và nghĩa vụ của hội. Theo đó, một số nội dung đáng chú ý về quyền của hội được bổ sung như sau:

  • Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh được đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở của hội và có thể đặt văn phòng đại diện tại nước ngoài.
  • Hội hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật sau khi có ý kiến thống nhất của cấp có thẩm quyền và các cơ quan quản lý nhà nước khác có liên quan về việc gia nhập tổ chức quốc tế tương ứng, ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
  • Được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ do Đảng, Nhà nước giao (nếu có).
  • Hòa giải tranh chấp, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hội.

Quy định mới này mới giúp mở rộng phạm vi hoạt động của hội không chỉ trong địa bàn một huyện, một tỉnh mà còn trong phạm vi liên tỉnh, toàn quốc hoặc mở rộng ra nước ngoài. Điều này không chỉ nhằm tạo điều kiện phát triển các hoạt động của hội mà còn tăng cường hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế của hội.

Với sự ra đời của Nghị định 126/2024/NĐ-CP, Chính phủ đã tạo ra một khung pháp lý đồng bộ và hiệu quả cho các hội đoàn tại Việt Nam. Nghị định không chỉ tạo điều kiện cho các tổ chức hội đoàn hoạt động theo đúng pháp luật, mà còn tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước đối với các tổ chức này, đồng thời tạo ra cơ hội phát triển mới cho các hội đoàn trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.

Trên đây là một số nội dung đáng chú ý tạị quy định mới về tổ chức, hoạt động, quản lý hội theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn, hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO