Thức ăn chăn nuôi có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của ngành chăn nuôi. Đó là những sản phẩm mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến, bảo quản, bao gồm thức ăn dinh dưỡng và thức ăn chức năng ở các dạng: Nguyên liệu, thức ăn đơn; thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung, phụ gia thức ăn nhằm tạo thức ăn tự nhiên, ổn định môi trường nuôi, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn. Thị trường thức ăn chăn nuôi khá đa dạng với nhiều loại sản phẩm khác nhau do các công ty trong và ngoài nước sản xuất. Và thành lập công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi được thực hiện như sau:
Về tên công ty: Gồm hai thành tố Loại hình doanh nghiệp ( Công ty TNHH/Công ty CP…) + Tên riêng
Doanh nghiệp lưu ý nên tra cứu tên doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để tránh trường hợp trùng hoặc nhầm lẫn với những doanh nghiệp đã đăng ký trước.
Về địa chỉ trụ sở chính: Không được đặt tại chung cư và nhà tập thể
Về mức vốn điều lệ: Không quy định mức vốn tối thiểu và tối đa nên doanh nghiệp lựa chọn một mức vốn hợp lý phù hợp với quy mô kinh doanh, không nên để quá cao vì nếu không góp đủ vốn trong thời hạn luật định là 90 ngày, doanhn nghiệp phải tiến hành giảm vốn. Hoặc nếu trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp muốn giảm vốn cũng rất khó khăn với điều kiện doanh nghiệp cần hoạt động liên tục trong hơn 2 năm và kèm theo các điều kiện khác mới thực hiện được giảm vốn.
Về ngành nghề kinh doanh: Với lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi thì doanh nghiệp có thể tham khảo những mã ngành sau:
STT
Tên ngành
Mã ngành
1
Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống
Chi tiết: Bán buôn thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn cho gia súc, gia cầm và thuỷ sản
4620
2
Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và thuỷ sản
1080
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ và nộp với Sở kế hoạch đầu tư
Hồ sơ gồm:
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
Điều lệ công ty;
Danh sách thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần);
Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực sau:
Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền tương ứng đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là tổ chức;
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Giấy uỷ quyền cho Luật Việt An thực hiện thủ tục.
Thời gian thực hiện: 06-08 ngày làm việc
Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
Bước 4: Khắc dấu và nộp hồ sơ thông báo sử dụng mẫu con dấu của doanh nghiệp
Khi đi vào hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi như sau:
Cơ sở pháp lý: Nghị định 39/2017/NĐ-CP về quản lý thức ăn chăn nuôi, thủy sản
Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau:
Địa điểm sản xuất, gia công phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi những yếu tố như chất thải, hóa chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài.
Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường.
Yêu cầu về nhà xưởng, trang thiết bị:
Khu vực sản xuất được thiết kế và bố trí thiết bị theo quy tắc một chiều, có sự cách biệt giữa nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra để tránh lây nhiễm chéo.
Có dây chuyền sản xuất phù hợp với từng loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; có kệ (pallet) để nguyên liệu và sản phẩm thành phẩm (trừ trường hợp nền kho, xưởng đã có giải pháp kỹ thuật đảm bảo thông thoáng, chống ẩm).
Có kho bảo quản các loại nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản cần chế độ bảo quản riêng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
Đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh phải có nơi pha trộn riêng, đảm bảo không phát tán nhiễm chéo ra bên ngoài.
Có thiết bị, dụng cụ đo lường để giám sát chất lượng, đảm bảo độ chính xác theo quy định của pháp luật về đo lường.
Có giải pháp về thiết bị, dụng cụ (quạt, sàng, nam châm…) để kiểm soát các tạp chất (cát sạn, kim loại) ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu đầu vào.
Có giải pháp phòng, chống cháy nổ theo quy định của pháp luật và phòng, chống chuột, chim, động vật gây hại khác.
Có thiết bị hút bụi, xử lý chất thải phù hợp để tránh nhiễm bẩn cho sản phẩm và đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định.
Người phụ trách kỹ thuật có trình độ từ đại học trở lên về một trong các chuyên ngành chăn nuôi, chăn nuôi – thú y, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học (đối với thức ăn chăn nuôi) hoặc chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, sinh học, công nghệ thực phẩm (đối với thức ăn thủy sản).
Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn chăn nuôi, thủy sản trong quá trình sản xuất, gia công.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật chi tiết và cụ thể các quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với các tiêu chí nêu trên.
Công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi
Căn cứ pháp lý: Thông tư 27/2016/TT-BNNPTNT Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
Áp dụng với các loại thức ăn chăn nuôi: Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh; Thức ăn đậm đặc; Thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt
Phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ tất cả các chỉ tiêu yêu cầu về kỹ thuật đã được quy định rõ trong QCVN 01-183:2016/BNNPTNT. Sau đó đơn vị sẽ tiến hành lấy mẫu Đánh giá theo phương thức 5 hoặc phương thức 7 quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT và sau đó phải làm thủ tục công bố hợp quy tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương nơi tổ chức, cá nhân đăng ký hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định.