Trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển mạnh mẽ của ngành logistics, việc tối ưu hóa chuỗi cung ứng và giảm thiểu chi phí vận tải đang trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Nhiều doanh nghiệp lựa chọn phương án thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ (Kho CFS) để hỗ trợ tối ưu hóa nguồn lực và tuân thủ quy trình kiểm soát hải quan một cách hiệu quả. Việc thành lập một địa điểm thu gom hàng lẻ (Kho CFS) không chỉ đòi hỏi doanh nghiệp phải đảm bảo cơ sở hạ tầng, nhân lực, công nghệ phù hợp, mà còn phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý hiện hành liên quan đến thương mại, hải quan và an toàn hàng hóa. Bài viết dưới đây của Luật Việt An sẽ cung cấp các căn cứ pháp lý hiện hành, điều kiện cần thiết, thủ tục đăng ký khi doanh nghiệp có mong muốn thành lập kho CFS.
Khái niệm địa điểm thu gom hàng bán lẻ (Kho CFS)
Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 68/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện kinh doanh hàng miễn thuế, kho bãi, địa điểm làm thủ tục hải quan, tập kết, kiểm tra, giám sát hải quan thì:
Địa điểm thu gom hàng lẻ gọi tắt là kho CFS (Container Freight Station), là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia tách, đóng gói, sắp xếp, đóng ghép và dịch vụ chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của nhiều chủ hàng vận chuyển chung công-te-nơ.
Điều kiện công nhận địa điểm thu gom hàng lẻ
Cơ sở pháp lý: Điều 19 Nghị định 68/2016/NĐ-CP
Phải nằm trong khu vực quy định đủ điều kiện thành lập Kho CFS;
Địa điểm thu gom hàng lẻ có diện tích kho tối thiểu 1.000 m2 không bao gồm bãi và các công trình phụ trợ, phải có hàng rào ngăn cách với khu vực xung quanh;
Đảm bảo điều kiện làm việc cho cơ quan hải quan như nơi làm việc, nơi kiểm tra hàng hóa, nơi lắp đặt trang thiết bị kiểm tra hải quan, kho chứa tang vật vi phạm theo quy định của Bộ Tài chính.
Có phần mềm đáp ứng các tiêu chí:
Quản lý hàng hóa nhập, xuất, lưu giữ, tồn trong địa điểm thu gom hàng lẻ theo từng mặt hàng, đối tượng mua hàng, tờ khai hải quan;
Đáp ứng yêu cầu sao lưu, kết xuất dữ liệu để phục vụ công tác báo cáo, thống kê, lưu trữ và được nối mạng trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.
Có hệ thống ca-mê-ra đáp ứng các tiêu chí sau:
Quan sát được các vị trí trong địa điểm thu gom hàng lẻ. Hình ảnh quan sát được vào tất cả các thời điểm trong ngày (24/24 giờ);
Dữ liệu về hình ảnh ca-mê-ra được lưu giữ tối thiểu 12 tháng;
Hệ thống ca-mê-ra được kết nối trực tiếp với cơ quan hải quan quản lý.
Đối với địa điểm thu gom hàng lẻ nằm trong khu vực cảng biển, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được công nhận trong nội địa, doanh nghiệp không phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định tại Nghị định này. Trước khi đưa vào hoạt động, doanh nghiệp phải thông báo cho Chi cục Hải quan quản lý cảng biển; cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa.
Điều kiện pháp lý để thành lập Kho CFS
Kho, địa điểm thu gom hàng lẻ được thành lập tại địa bàn nơi có các khu vực sau đây:
Cảng biển, cảng hàng không dân dụng quốc, cảng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa được thành lập trong nội địa, cửa khẩu đường bộ, ga đường sắt liên vận quốc tế
Khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu phi thuế quan và các khu vực theo quy định của pháp luật.
Kho có diện tích tối thiểu theo yêu cầu của Tổng cục Hải quan (thường từ 1.000m² trở lên)
Vị trí gần cảng biển, khu công nghiệp, dễ dàng kết nối giao thông
Hệ thống quản lý, camera giám sát 24/7, phần mềm kiểm soát hàng hóa
Hệ thống phòng cháy chữa cháy đạt chuẩn
Hồ sơ đăng ký kho CFS gồm:
Đơn đề nghị công nhận kho CFS (Mẫu số 01 Nghị định 68/2016/NĐ-CP: 01 bản chính
Giấy phép đăng ký kinh doanh (mã ngành logistics, vận tải, kho bãi…): 01 bản sao
Sơ đồ thiết kế chi tiết mặt bằng kho (3D hoặc bản vẽ kỹ thuật): 01 bản sao
Tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất: 01 bản sao
Tài liệu mô tả chương trình phần mềm quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ: 01 bản chính
Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy và chữa cháy do cơ quan công an cấp: 01 bản chính
Quy chế hoạt động: 01 bản chính
Nơi nộp: Cục Hải quan địa phương. Sau khi thẩm định thực tế sẽ chuyển hồ sơ về Tổng cục Hải quan để ra quyết định.
Thời gian xét duyệt: 30-60 ngày làm việc
Trình tự công nhận:
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị công nhận gửi qua đường bưu điện, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống tiếp nhận thông tin điện tử của cơ quan hải quan đến Tổng cục Hải quan.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi. Kết thúc kiểm tra, cơ quan hải quan và doanh nghiệp ký biên bản ghi nhận nội dung kiểm tra.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ, thực tế kho, bãi, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định công nhận kho ngoại quan hoặc có văn bản trả lời doanh nghiệp nếu chưa đáp ứng điều kiện theo quy định.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ của doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan có văn bản thông báo và yêu cầu doanh nghiệp bổ sung hồ sơ. Quá 30 ngày làm việc kể từ ngày gửi thông báo nhưng doanh nghiệp không có phản hồi bằng văn bản, Tổng cục Hải quan có quyền hủy hồ sơ.
Bước 3: Hoàn tất các nghĩa vụ pháp lý khác
Đăng ký mã số thuế, khai thuế ban đầu
Mở tài khoản ngân hàng và thông báo cho Sở KH&ĐT
Treo biển hiệu, khắc dấu và công bố mẫu dấu
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ (Kho CFS)
Định kỳ 03 tháng một lần, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan đang quản lý địa điểm thu gom hàng lẻ về hiện trạng hàng hóa và tình hình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ.
Doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê, trang bị phương tiện, thiết bị kỹ thuật quản lý hàng hóa bằng phương thức điện tử và nối mạng với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định.
Doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ có trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật về hoạt động của kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.
Quyền và nghĩa vụ được quy định cụ thể tại Điều 63 Luật Hải quan 2014
Như vậy, việc thành lập và vận hành một địa điểm thu gom hàng lẻ (kho CFS) không chỉ mang lại lợi ích đáng kể về mặt logistics và chi phí vận tải, mà còn là một bước đi chiến lược trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Để đảm bảo mô hình Kho CFS được vận hành hiệu quả, minh bạch và đúng pháp luật, doanh nghiệp nên chủ động chuẩn bị hồ sơ pháp lý đầy đủ, xây dựng hệ thống quản lý chuyên nghiệp, đồng thời duy trì sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong quá trình hoạt động.
Nếu quý khách hàng có bất cứ thắc mắc hay vấn đề pháp lý hoặc có nhu cầu thành lập địa điểm thu gom hàng lẻ (kho CFS) hãy liên hệ với chúng tôi – Luật Việt An để được hỗ trợ, tư vấn kịp thời và cung cấp dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả nhất.