Trường mầm non dân lập là trường mầm non do cộng đồng dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, đảm bảo kinh phí hoạt động và được chính quyền địa phương hỗ trợ. Để mở trường mầm non tư dân lập, ngoài việc đăng ký kinh doanh với ngành nghề “Giáo dục mầm non” tại Phòng đăng ký kinh doanh, Sở kế hoạch và đầu tư, chủ sở hữu trường mầm non dân lập cần phải chú ý đến những điều kiện để được cấp phép thành lập trường mầm non dân lập theo quy định của Thông tư 21/2012/TT-BGDĐT ban hành ngày 15/06/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 02/08/2012.
[panel style=”panel-info”][panel-header]Điều kiện thành lập trường mầm non dân lập:[/panel-header] [panel-content]
Có Đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường;
Có khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của nhà trường, nhà trẻ dân lập.
Nhà trường, nhà trẻ dân lập được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau:
Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non (cụ thể: Giáo viên, nhân viên của nhà trường, nhà trẻ dân lập phải có đủ các tiêu chuẩn về phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và sức khỏe quy định tại Luật Giáo dục và Điều lệ trường mầm non;
Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về chủng loại, số lượng, đáp ứng yêu cầu duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể:
A – Nhà trường, nhà trẻ dân lập phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại mục 1, Chương 4, Điều lệ trường mầm non và các yêu cầu cụ thể dưới đây:
Nhà trường, nhà trẻ được đặt tại khu dân cư phù hợp quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường, lớp; bảo đảm các quy định về an toàn và vệ sinh trường học;
Khuôn viên của nhà trường, nhà trẻ phải có tường bao ngăn cách với bên ngoài, có cổng bảo đảm an toàn cho trẻ em.
Tên nhà trường, nhà trẻ; biển tên nhà trường, nhà trẻ dân lập thực hiện theo qui định tại Điều 7 Điều lệ trường mầm non.
B- Yêu cầu chung về các công trình xây dựng:
Các công trình phải bảo đảm đúng quy cách theo tiêu chuẩn quy định và quy định về vệ sinh trường học hiện hành; xây dựng khối nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập với khối phục vụ;
Bố trí công trình cần đảm bảo an toàn, đáp ứng yêu cầu nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục theo độ tuổi; có lối thoát hiểm và trang bị đầy đủ phương tiện theo quy định về phòng cháy, chữa cháy;
Bảo đảm điều kiện cho trẻ em khuyết tật tiếp cận và sử dụng thuận tiện.
C – Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em:
Phòng sinh hoạt chung: Diện tích trung bình tối thiểu 1,5m2 cho một trẻ; đủ ánh sáng, thoáng; mát; nền nhà láng xi măng, lát gạch hoặc gỗ; có các thiết bị tối thiểu sau:
Bàn, ghế của trẻ đúng quy cách và đủ cho số trẻ trong lớp;
Bàn, ghế, bảng cho giáo viên;
Hệ thống tủ, kệ, giá đựng đồ chơi, đồ dùng, tài liệu;
Hệ thống đèn, quạt;
Phòng ngủ: Diện tích trung bình tối thiểu 1,2m2 cho một trẻ; bảo đảm yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông; có một số đồ dùng tối thiểu sau: giường, chiếu, chăn, gối, màn, quạt …
Phòng vệ sinh: Diện tích trung bình tối thiểu 0,4 m2 cho một trẻ; có đủ nước cho trẻ dùng, có vòi nước rửa tay, vòi tắm. Đối với trẻ nhà trẻ có ghế ngồi bô hoặc máng tiểu, bệ xí cho trẻ 24 – 36 tháng. Đối với trẻ mẫu giáo có chỗ đi tiểu và bệ xí cho trẻ em trai và trẻ em gái riêng;
Hiên chơi: Chiều rộng tối thiểu 1,8m; có lan can bao quanh cao 1m, bảo đảm an toàn cho trẻ.
D – Nhà bếp
Có khu sơ chế, chế biến, nấu ăn, chia thức ăn được thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều;
Nhà bếp phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
Có đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt;
Có đủ đồ dùng phục vụ trẻ em ăn bán trú tại trường;
Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm; có tủ lạnh lưu mẫu thực phẩm của trẻ em ăn bán trú theo quy định;
Bảo đảm việc xử lý các chất thải đúng quy định và yêu cầu phòng chống cháy nổ.
E – Khối phòng khác:
Khối phòng phục vụ học tập: phòng giáo dục thể chất, phòng giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
Khối phòng hành chính quản trị: văn phòng; phòng ban giám hiệu; phòng hành chính quản trị; phòng y tế.
G – Yêu cầu về thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu
Có đủ thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu theo danh mục, quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được sử dụng có hiệu quả trong nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. Nếu các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu ngoài danh mục do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành phải đảm bảo tính giáo dục, an toàn, phù hợp với trẻ em mầm non; không nằm trong danh mục cấm nhập khẩu của Chính phủ;
Các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu được bảo quản, sửa chữa, thay thế, bổ sung, nâng cấp thường xuyên; có hệ thống sổ sách phục vụ hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định tại Điều 25 Điều lệ trường mầm non.
H – Sân vườn: Có sân chơi, đồ chơi ngoài trời và cây xanh.
Địa điểm xây dựng nhà trường, nhà trẻ dân lập đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho trẻ em, giáo viên và người lao động;
Có tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Có quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập;
Có Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ dân lập.
[/panel-content] [/panel][panel style=”panel-info”][panel-header]Hồ sơ thành lập trường mầm non dân lập bao gồm:[/panel-header] [panel-content]
Bản sao công chứng Quyết định cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập;
Đề nghị cho phép nhà trường, nhà trẻ dân lập hoạt động giáo dục, trong đó có cam kết bảo đảm an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em;
Báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Đề án đầu tư thành lập;
Danh sách, kèm theo lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của chủ đầu tư, người dự kiến làm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên và nhân viên;
Quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhà trẻ dân lập;
Có tài liệu phục vụ cho việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non;
Danh mục số lượng phòng học, phòng làm việc, cơ sở vật chất, thiết bị;
GCN quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng giao, cho mượn, cho thuê đất hoặc giao, cho mượn trụ sở (tối thiểu 05 năm);
Phương án huy động, quản lý, sử dụng kinh phí vốn trong giai đoạn 05 năm kể từ khi thành lập.
[/panel-content] [/panel][panel style=”panel-info”][panel-header]Dịch vụ của Công ty Luật Việt An thành lập trường mần non dân lập[/panel-header] [panel-content]
Tư vấn các điều kiện thành lập trường mầm non dân lập;
Tư vấn chuẩn bị hồ sơ pháp lý thành lập trường nầm non;
Tư vấn xây dựng đề án thành lập trường mầm non;
Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thành lập trường mầm non;
Đại diện trường làm việc với cơ quan chức năng nhà nước về việc thành lập trường mầm non dân lập;
Tư vấn các vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến thành lập và hoạt động của trường mầm non dân lập.
[/panel-content] [/panel]
Những tổ chức, cá nhân quan tâm đến việc thành lập vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn chi tiết.