Hiện nay, dân số Việt Nam ngày càng tăng cao, và có dấu hiệu trẻ hóa. Số lượng trẻ em được sinh ra tăng dần theo các năm. Do đó, nhu cầu về trường mầm non cũng tăng, đặc biệt là các trường mầm non công lập không còn cơ sở để đáp ứng đủ số lượng trẻ em có thể gửi. Từ đó, các trường mầm non dân lập dudocj thành lập để giải quyết vấn đề thiếu trường mầm non. Theo thống kê gần nhất thì một số lượng lớn trẻ em hiện nay tại thành phố Hà Nội được gửi và học tập tại các trường mầm non dân lập. Từ đó, các trường mầm non dân lập được thành lập và hoạt động ngày càng nhiều. Tuy nhiên không phải trường mầm non nào cũng đạt chất lượng và được thành lập đúng tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Trong bài viết này, Luật Việt An xin hướng dẫn quý khách hàng quan tâm về trình tự thủ tục cũng như điều kiện của pháp luật để thành lập trường mầm non dân lập.
Điều kiện thành lập và hoạt động trường mầm non dân lập
Trường mầm non dân lập được thành lập và hoạt động khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập và hoạt động. Tuy nhiên, để được cho phép thì nhà trường phải có đủ các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, nhà trẻ dân lập được cho phép thành lập khi có đủ các điều kiện:
– Có đề án thành lập trường phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương, đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Đề án thành lập trường xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây trường, tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường;
– Có khả năng tài chính, cơ sở vật chất, đáp ứng yêu cầu hoạt động và phát triển của nhà trẻ dân lập.
Thứ hai, nhà trẻ dân lập được phép hoạt động giáo dục khi có đủ các điều kiện sau:
– Có đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đạt tiêu chuẩn, đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quy định của pháp luật;
– Có đất đai, trường sở, cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo về chủng loại, số lượng, đáp ứng yêu cầu duy trì và phát triển hoạt đọng giáo dục theo quy định;
– Địa điểm xây dựng nhà trẻ dân lập đảm bảo môi trường giáo dục, an toàn cho trẻ em, giáo viên và người lao động;
– Có tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo;
– Có quyết định cho phép thành lập nhà trẻ dân lập;
Có quy chế tổ chức, hoạt động và chi tiêu nội bộ của nhà trẻ dân lập.
Lưu ý: quyết định thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập có hiệu lực trong vòng 02 năm. Trong 02 năm nhà trường, nhà trẻ có ddurr điều kiện hoạt động thì được cơ quan có thẩm quyền cho phép hoạt động. hết 02 năm mà nhà trẻ không có đủ điều kiện cho phép hoạt động giáo dục thì quyết định cho phép thành lập nhà trẻ dân lập hết hiệu lực.
Trình tự, thủ tục thành lập trường mầm non dân lập
Trình tự thành lập trường mầm non dân lập được quy định cụ thể và khác với trình tự thành lập doanh nghiệp bình thường.
Thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trẻ dân lập thuộc về Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện.
Bước 1: Soạn thảo và gửi hồ sơ thành lập
Tổ chức, cá nhân thành lập nhà trường, nhà trẻ dân lập có trách nhiệm lập hồ sơ thành lập và gửi hồ sơ tới Phòng giáo dục và đào tạo nơi dự định đặt cơ sở trường. Hồ sơ thành lập nhà trẻ dân lập gồm các giấy tờ sau:
– Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ;
– Tờ trình về đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ; dự thảo quy chế hoạt động của nhà trẻ;
– Ý kiến bằng văn bản của cơ quan có liên quan về việc thành lập nhà trẻ;
– Báo cáo giải trình việc tiếp thu ý kiến của các cơ quan có liên quan và báo cáo bổ sung theo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện (nếu có);
– Sơ yếu lý lịch kèm theo bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của người dự kiến làm hiệu trưởng.
Bước 2: Nhận và xem xét hồ sơ đề nghị thành lập
Phòng giáo dục và đào tạo nhận hồ sơ, xem xét các điều kiện thành lập nhà trẻ theo quy định của pháp luật. Sau khi xem xét, nếu thấy đủ điều kiện, Phòng giáo dục và đào tạo có ý kiến bằng văn bản và gửi hồ sơ thành lập nhà trẻ đến Ủy ban nhân dân cấp huyện;
Bước 3: Cho phép thành lập
Trong thời hạn 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập đối với nhà trẻ công lập hoặc cho phép thành lập đối với nhà trẻ dân lập theo quy định.
Trường hợp chưa quyết định thành lập nhà trường, nhà trẻ hoặc chưa cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có văn bản thông báo cho phòng giáo dục và đào tạo biết rõ lý do và hướng giải quyết.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An. Qúy khách hàng có thắc mắc hoặc nhu cầu xin vui lòng liên hệ trực tiếp tới công ty để được hỗ trợ kịp thời.