Thời hiệu khởi kiện đòi nợ theo quy định của pháp luật là bao lâu?

Đòi nợ là quyền của cơ bản của bên cho vay khi bên vay không thực hiện nghĩa vụ thanh toán nợ khi đã đến hạn. Trong đó, khởi kiện đòi nợ là một trong những cách thức để bên vay thực hiện quyền đòi nợ của mình. Khi khởi kiện, một trong những vấn đề mà người khởi kiện cần lưu ý là thời hiệu khởi kiện đòi nợ. Bởi lẽ, nếu hết thời hiệu khởi kiện, quyền lợi của bên vay sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp và khả năng cao sẽ không thể đòi được tiền, tài sản đã cho vay.

Thời hiệu khởi kiện là gì?

Thởi hiệu được hiểu là thời hạn mà pháp luật quy định, khi hết thời hạn này sẽ làm phát sinh hậu quả pháp lý với chủ thể, tùy thuộc vào điều kiện mà pháp luật quy định.

Điều 150 Bộ luật Dân sự 2015 liệt kê 04 loại thời hiệu dân sự cơ bản gồm:

thời hiệu khởi kiện dân sự

Trong đó, thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cá nhân, tổ chức được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm. Nếu kết thúc thời hạn này (hết thời hiệu) thì chủ thể mất quyền khởi kiện.

Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền lợi hợp pháp của mình bị xâm phạm.

Thời điểm yêu cầu đòi nợ

Quyền đòi nợ là quyền của bên cho vay về việc yêu cầu bên vay thanh toán tiền nợ gốc và tiền lãi theo thỏa thuận của hai bên.

Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn

Căn cứ Điều 469 Bộ luật Dân sự 2015, trong quan hệ hợp đồng vay không kỳ hạn, bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý.

Như vậy, đối với hợp đồng này, bên cho vay có quyền thực hiện quyền đòi nợ bất cứ lúc nào.

Ví dụ:

A ký hợp đồng cho B vay 200 triệu, hai bên không thỏa thuận về thời hạn vay.

Như vậy, A có quyền đòi nợ B bất cứ khi nào nhưng phải báo trước một thời gian hợp lý tùy thuộc vào hoàn cảnh, khả năng tài chính của B.

Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn

Theo quy định tại Điều 470 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp này, bên cho vay chỉ được thực hiện quyền đòi nợ của mình khi đã đến thời hạn trả nợ, trừ trước hợp được bên vay đồng ý về việc đòi nợ trước kỳ hạn.

Ví dụ:

S cho M vay 500 triệu, hai bên thỏa thuận rằng M sẽ trả nợ cho S sau 06 tháng, kể từ ngày nhận tiền.

Trong trường hợp này, S chỉ có quyền đòi nợ khi đến thời hạn trả nợ (hết 06 tháng) mà không được đòi nợ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận tiền, trừ khi M đồng ý.

Thời hiệu khởi kiện đòi nợ theo quy định của pháp luật là bao lâu?

Theo nội dung quy định tại Điều 469 và Điều 470 Bộ luật Dân sự 2015, quyền đòi nợ chính là quyền đòi lại tài sản của bên cho vay. Trong khi đó, tại Khoản 2 Điều 155 Bộ luật này quy định rằng: “Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu” không áp dụng thời hiệu khởi kiện.

Trên thực tiễn xét xử các vụ án đòi nợ, Tòa án đều xác định đây là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu và không áp dụng thời hiệu. tại nội dung Công văn số 443/VKSTC-V9, Viện kiểm sát nhân dân tối cao có đề cập đến việc hướng dẫn thời hiệu khởi kiện đòi nợ như sau:

  • Đối với yêu cầu trả tiền nợ gốc: Không áp dụng thời hiệu khởi kiện do đây là yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu
  • Đối với yêu cầu trả tiền lãi: Thời hiệu khởi kiện là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm. Trường hợp này được tính theo thời hiệu khởi kiện về hợp đồng tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015.

Từ những căn cứ nêu trên, có thể xác định, việc khởi kiện đòi nợ gốc thì không áp dụng thời hiệu. Tức là, từ thời điểm phát sinh quyền đòi nợ (gốc), bên cho vay có thể khởi kiện đòi nợ bất cứ khi nào.

Thủ tục khởi kiện đòi nợ như thế nào?

Hồ sơ khởi kiện đòi nợ

Để khởi kiện đòi nợ, người khởi kiện cần chuẩn bị những tài liệu sau đây:

STT Tên tài liệu, giấy tờ
1 01 Đơn khởi kiện

Tải mẫu đơn khởi kiện hiện hành dưới đây: Tải về

2 Bản sao Tài liệu chứng minh khoản vay và quá trình trả nợ

Ví dụ: Hợp đồng vay tiền/ tài sản; giấy cam kết trả nợ; tin nhắn, văn bản trao đổi giữa các bên; biên lai chuyển khoản ngân hàng; bảng sao kê ngân hàng; …

3 Bản sao Giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của người khởi kiện và người bị kiện (nếu có)

  • Đối với cá nhân: CCCD/CMND/ Hộ chiếu
  • Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Quyết định thành lập tổ chức của cơ quan có thẩm quyền
4 Văn bản ủy quyền cho Luật Việt An tham gia tố tụng

Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, người khởi kiện cần nộp hồ sơ khởi kiện đòi nợ tại:

  • Tòa án cấp huyện (hoặc cấp tỉnh nếu vụ án có yếu tố nước ngoài) nơi mà người vay (người bị kiện) cư trú/ làm việc (nếu là cá nhân) hoặc nơi đặt trụ sở chính (nếu là tổ chức).
  • Trong trường hợp có nhiều bị đơn mà mỗi bị đơn có nơi cư trú/ làm việc khác nhau thì có thể nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú/ làm việc/ đặt trụ sở.

Các bước thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ

Các bước thực hiện thủ tục khởi kiện đòi nợ

Một số câu hỏi về thời hiệu khởi kiện

Hết thời hiệu khởi kiện, Tòa án có tiếp nhận giải quyết vụ án không?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện dân sự khi có yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên trước khi Tòa án sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

Như vậy, khi hết thời hiệu, Tòa án vẫn tiếp nhận giải quyết vụ án nếu không có yêu cầu áp dụng thời hiệu của một hoặc các bên đương sự.

Thời gian giải quyết vụ án đòi nợ dân sự là bao lâu?

Để giải quyết một vụ án dân sự phải trải qua rất nhiều thủ tục như: thụ lý vụ án, hòa giải, xét xử sơ thẩm, kháng cáo/ kháng nghị, xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, … Thời gian giải quyết vụ án dân sự có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào tính chất phức tạp của vụ án và tình hình thực tế.

Có được khởi kiện đòi nợ tại Trọng tài không?

Theo Điều 2 Luật Trọng tài thương mại 2010, cơ quan Trọng tài có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực thương mại.

Do đó, có thể khởi kiện đòi nợ tại trọng tài đối với những loại hợp đồng thương mại như: Hợp đồng tín dụng, hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng thi công, …

Dịch vụ tư vấn và giải quyết tranh chấp hợp đồng, tranh chấp dân sự, tranh chấp nợ của Luật Việt An

  • Tư vấn các quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ hợp đồng;
  • Tư vấn xác định căn cứ giải quyết tranh chấp và cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp;
  • Tổ chức thương lượng, hòa giải các bên tranh chấp hợp đồng, đại diện thương lượng hòa giải cho khách hàng;
  • Đại diện theo ủy quyền gặp gỡ, trao đổi với Tòa án, cơ quan thi hành án để bảo vệ tốt nhất cho quyền và nghĩa vụ hợp pháp của khách hàng
  • Tư vấn pháp lý thường xuyên cho khách hàng.

Nếu có bất kỳ vướng mắc pháp lý nào khác liên quan đến vấn đề Thời hiệu khởi kiện đòi nợ, xin hãy liên hệ với Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết hơn. Xin chân thành cảm ơn Quý khách!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Giải quyết các vụ việc dân sự

    Giải quyết các vụ việc dân sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title