Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế quy định như thế nào?
Thừa kế là một chế định quan trong trong Bộ luật Dân sự 2015. Trên thực tế hiện nay, tranh chấp về việc chia thừa kế xảy ra khá phổ biến với nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những vấn đề cần lưu ý khi khởi kiện chính là thời hiệu khởi kiện chia thừa kế. Vậy, thời hiệu khởi kiện chia thừa kế quy định như thế nào? Mời quý khách hàng cùng theo dõi câu trả lời qua bài viết sau đây của Luật Việt An.
Các hình thức chia thừa kế
Theo quy định về thừa kế tại Bộ luật Dân sự 2015, việc chia thừa kế có thể được thực hiện theo 02 hình thức là chia thừa kế theo di chúc hoặc chia thừa kế theo pháp luật.
Chia thừa kế theo di chúc
Việc xác định người được hưởng thừa kế, giá trị tài sản được hưởng sẽ căn cứ vào nội dung di chúc mà người chết để lại.
Chia thừa kế theo pháp luật
Được thực hiện khi người chết không để lại di chúc hoặc di chúc bị vô hiệu, thất lạc, mất và một số trường hợp khác được liệt kê tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015.
Trong trường hợp này, di sản được chia thừa kế theo hàng thừa kế. Pháp luật hiện hành quy định 03 hàng thừa kế tại Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế quy định như thế nào?
Thời hiệu khởi kiện chia thừa kế là thời hạn chủ thể được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp liên quan đến việc chia thừa kế. Nếu hết thời hạn này thì chủ thể mất quyền khởi kiện.
Thời điểm mở thừa kế
Thời điểm mà người có tài sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố chết theo quy định pháp luật.
Dựa trên thời điểm này, luật cũng xác định:
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Bất động sản
Tài sản không thể hoặc khó có thể di chuyển, nếu di chuyển sẽ làm mất đi công năng của tài sản đó. Bao gồm:
Đất đai;
Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
Động sản
Tài sản không phải là bất động sản
Lưu ý về việc áp dụng thời hiệu của Tòa án
Theo Khoản 2 Điều 184 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án chỉ áp dụng thời hiệu khởi kiện khi có yêu cầu của một bên hoặc các bên trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án.
Như vậy, khi đã hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế, các bên vẫn có thể khởi kiện và Tòa án vẫn thụ lý đơn khởi kiện như thông thường, nếu không có yêu cầu áp dụng thời hiệu của một hoặc các bên.
Hậu quả pháp lý khi hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế
Xử lý của Tòa án khi hết thời hiệu khởi kiện
Theo hướng dẫn tại “Câu 15” Công văn số: 1083/VKSTC-V9, đối với tranh chấp chia thừa kế, khi hết thời hiệu khởi kiện mà không có bên nào yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện thì Tòa án thụ lý, giải quyết vụ án theo thủ tục chung, cho dù Toà án biết rõ thời hiệu khởi kiện đã hết.
Trường hợp có yêu cầu áp dụng thời hiệu khởi kiện mà Tòa án xét thấy thời hiệu khởi kiện đã hết thì đình chỉ việc giải quyết vụ án. Trường hợp các đương sự có yêu cầu Tòa án xác định người được hưởng di sản thì Toà án xác định người có quyền sở hữu di sản theo quy định.
Xác định chủ sở hữu di sản khi hết thời hiệu khởi kiện chia thừa kế
Các phương thức giải quyết tranh chấp chia thừa kế
Tranh chấp chia thừa kế là loại tranh chấp dân sự khá phổ biến trên thực tế hiện nay, nhất là những tranh chấp thừa kế có di sản là bất động sản. Khi tranh chấp thừa kế phát sinh, các bên có thể lựa chọn một trong những phương thức sau để giải quyết:
Tự thương lượng, hòa giải
Các bên sẽ giải quyết tranh chấp bằng cách tổ chức các buổi thương lương với nhau hoặc mời thêm một số cá nhân đóng vai trò là người hòa giải (nếu có).
Khi tranh chấp phát sinh, có lẽ, đây là phương án giải quyết luôn được các bên ưu tiên áp dụng vì sự linh hoạt và nhanh chóng của phương thức này. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất ít trường hợp có thể giải quyết tranh chấp bằng phương thức này vì mức độ hiệu quả phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí giữa các bên mà ít chịu sự ràng buộc pháp lý.
Khởi kiện tại Toàn án có thẩm quyền
Nếu không thể tự thương lượng/ hòa giải thì một trong các bên có thể khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Căn cứ vào hồ sơ, tài liệu do các bên cung cấp và quy định pháp luật, Tòa án sẽ giải quyết tranh chấp bằng cách xác định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên.
Đây là biện pháp giải quyết tranh chấp hiệu quả nhất nhưng buộc phải thực hiện theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định nên có thể làm mất nhiều thời gian, công sức và chi phí của mỗi bên.
Một số câu hỏi liên quan
Chủ thể nào được chia thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc?
Chia thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc được áp dụng trong trường hợp chia thừa kế theo di chúc. Quy định này được đặt ra nhằm bảo vệ quyền lợi của những người thân thích của người chết.
Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015, trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất thừa kế của một người thừa kế theo pháp luật thì những người sau đây vẫn được hưởng thừa kế bằng hai phần ba suất thừa kế đó. Bao gồm:
Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Không phải người thừa kế có thể khởi kiện được không?
Theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thể tự mình hoặc thông qua người đại diện khởi kiện để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Như vậy, ngoài người thừa kế thì những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến việc chia thừa kế và người đại diện hợp pháp của họ cũng có quyền khởi kiện chia thừa kế.
Thẩm quyền của Tòa án về giải quyết tranh chấp về thừa kế?
Bộ luật Tố tụng dân sự hiện hành quy định: Tòa án nhân dân cấp huyện (hoặc cấp tỉnh, nếu vụ án có yếu tố nước ngoài) nơi bị đơn cư trú là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về thừa kế.
Ngoài ra, trong trường hợp đối tượng tranh chấp thừa kế là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.
Khởi kiện chia thừa kế đất đai có phải hòa giải cơ sở không?
Theo quy định tại Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai buộc phải thông qua thủ tục hòa giải cơ sở tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có mảnh đất trước khi khởi kiện giải quyết tranh chấp.
Tuy nhiên, tranh chấp chia thừa kế đất đai là tranh chấp về quyền thừa kế, không phải tranh chấp đất đai nên không bắt buộc phải hòa giải.
Dịch vụ tư vấn pháp luật thừa kế, di chúc của Luật Việt An
Tư vấn quy định của pháp luật về thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật;
Tư vấn soạn thảo, lập di chúc;
Tư vấn thủ tục nhận thừa kế, thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế;
Hướng dẫn giải quyết tranh chấp thừa kế, hỗ trợ khách hàng trình tự thủ tục khởi kiện;
Đại diện ủy quyền thực hiện khiếu nại, khởi kiện để đảm bảo quyền và lợi ích của khách hàng.
Trên đây là tư vấn thời hiệu khởi kiện chia thừa kế quy định như thế nào? của Luật Việt An. Qúy khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu tư vấn pháp luật về thừa kế, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!