Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền

Ngày 28/7/2023, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền.

Toàn văn Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền

Tải Thông tư 09/2023/TT-NHNN tại đây downlaw

Thông tin cơ bản của Thông tư 09/2023/TT-NHNN

Những thông tin cơ bản về Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền bao gồm:

  • Ngày ban hành: 28/07/2023
  • Thông tư số 09/2023/TT-NHNN bao gồm 12 Điều.
  • Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký trừ quy định về quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền tại khoản 2 Điều 5, quy định về chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo tại Điều 6, quy định về chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử tại Điều và các mẫu báo cáo giao dịch đáng ngờ tại Phụ lục II Thông tư có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2023.

Nội dung Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện Luật phòng, chống rửa tiền

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

Phạm vi điều chỉnh của Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định về:

  • Các tiêu chí, phương pháp nhằm đánh giá rủi ro về rửa tiền của đối tượng báo cáo; quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền;
  • Quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo giao dịch có giá trị lớn phải báo cáo;
  • Chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ;
  • Giao dịch chuyển tiền điện tử;
  • Hình thức và thời hạn báo cáo dữ liệu điện tử.

Ngoài ra đối tượng áp dụng của Thông tư bao gồm:

  • Tổ chức tài chính.
  • Tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.
  • Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức nước ngoài, người nước ngoài, tổ chức quốc tế có giao dịch với tổ chức tài chính, tổ chức, cá nhân kinh doanh ngành, nghề phi tài chính có liên quan.
  • Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến phòng, chống rửa tiền.

Việc quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng nhằm xây dựng hệ thống pháp luật về phòng, chống rửa tiền phù hợp với các yêu cầu, chuẩn mực quốc tế về phòng, chống rửa tiền.

Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền

Căn cứ vào kết quả đánh giá, cập nhật rủi ro về rửa tiền theo quy định tại Điều 3 của Thông tư 09/2023/TT-NHNN, theo đó đối tượng báo cáo xây dựng và ban hành quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền tại đối tượng báo cáo. Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền phải được thể hiện theo từng bước phù hợp với quy mô, phạm vi và đặc thù hoạt động của đối tượng báo cáo để quản lý rủi ro về rửa tiền. Quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền gồm các nội dung sau:

  • Phải xác định phạm vi, mục tiêu của hoạt động quản lý rủi ro về rửa tiền;
  • Xác định, đánh giá mức độ ảnh hưởng của rủi ro về rửa tiền tại đối tượng báo cáo;
  • Phân loại khách hàng dựa vào các yếu tố sau: khách hàng; sản phẩm, dịch vụ khách hàng đang sử dụng hoặc có ý định sử dụng theo mức độ rủi ro về rửa tiền thấp, trung bình, cao;
  • Vị trí địa lý nơi khách hàng cư trú hoặc có trụ sở chính và yếu tố khác do đối tượng báo cáo tự xác định, phân loại phù hợp với thực tế phát sinh và được quy định trong quy trình quản lý rủi ro;
  • Quy trình để nhận diện và đánh giá mức độ rủi ro về rửa tiền trước khi cung cấp sản phẩm, dịch vụ mới; sản phẩm, dịch vụ hiện có áp dụng công nghệ đổi mới;
  • Quy trình quản lý rủi ro để thực hiện, từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, không đầy đủ các thông tin theo yêu cầu;
  • Các biện pháp áp dụng tương ứng với các mức độ rủi ro về rửa tiền của khách hàng, bao gồm tần suất cập nhật, xác minh thông tin nhận biết khách hàng, mức độ giám sát giao dịch của khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền, các biện pháp nhận biết khách hàng ở mức độ giảm nhẹ và biện pháp tăng cường quy định tại khoản 2, 5 của Điều này.

Việc quy định cụ thể quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền theo từng bước phù hợp với quy mô, phạm vi và đặc thù hoạt động của đối tượng báo cáo nhằm mục đích làm rõ cơ sở pháp lý đảm bảo công tác quản lý rủi ro về rửa tiền của cơ quan có thẩm quyền, tránh sai sót.

Những biện pháp tăng cường với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao

Thông tư quy định với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao, ngoài việc áp dụng các biện pháp nhận biết dựa vào Luật Phòng, chống rửa tiền và Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống rửa tiền đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp tăng cường, bao gồm:

  • Có sự phê duyệt của cấp quản lý cao hơn ít nhất một cấp so với cấp phê duyệt áp dụng đối với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình về việc thiết lập hoặc tiếp tục duy trì mối quan hệ kinh doanh với khách hàng có rủi ro cao;
  • Thu thập, cập nhật, xác minh bổ sung các thông tin của khách hàng cá nhân để phục vụ việc đánh giá và quản lý rủi ro khách hàng, bao gồm các thông tin tối thiểu sau: Mức thu nhập trung bình hàng tháng của khách hàng trong thời gian ít nhất 06 tháng gần nhất trước thời điểm đánh giá; thông tin liên lạc của cơ quan, tổ chức hoặc chủ cơ sở nơi làm việc hoặc nơi khách hàng có thu nhập chính (nếu có); thông tin liên quan đến nguồn tiền hoặc nguồn tài sản trong giao dịch của khách hàng;
  • Thu thập, cập nhật, xác minh bổ sung các thông tin của khách hàng tổ chức để phục vụ việc đánh giá và quản lý rủi ro khách hàng, bao gồm các thông tin tối thiểu sau: ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo doanh thu chính; tổng doanh thu trong 02 năm gần nhất trước thời điểm đánh giá; thông tin liên quan đến nguồn tiền hoặc nguồn tài sản trong giao dịch của khách hàng;
  • Thu thập, cập nhật, xác minh bổ sung các thông tin khác (nếu có) phục vụ việc đánh giá và quản lý rủi ro khách hàng;
  • Giám sát tăng cường các giao dịch của khách hàng thực hiện thông qua đối tượng báo cáo, mối quan hệ kinh doanh thông qua việc áp dụng các biện pháp kiểm soát và chọn mẫu giao dịch để kiểm tra, bảo đảm giao dịch của khách hàng phù hợp với mục đích, bản chất của mối quan hệ kinh doanh của khách hàng với đối tượng báo cáo, hoạt động kinh doanh của khách hàng; kịp thời phát hiện dấu hiệu đáng ngờ và xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ;
  • Tăng tần suất cập nhật thông tin nhận biết khách hàng so với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền trung bình.

Các biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao được quy định tại Điều 3 Thông tư 35/2013/TT-NHNN thì Thông tư 09/2023/TT-NHNN được quy định tại Khoản 5 Điều 4 và được quy định là một trong các nội dung thuộc quy trình quản lý rủi ro về rửa tiền và phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro về rửa tiền. Thêm vào đó, các biện pháp đánh giá cũng được quy định cụ thể, rõ ràng hơn với 6 biện pháp còn Thông tư 35/2013/TT-NHNN chỉ ra 4 biện pháp (Có sự phê duyệt của cấp quản lý cao hơn ít nhất một cấp; Thu thập bổ sung các thông tin về khách hàng là các cá nhân, tổ chức; Giám sát chặt chẽ các giao dịch của khách hàng có rủi ro cao và cập nhật thông tin định kỳ 6 tháng một lần hoặc khi đối tượng báo cáo biết thông tin về khách hàng có sự thay đổi).

Với quy định các biện pháp tăng cường với khách hàng có mức độ rủi ro về rửa tiền cao có thể thấy Thông tư 09/2023/TT-NHNN đặc biệt chú trọng đến việc cập nhật, thu thập, xác minh thông tin khách hàng bởi căn cứ theo yêu cầu của Khuyến nghị 10 về cập nhật thông tin khách hàng, Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính về chống rửa tiền (FATF) có yêu cầu các định chế tài chính phải thực hiện nhận biết khách hàng và phải quy định rõ trong luật và mỗi quốc gia có thể xác định áp đặt nghĩa vụ nhận biết khách hàng cụ thể như thế nào và các biện pháp phải áp dụng trong trường hợp không thu thập được thông tin về khách hàng. Theo đó, cần tăng cường việc giám sát, cập nhật thông tin với các khách hành có mức độ rủi ro về rửa tiền cao nhằm phòng chống hành vi trái pháp luật, kịp thời phát hiện và xem xét lại. Đây là quy định cần thiết trong bối cảnh các hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi, thường xuyên thay đổi.

Quy định về chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ

Nếu Thông tư 35/2013/T-NHNN quy định về chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ chỉ dừng lại ở việc trích dẫn điều luật của Luật Phòng, chống rửa tiền và không có hướng dẫn cụ thể thì Thông tư 09/2023/TT-NHNN đã có quy định hướng dẫn cụ thể về chế độ báo cáo giao dịch đáng ngờ bao gồm:

  • Thứ nhất, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền khi phát hiện giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền. Báo cáo được thực hiện bằng văn bản giấy theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này hoặc báo cáo bằng dữ liệu điện tử khi triển khai thiết lập được hệ thống công nghệ thông tin tương thích phục vụ cho việc báo cáo bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này và không áp dụng trong trường hợp báo cáo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác theo quy định tại khoản 3 Điều 37 Luật Phòng, chống rửa tiền.
  • Thứ hai, Thông tư nêu rõ lượng tiền giao dịch của khách hàng không phải cơ sở của việc báo cáo giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 26 Luật Phòng, chống rửa tiền mà phụ thuộc vào việc giao dịch đó đã hoàn thành hay chưa.
  • Thứ ba, Thông tư chỉ ra trách nhiệm của cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền là xác nhận việc đã nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ thông qua hình thức gửi thư điện tử đến địa chỉ thư điện tử của cá nhân hoặc bộ phận theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều 5 Thông tư này hoặc bằng văn bản giấy trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ; trao đối với đối tượng báo cáo những vấn đề phát sinh (nếu có).
  • Cuối cùng là tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ kế toán; cung cấp dịch vụ công chứng; cung cấp dịch vụ pháp lý của luật sư, tổ chức hành nghề luật sư phải xem xét, thu thập, phân tích thông tin để báo cáo giao dịch đáng ngờ khi kinh doanh dịch vụ kế toán; thực hiện thủ tục công chứng, thay mặt khách hàng chuẩn bị các điều kiện để thực hiện giao dịch hoặc thay mặt khách hàng thực hiện giao dịch chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà, tài sản khác gắn liền với đất; quản lý tiền, chứng khoán hoặc tài sản khác của khách hàng; quản lý tài khoản của khách hàng tại ngân hàng, công ty chứng khoán; điều hành, quản lý công ty; tham gia vào hoạt động mua, bán doanh nghiệp thay mặt khách hàng.

Hiện nay quy định về việc phân tích, xử lý thông tin giao dịch đáng ngờ của Ngân hàng Nhà nước tại Luật Phòng chống rửa tiền hiện nay chưa được rõ ràng, chưa thể hiện rõ các quy trình nghiệp vụ cơ bản trong phân tích thông tin từ việc tiếp nhận thông tin, phân tích thông tin theo các quy trình nghiệp vụ và chuyển giao thông tin về phòng, chống rửa tiền. Ngoài ra, các quy định này cũng chưa bao quát hết các nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của đơn vị đầu mối thực hiện chức năng Phòng chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước như công tác giám sát, cảnh báo, trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị trong và ngoài nước trong thực hiện công tác Phòng chống rửa tiền. Nên cần tiếp tục rà soát, cân nhắc kỹ lưỡng quy định về báo cáo kết quả giao dịch đáng ngờ để hoàn thiện nhằm giảm thiểu hạn chế của việc áp dụng quy định vào thực tiễn.

Tuy nhiên Điều 6 Thông tư 09/2023/TT-NHNN hướng dẫn thực hiện quy định về báo cáo giao dịch đáng ngờ phần nào làm rõ nét đảm bảo việc thực thi chính xác.

Chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo giao dịch

Về chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử, điểm đáng chú ý trong Thông tư 09/2023/TT-NHNN đó là chuyển tiền điện tử từ 500 triệu đồng trở lên phải báo cáo giao dịch khác với Thông tư 35/2013/TT-NHNN không có quy định cụ thể về mức tiền bao nhiêu thì phải báo cáo giao dịch trong chuyển tiền điện tử. Đồng thời Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định trường hợp cụ thể mà đối tượng báo cáo phải thực hiện trách nhiệm thu thập thông tin tại khoản 3 Điều này và báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử. Các trường hợp bao gồm:

  • Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này cùng ở Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương;
  • Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.

Ngoai ra, nếu Thông tư 35/2013/TT-NHNN dừng lại ở việc làm rõ nội dung báo cáo gồm các thông tin về tổ chức phát lệnh chuyển tiền; tổ chức phục vụ người thụ hưởng và cá nhân, tổ chức chuyển tiền và cá nhân, tổ chức thụ hưởng thì Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định nội dung báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử phải bao gồm các thông tin như thông tin về tổ chức tài chính khởi tạo và thụ hưởng; Thông tin về khách hàng là cá nhân tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử; Thông tin về khách hàng là tổ chức tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử; Thông tin về giao dịch. Theo đó, Thông tư 09/2023/TT-NHNN đã có quy định cụ thể hơn việc quy định như vậy căn cứ theo khuyến nghị số 16 của FATF về chuyển tiền điện tử với mục đích đảm bảo rằng các thông tin cơ bản về người khởi tạo và người thụ hưởng trong các giao dịch chuyển tiền điện tử luôn có sẵn và ngay lập tức, phục vụ công tác rà soát dòng tiền nhằm chống rửa tiền. Đồng thời, nhằm phát hiện cũng như ngăn chặn tội phạm sử dụng chuyển tiền điện tử để chuyển các quỹ bất hợp pháp.

Trách nhiệm thi hành

Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định về trách nhiệm thi hành của Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Thủ trưởng Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đối tượng báo cáo là tổ chức chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này. Đồng thời nếu trong quá trình triển khai và thực hiện nếu có vướng mắc, thì các tổ chức, cá nhân, đối tượng báo cáo có thể phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền) để có hướng dẫn. Việc quy định nhằm đảm bảo trách nhiệm thi hành của các đơn vị có liên quan trong Ngân hàng Nhà nước và đối tượng báo cáo theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn pháp luật ngân hàng nhà nước, pháp luật phòng chống rửa tiền, xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO