Thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế bằng đơn PCT

(Áp dụng từ năm 2023)

Sau khi Nghị định 65/2023/NĐ-CP có hiệu lực những vấn liên quan tới việc đăng ký sáng chế quốc tế bằng đơn PCT cũng trở nên rõ ràng hơn. Trong đó có cả vấn đề về thủ tục đăng ký sang chế quốc tế bằng đơn PCT áp dụng từ năm 2023. Để cung cấp thêm thông tin cho quý khách hàng về vấn đề này, công ty Luật Việt An tổng hợp các nội dung liên quan trong bài viết dưới đây.

Đăng ký sáng chế

Cơ sở pháp lý

  • Hiệp ước PCT;
  • Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
  • Nghị định 65/2023/NĐ-CP về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.

Thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế bằng đơn PCT áp dụng từ năm 2023

Dựa theo nội dung quy định tại Điều 19 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế bằng đơn PCT áp dụng từ năm 2023 sẽ được chia thành:

  • Thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế bằng đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam;
  • Thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế bằng đơn PCT có chỉ định Việt Nam vào giai đoạn quốc gia.

Thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế bằng đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam

Theo Khoản 2 Điều 19 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, đối với loại đơn là đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam, thì người nộp đơn có thể nộp đơn của mình theo một trong hai cách thức sau đây:

  • Người nộp đơn nộp đơn một cách gián tiếp là nộp đơn thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp;
  • Hoặc người nộp đơn nộp đơn một cách trực tiếp là nộp cho Văn phòng quốc tế.
Thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế bằng đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam và được nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp

Trước hết, người nộp đơn sẽ tiến hành nộp đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp (Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam). Đơn này sẽ phải được làm bằng tiếng anh, mỗi đơn được làm thành 01 bản và phải đáp ứng những yêu cầu liên quan đến hình thức và nội dung mà được đã được quy định tại Hiệp ước PCT.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì sau khi đã nhận được đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam từ người nộp đơn, cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ tiếp tục thực hiện các thủ tục được liệt kê dưới đây:

  • Thu phí và lệ phí: Cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp sẽ tiến hành thu phí kiểm tra sơ bộ hình thức đơn từ người nộp đơn PCT; Tiến hành thông báo về các khoản phí theo quy định để cho người nộp đơn biết và chuyển cho Văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế theo những gì mà đã được Hiệp ước PCT quy định;
  • Xác định đối tượng bảo hộ: Phải xác định xem liệu rằng đối tượng mà được người nộp đơn yêu cầu bảo hộ ở trong đơn có phải là bí mật nhà nước hay không; Cục Sở hữu trí tuệ sẽ không được phép tiến hành thực hiện các bước tiếp theo của thủ tục xử lý đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam nếu như đối tượng mà được yêu cầu bảo hộ ở trong đơn đó chính là bí mật nhà nước.
  • Kiểm tra và xử lý đơn theo các quy định mà được đề cập đến trong Hiệp ước PCT;
  • Chuyển đơn: Chuyển lại đơn PCT cho Văn phòng quốc tế và cơ quan tra cứu quốc tế nếu như trong trường hợp đơn PCT của người nộp đơn đáp ứng theo những yêu cầu nhất định sau:
  • Đơn PCT đáp ứng đầu đủ các yêu cầu sơ bộ liên quan đến vấn đề hình thức;
  • Người nộp đơn đã nộp đầy đủ phí theo quy định của pháp luật quốc gia;
  • Các chi phí trên đã được nộp đúng theo thời hạn mà đã được quy định;
  • Đối tượng mà được yêu cầu bảo hộ ở trong đơn không phải là thuộc vào bí mật nhà nước;

Lưu ý, dựa theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 65/2023/NĐ-CP thì sau quá trình xử đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam và đơn này đã được cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao cho Văn phòng quốc tế, thì mọi giao dịch liên quan đến đơn thì người nộp đơn phải thực hiện trực tiếp với:

  • Văn phòng quốc tế;
  • Hoặc cơ quan mà có thẩm quyền của các quốc gia thành viên của Hiệp ước PCT mà được chỉ định ở trong đơn theo những gì Hiệp ước PCT đã quy định.
Thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế bằng đơn PCT có nguồn gốc Việt Nam và được nộp trực tiếp với Văn phòng quốc tế

Đầu tiên, người nộp đơn PCT sẽ tiến hành nộp đơn của mình một cách trực tiếp tại Văn phòng quốc tế. Khi nộp đơn, người nộp đơn sẽ tiến hành nộp các khoản phí đầy đủ và đúng hạn theo quy định của Hiệp ước PCT.

Bên cạnh đó, đơn PCT của người nộp đơn còn phải được làm bằng ngôn ngữ mà được quy định tại Hiệp ước PCT và hình thức cũng như nội dung của đơn cũng phải đảm bảo là được đáp ứng một cách đầy đủ theo Hiệp ước PCT yêu cầu. Sau đó, Văn phòng quốc tế sẽ có trách nhiệm thực hiện các bước tiếp theo nếu như hồ sơ hợp lệ

Thủ tục đăng ký sáng chế quốc tế bằng đơn PCT vào giai đoạn quốc gia trong trường hợp có chọn hoặc có chỉ định Việt Nam

Bước 1 (Nộp đơn): Trong đơn PCT vào giai đoạn quốc gia này, người nộp đơn có thể yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của mình được xử lý phù hợp với Hiệp ước PCT cũng như là theo Quy chế thi hành Hiệp ước PCT. Để được hưởng quyền ưu tiên này, người nộp đơn sẽ phải làm những việc được liệt kê tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định 65/2023/NĐ-CP như dưới đây:

  • Trong tờ khai của mình, người nộp đơn sẽ phải khẳng định lại về yêu cầu hưởng quyền ưu tiên của mình;
  • Nộp các chi phí liên quan tới việc thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Người nộp đơn cũng sẽ phải tiến hành nộp bản dịch ra tiếng Việt của các tài liệu đã nộp cho Văn phòng quốc tế dựa theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, đi kèm với đó là các tài liệu cần thiết theo Quy tắc 17.1(a) của Quy chế thi hành Hiệp ước PCT.

Đơn đăng ký này có thể được nộp trực tiếp tại các cơ quan có thẩm quyền của các quốc gia được chọn. Trong trường hợp có chọn hoặc có chỉ định Việt Nam, thì người nộp đơn có thể nộp đơn trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện tới trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, hoặc tại hai văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng.

Bước 2 (Thẩm định hình thức đơn): Tại bước này, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được chọn hoặc được chỉ định sẽ tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về mặt hình thức của đơn. Đối với Việt Nam cơ quan có thẩm quyền sẽ là Cục sở hữu trí tuệ. Trong quá trình thẩm định hình thức đơn này, có một số trường hợp có thể xảy ra như sau:

  • Trường hợp đơn hợp lệ: Trong trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được chọn hoặc được chỉ định sẽ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ và tiếp tục tiến hành các bước tiếp theo.
  • Trường hợp đơn không hợp lệ: Đối với trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được chọn hoặc được chỉ định sẽ ra thông báo dự định từ chối nhận đơn và nêu rõ các lý do khiến đơn bị từ chối. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được chọn hoặc được chỉ định sẽ đưa ra một thời hạn nhất định để người nộp đơn có thể sửa đổi, bổ sung.
  • Trường hợp đơn không hợp lệ và người nộp không sửa chữa thiếu sót, không bổ sung phần thiếu, và cũng không có ý khiến phản đối gì thì cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được chọn hoặc được chỉ định sẽ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Lưu ý, căn cứ theo nội dung được quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định 65/2023/NĐ-CP khi sửa đổi, bổ sung tài liệu trong đơn PCT mà mình đã nộp, người nộp đơn phải tiến hành việc sửa đổi, bổ sung tài liệu phù hợp với các quy định sau:

  • Việc sửa đổi, bổ sung tài liệu phải tương thích với Điều 28 và Điều 41 của Hiệp ước PCT, cùng Quy tắc 52.1(b) và Quy tắc 78.1(b) của Quy chế thi hành Hiệp ước PCT, và cả quy định tại Điều 115 của Luật Sở hữu Trí tuệ Việt Nam 2005 sửa đổi, bổ sung từng lần.
  • Văn bản ủy quyền, văn bản chuyển nhượng quyền nộp đơn trong giai đoạn quốc tế (nếu có) phải được nộp trong vòng 34 tháng kể từ ngày ưu tiên (trong trường hợp mà người nộp đơn có đơn yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trong đơn của mình) hoặc kể từ ngày mà người nộp đơn nộp đơn quốc tế.
  • Các tài liệu mà có sự sửa đổi, bổ sung do người nộp đơn nộp cho cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp phải được làm bằng tiếng Việt.

Bước 3 (Công bố đơn): Trong trường hợp đơn được cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được chọn hoặc được chỉ định ra quyết định chấp nhận là đơn hợp lệ, thì đơn sẽ được công bố rộng rãi. Tại Việt Nam thì đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 4 (Thẩm định nội dung đơn): Việc thẩm định nội dung đơn này sẽ tuân theo thủ tục được quy định đối với đơn đăng ký sáng chế nộp theo thể thức quốc gia. Và cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được chọn hoặc được chỉ định sẽ tiến hành việc thẩm định nội dung này khi có yêu cầu.

Việc thẩm định nội dung tức là cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được chọn hoặc được chỉ định sẽ đánh giá về khả năng được bảo hộ của đối tượng mà được người nộp đơn nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ như về tính mới, khả năng áp dụng công nghiệp,… Để từ đó các cơ quan này sẽ xác định phạm vi được bảo hộ tương ứng của đối tượng.

Bước 5 (Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bản bảo hộ): Ở tại giai đoạn này, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được chọn hoặc được chỉ định sẽ dựa vào những gì đã thẩm định về mặt hình thức lẫn nội dung của đơn, sau đó tiến hành đưa ra một trong các quyết định sau:

  • Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ: Trong trường hợp đối tượng được yêu cầu được bảo hộ ở trong đơn mà không đáp ứng được đúng và đẩy đủ các yêu cầu về bảo hộ, thì cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được chọn hoặc được chỉ định sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Ở Việt Nam, Cục Sở hữu trí tuệ là cơ quan có thể thực hiện thẩm quyền này.
  • Quyết định cấp văn bằng bảo hộ: Đối với trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền của quốc gia được chọn hoặc được chỉ định (tại Việt Nam là Cục Sở hữu trí tuệ) sẽ cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sáng chế và công bố rộng rãi (trường hợp Việt Nam sẽ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp) nếu:
  • Đối tượng được nêu trong đơn đáp ứng các yêu cầu liên quan đến việc bảo hộ;
  • Người nộp đơn đã nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí theo quy định.

Như vậy, có thể thấy, thủ tục đăng ký sáng chế bằng đơn PCT khá là phức tạp và đặt ra rất nhiều yêu cầu mà người nộp đơn cần phải đáp ứng. Vì thế, khi tiến hành nộp đơn PCT này, quý khách hàng nên tìm đến những chuyên gia có uy tín, có kinh nghiệm và có chuyên môn cao như đội ngũ luật sư, tư vấn viên của công ty Luật Việt An để nhận được sự trợ giúp phù hợp nhất.

Quý khách hàng có bất kỳ vướng mắc đăng ký sáng chế quốc tế bằng đơn PCT áp dụng từ năm 2023, xin vui lòng liên hệ Luật Việt An để được chúng tôi hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO