Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều nhãn hiệu nổi tiếng trong các lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ. Theo quy định luật sở hữu trí tuệ hiện nay, việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng sẽ có sự khác biệt so với những nhãn hiệu thông thường. Vậy, thế nào được coi là nhãn hiệu nổi tiếng, tiêu chí đánh giá hiện nay như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An xin giới thiệu tới Quý khách hàng các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định pháp luật hiện hành.

Nhãn hiệu nổi tiếng là gì?

Theo quy định tại khoản 20 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022, nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam. 

Như vậy, những nhãn hiệu nào có độ phổ biến rộng rãi, được phần lớn công chúng biết tới trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam thì có thể được coi là nhãn hiệu nổi tiếng.

Cũng bởi việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng không phụ thuộc vào văn bằng bảo hộ nên nhãn hiệu nổi tiếng được pháp luật bảo hộ không thời hạn. 

Ngoài ra, một trong số những ưu tiên đặc thù của nhãn hiệu nổi tiếng đó là nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ cho cả các hàng hóa, dịch vụ không trùng hoặc không tương tự. Nghĩa là nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ cho tất cả các sản phẩm theo bảng phân loại nhãn hiệu và trên thị trường.

Ví dụ, nhãn hiệu A được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, thì tất cả các nhãn hiệu của các loại hàng hóa, dịch vụ khác đều không được có dấu hiệu mất khả năng phân biệt hoặc trùng với nhãn hiệu đó.

Một số đặc điểm của nhãn hiệu nổi tiếng

phân biệt giữa nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng

Một số đặc điểm nổi bật để phân biệt giữa nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng bao gồm:

  • Là nhãn hiệu được đông đảo mọi người biết đến, tiêu biểu cho một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định;
  • Được biết đến rộng rãi trên phạm vi rộng, không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới;
  • Có giá trị thương hiệu lớn cho doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đó;
  • Thường xuyên gặp phải tình trạng bị xâm hại quyền sở hữu trí tuệ;
  • Nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở thực tiễn sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó mà không cần thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu như các nhãn hiệu thông thường.

Tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng

Điều 75 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2022 đã quy định những tiêu chí được sử dụng để đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng, việc xem xét, đánh giá một nhãn hiệu có nổi tiếng hay không sẽ được lựa chọn từ một số hoặc tất cả các tiêu chí được quy định. Cụ thể là các tiêu chí sau:

  • Số lượng người tiêu dùng liên quan đã biết đến nhãn hiệu thông qua việc mua bán, sử dụng hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc thông qua quảng cáo;
  • Phạm vi lãnh thổ mà hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được lưu hành;
  • Doanh số từ việc bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu hoặc số lượng hàng hoá đã được bán ra, lượng dịch vụ đã được cung cấp;
  • Thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu;
  • Uy tín rộng rãi của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia bảo hộ nhãn hiệu;
  • Số lượng quốc gia công nhận nhãn hiệu là nổi tiếng;
  • Giá chuyển nhượng, giá chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu.

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng

Để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, chủ sở hữu phải chứng minh được quyền sở hữu của mình đối với nhãn hiệu cũng như chứng minh được nhãn hiệu đã đáp ứng được các điều kiện để được coi là nổi tiếng.

Tài liệu chứng minh nhãn hiệu nổi tiếng

Theo quy định tại khoản 3 Điều 27 Thông tư 23/2023/TT-BKHCN, các tài liệu mà chủ sở hữu phải chứng minh bao gồm:

  • Các thông tin về phạm vi, quy mô, mức độ, tính liên tục của việc sử dụng nhãn hiệu, trong đó có thuyết minh về nguồn gốc, lịch sử, thời gian sử dụng liên tục nhãn hiệu; 
  • Số lượng quốc gia nhãn hiệu đã được đăng ký hoặc được thừa nhận là nhãn hiệu nổi tiếng; 
  • Danh mục các loại hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu; phạm vi lãnh thổ mà nhãn hiệu được lưu hành, doanh số bán sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ; 
  • Số lượng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đã được sản xuất, tiêu thụ; 
  • Giá trị tài sản của nhãn hiệu, giá chuyển nhượng hoặc chuyển giao quyền sử dụng, giá trị góp vốn đầu tư của nhãn hiệu; 
  • Đầu tư, chi phí cho quảng cáo, tiếp thị nhãn hiệu, kể cả cho việc tham gia các cuộc triển lãm quốc gia và quốc tế; 
  • Các vụ việc xâm phạm, tranh chấp và các quyết định, phán quyết của tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền; 
  • Số liệu khảo sát người tiêu dùng biết đến nhãn hiệu thông qua mua bán, sử dụng và quảng cáo, tiếp thị; 
  • Xếp hạng, đánh giá uy tín nhãn hiệu của tổ chức quốc gia, quốc tế, phương tiện thông tin đại chúng; giải thưởng, huy chương mà nhãn hiệu đã đạt được; 
  • Kết quả giám định của tổ chức giám định về sở hữu trí tuệ.

Chủ sở hữu nhãn hiệu chuẩn bị các tài liệu theo quy định và nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ – Bộ Khoa học và Công nghệ để được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng.

Thời hạn bảo hộ với nhãn hiệu nổi tiếng

Khác với nhãn hiệu thông thường, quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu nổi tiếng được xác lập trên cơ sở sử dụng và không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký. Nghĩa là khi một nhãn hiệu được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng, thì nhãn hiệu này sẽ được tự động bảo hộ và chủ sở hữu không cẩn phải đăng ký văn bằng bảo hộ.

Tuy nhiên cũng không loại trừ trường hợp một nhãn hiệu nổi tiếng không được bảo hộ nữa, đó là khi nhãn hiệu không còn nổi tiếng nữa, hay nói cách khác là khi các tiêu chí làm nhãn hiệu đó trở thành nổi tiếng không còn trên thực tế hoặc nhãn hiệu đã trở thành tên gọi chung của một loại sản phẩm dịch vụ nhất định.

Quy định về tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng trong một số FTA thế hệ mới

Đối với Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) yêu cầu các nước không được lấy tiêu chí số lượng các quốc gia đã bảo hộ nhãn hiệu, đã công nhận nhãn hiệu nổi tiếng hoặc đã nằm trong danh mục nhãn hiệu nổi tiếng để quyết định bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng.

Đối với Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – EU (EVFTA), quy định về nhãn hiệu nổi tiếng sẽ được tuân thủ theo điều 6bis Công ước Paris và khoản 2 và 3 Điều 16 của Hiệp định TRIPS.

Trên đây là toàn bộ tư vấn của Luật Việt An về các tiêu chí đánh giá nhãn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn chi tiết hơn, xin vui lòng liên hệ chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ kịp thời nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO