Tội trộm cắp đã trả lại tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Hành vi trộm cắp là hành vi xâm phạm đến quan hệ sở hữu tài sản của chủ sở hữu tài sản và sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, trong trường hợp người phạm tội trộm cắp đã trả lại tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Sau đây, Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin pháp lý cơ bản để trả lời câu hỏi: “Tội trộm cắp đã trả lại tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?”

Tội trộm cắp tài sản là gì?

Tội trộm cắp tài sản là hành vi vi phạm pháp luật mà trong đó người phạm tội thực hiện hành vi cố ý chiếm đoạt tài sản của cá nhân, tổ chức khác một cách lén lút để thu lợi bất chính từ tài sản đó.

Phân biệt tội trộm cắp tài sản và tội cướp tài sản

Tội trộm cắp tài sản Tội cướp tài sản
Căn cứ pháp lý Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 Điều 168 Bộ luật hình sự 2015
Hành vi Hành vi lén lút, kín đáo nhằm trộm tài sản của cá nhân, tổ chức khác nhằm thu lợi bất chính từ tài sản đó Hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc các hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản
Tính chất Nhằm trộm tài sản, không chủ đích gây ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng người bị hại Nhằm cướp tài sản, có thể xâm phạm đến sự an toàn về sức khoẻ, tính mạng người bị hại
Giá trị tài sản để bị xử lý hình sự Có quy định giá trị tài sản để bị xử lý hình sự Không quy định giá trị tài sản để bị xử lý hình sự
Khung hình phạt Từ cải tạo không giam giữ 3 năm đến phạt tù 20 năm Từ 3 năm tù đến chung thân

Tội trộm cắp tài sản bị phạt bao nhiêu?

Theo Điều 173 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người nào trộm cắp tài sản của người khác sẽ phải chịu những chế tài sau:

  • Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    • Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
    • Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    • Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
    • Tài sản là di vật, cổ vật.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    • Có tổ chức;
    • Có tính chất chuyên nghiệp;
    • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    • Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;
    • Hành hung để tẩu thoát;
    • Tài sản là bảo vật quốc gia;
    • Tái phạm nguy hiểm.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    • Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    • Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
  • Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
    • Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
    • Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
  • Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Tội trộm cắp đã trả lại tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Theo Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết đối với các tội sau đây:

  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác,
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh,
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội,
  • Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác,
  • Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính,
  • Tội hiếp dâm,
  • Tội cưỡng dâm,
  • Tội làm nhục người khác,
  • Tội vu khống

Theo Điều 248 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, Viện Kiểm sát quyết định không truy tố và ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong các căn cứ:

  • Người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
  • Không có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự
  • Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội
  • Người phạm tội thuộc một trong các căn cứ được miễn trách nhiệm hình sự
  • Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc các trường hợp nhất định theo quy định pháp luật, có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự nguyện khắc phục hậu quả.

Như vậy, việc người phạm tội trộm cắp đã trả lại tài sản không phải là căn cứ để đình chỉ vụ án và cũng không thuộc trường hợp khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nên người phạm tội vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự dù đã trả lại tài sản và người bị hại không muốn khởi kiện nữa.

Trả lại tài sản trộm cắp được coi là một tình tiết giảm nhẹ không

Theo quy định tại Điều 51 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là:

  • Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
  • Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  • Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;

Việc người phạm tội trộm cắp trả lại tài sản trộm cắp có thể được coi là hành vi tự nguyện sửa chữa, khắc phục hậu quả. Đây là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An cho câu hỏi tội trộm cắp đã trả lại tài sản có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về pháp luật hình sự, vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Luật sư hình sự

    Luật sư hình sự

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title