Tư vấn cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, người gốc Việt Nam, đặc biệt là những người có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng được hưởng những chế độ chính sách đặc biệt do Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định. Để đảm bảo quyền lợi hợp pháp của mình liên quan đến quốc tịch và các chính sách ưu đãi hoặc khi có nhu cầu cần chứng minh gốc gác, lý lịch để thực hiện các thủ tục pháp lý, hành chính, người gốc Việt Nam cần thực hiện thủ tục đề nghị xin cấp giấy xác nhận người gốc Việt Nam. Trong bài viết dưới đây, Luật Việt An sẽ cung cấp cho quý khách hàng những thông tin khái quát về tư vấn cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam.

Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là gì?

Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là tài liệu pháp lý chứng nhận một cá nhân có nguồn gốc Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền cấp. Việc xác nhận nguồn gốc Việt Nam áp dụng đối với người có quốc tịch Việt Nam định cư ở nước ngoài và người gốc Việt Nam có quốc tịch nước khác.

Theo Khoản 4 Điều 3 Luật Quốc tịch Việt Nam 2008, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Điều kiện cần có để xin Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là gì?

Điều kiện cần có để xin Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam là gì?

Để xin Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, người yêu cầu cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có nguồn gốc Việt Nam: Người yêu cầu phải có ít nhất một trong các mối quan hệ với người Việt Nam, như cha, mẹ, ông, bà, hoặc bản thân đã từng có quốc tịch Việt Nam. Cần cung cấp các giấy tờ hợp lệ để chứng minh nguồn gốc Việt Nam, bao gồm:
  • Giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ gia đình với người có quốc tịch Việt Nam.
  • Giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của bản thân hoặc của cha mẹ, ông bà (nếu có).
  • Không mang quốc tịch Việt Nam tại thời điểm đề nghị xin cấp Giấy xác nhận: tức là không có các giấy tờ làm căn cứ để xác định quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch Việt Nam 2008.
  • Nơi cư trú và thời gian: Cần có địa chỉ cư trú rõ ràng để cơ quan chức năng liên hệ và nếu là người nước ngoài, cần có thời gian cư trú tại Việt Nam.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ và đáp ứng các điều kiện trên, người yêu cầu nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền để được xem xét cấp Giấy xác nhận. Khi sử dụng dịch vụ, Luật Việt An sẽ tư vấn cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam cho quý khách hàng.

Thủ tục đề nghị cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

Căn cứ pháp lý: Thông tư 02/2020/TT-BTP hướng dẫn sử dụng, quản lý mẫu sổ quốc tịch và mẫu giấy tờ về quốc tịch, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 04/2024/TT-BTP.

Thủ tục đề nghị cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam cập nhật mới nhất từ tháng 6 năm 2024 theo Thông tư 04/2024/TT-BTP được quy định như sau:

Thủ tục đề nghị cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam 

Khi sử dụng dịch vụ của Luật Việt An, để chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam, người yêu cầu cần cung cấp các tài liệu sau đây:

  • Tờ khai xác nhận là người gốc Việt Nam (theo Mẫu TP/QT-2024-TKXNLNGVN), kèm 02 ảnh 4×6 chụp chưa quá 6 tháng;
  • Bản sao Giấy tờ về nhân thân của người yêu cầu như giấy chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, giấy tờ cư trú, thẻ tạm trú, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc giấy tờ xác nhận về nhân thân có dán ảnh do cơ quan có thẩm quyền cấp;
  • Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch Việt Nam được xác định theo nguyên tắc huyết thống hoặc có cha hoặc mẹ, ông nội hoặc bà nội, ông ngoại hoặc bà ngoại đã từng có quốc tịch Việt Nam theo huyết thống;
  • Giấy tờ có liên quan khác làm căn cứ để tham khảo (trường hợp không có bất kỳ giấy tờ nào nêu trên tùy từng hoàn cảnh cụ thể) gồm:
  • Giấy tờ về nhân thân, hộ tịch, quốc tịch do các chế độ cũ cấp trước ngày 30 tháng 4 năm 1975 (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực);
  • Giấy tờ do chính quyền cũ ở Hà Nội cấp từ năm 1911 đến năm 1956;
  • Giấy bảo lãnh của Hội đoàn người Việt Nam ở nước mà người yêu cầu đang cư trú, trong đó xác nhận người đó có gốc Việt Nam;
  • Giấy bảo lãnh của người có quốc tịch Việt Nam, trong đó xác nhận người yêu cầu có gốc Việt Nam;
  • Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp trong đó ghi quốc tịch Việt Nam hoặc quốc tịch gốc Việt Nam (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

Lưu ý: Trường hợp pháp luật quy định giấy tờ phải nộp là bản sao thì người yêu cầu có thể nộp giấy tờ là bản chụp từ bản chính, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao được cấp từ sổ gốc. Nếu nộp bản chụp từ bản chính thì phải có bản chính để đối chiếu; người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản sao với bản chính và ký xác nhận đã đối chiếu. Trường hợp hồ sơ được gửi qua hệ thống bưu chính thì bản sao giấy tờ phải được chứng thực từ bản chính hoặc được cấp từ sổ gốc; Đơn, Tờ khai, Bản khai lý lịch phải được chứng thực chữ ký theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ và lệ phí đề nghị cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam 

Người có yêu cầu tự mình trực tiếp/gửi qua dịch vụ bưu chính tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam (không ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ) tới:

  • Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (nếu đang cư trú ở nước ngoài) gồm đại sứ quán, lãnh sự quán;
  • Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp (nếu đang cư trú ở trong nước);
  • Cơ quan đại diện kiêm nhiệm hoặc Cơ quan đại diện nào thuận tiện nhất (trường hợp người có yêu cầu cư trú tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ không có Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài).

Lệ phí đề nghị cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam

  • Miễn phí đối với:
  • Người di cư từ Lào được phép cư trú xin xác nhận là người gốc Việt Nam theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
  • Kiều bào Việt Nam tại các nước láng giềng có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Nếu nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài: 20 USD/hồ sơ;
  • Nếu nộp hồ sơ tại Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp: 100.000 đồng/hồ sơ;

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, xử lý hồ sơ và trả kết quả

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xác nhận là người gốc Việt Nam, Cơ quan có thẩm quyền xem xét các giấy tờ do người yêu cầu xuất trình và kiểm tra, đối chiếu cơ sở dữ liệu, tài liệu có liên quan đến quốc tịch (nếu có):

Đối với trường hợp có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam

Nếu hồ sơ được nộp tại Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc có văn bản đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam. Trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời.
  • Nếu có nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam thì Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp yêu cầu cơ quan đã cấp giấy tờ đó xác minh; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan đã cấp giấy tờ đó tiến hành xác minh và có văn bản trả lời.

Trường hợp nộp hồ sơ tại Cơ quan đại diện

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Cơ quan đại diện kiểm tra hồ sơ, trực tiếp tra cứu hoặc có văn bản gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam; trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời.
  • Nếu nghi ngờ về tính xác thực của giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền trong nước cấp thì Cơ quan đại diện có văn bản gửi Bộ Ngoại giao để đề nghị cơ quan đã cấp giấy tờ đó xác minh; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Bộ Ngoại giao, cơ quan nhận được yêu cầu tiến hành xác minh và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đại diện.

Đối với trường hợp không có giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam, nhưng có giấy tờ làm cơ sở để xác định quốc tịch Việt Nam

Nếu hồ sơ được nộp tại Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp chủ động tra cứu hoặc đề nghị Bộ Tư pháp tra cứu quốc tịch Việt Nam, trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời.
  • Đồng thời, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao hoặc Sở Tư pháp có văn bản đề nghị cơ quan Công an cùng cấp xác minh về nhân thân của người có yêu cầu; trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan Công an tiến hành xác minh và có văn bản trả lời.

Nếu hồ sơ nộp tại Cơ quan đại diện

  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ, Cơ quan đại diện chủ động tra cứu hoặc có văn bản kèm theo bản chụp các giấy tờ, thông tin do người yêu cầu cung cấp gửi Bộ Ngoại giao đề nghị Bộ Tư pháp, Bộ Công an tra cứu, xác minh về nhân thân của người có yêu cầu.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc Bộ Tư pháp tiến hành tra cứu và có văn bản trả lời Bộ Ngoại giao; đối với việc xác minh và trả lời kết quả xác minh về nhân thân của Bộ Công an thì thời hạn là 45 ngày.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kết quả tra cứu, xác minh, Bộ Ngoại giao thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đại diện.

Sau khi đã xác minh, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục:

  • Trường hợp xét thấy có đủ cơ sở để xác định người đó có nguồn gốc Việt Nam và người đó không có tên trong danh sách được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, bị hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, cơ quan thụ lý hồ sơ ghi vào Sổ cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; người đứng đầu cơ quan ký và cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam theo mẫu quy định cho người yêu cầu.
  • Trường hợp không có đủ cơ sở để xác định người yêu cầu là người gốc Việt Nam, thì thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu biết.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về tư vấn cấp giấy xác nhận là người gốc Việt Nam. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức

    Tin tức

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO