Tổng hợp các văn bản về phân quyền phân cấp quản lý nhà nước
Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong cải cách hành chính tại Việt Nam với việc Chính phủ ban hành đồng loạt 28 nghị định về phân quyền, phân cấp và phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp, đều có hiệu lực từ ngày 01/07/2025 đến 01/03/2027 (trừ trường hợp được cấp có thẩm quyền quyết định kéo dài thời gian áp dụng) tạo ra sự đồng bộ trong việc triển khai cải cách hành chính trên toàn quốc. Đây là động thái chiến lược nhằm hiện thực hóa mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp theo Nghị quyết của Quốc hội. Sau đây, Luật Việt An sẽ tổng hợp các quy định chính này như sau:
Tổng hợp các văn bản về phân quyền phân cấp quản lý nhà nước
Chính phủ đã ban hành 28 Nghị định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương 2 cấp, có hiệu lực đồng thời từ 01/07/2025 gồm:
Nghị định số 120/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Nghị định số 121/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp.
Nghị định số 122/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý thuế.
Nghị định số 124/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp; phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực công tác dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo.
Nghị định số 125/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Tài chính.
Nghị định số 126/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực dự trữ quốc gia.
Nghị định số 127/2025/NĐ-CP quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản công.
Nghị định số 128/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong quản lý nhà nước lĩnh vực nội vụ.
Nghị định số 129/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nội vụ.
Nghị định số 130/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực thống kê.
Nghị định số 131/2025/NĐ-CP quy định phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và môi trường.
Nghị định số 132/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Nghị định số 133/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Nghị định số 134/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đối ngoại.
Nghị định số 136/2025/NĐ-CP quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường.
Nghị định số 137/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Nghị định số 138/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch.
Nghị định số 139/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công Thương.
Nghị định số 140/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Nghị định số 141/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Thanh tra Chính phủ.
Nghị định số 142/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Nghị định số 143/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nghị định số 144/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
Nghị định số 145/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quy hoạch đô thị và nông thôn.
Nghị định số 146/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại.
Nghị định số 147/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế.
Nghị định số 148/2025/NĐ-CP quy định về phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực y tế.
Nghị định số 151/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 02 cấp, phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực đất đai.
Để tra cứu các Nghị định nói trên, người dân có thể lên trang web vanban.chinhphu.vn
Phạm vi và quy mô phân quyền
Nhằm thực hiện chủ trương chính quyền 2 cấp, bỏ cấp quận / huyện trong quản lý hành chính nhà nước theo Nghị quyết 74/NQ-CP năm 2025, 28 Nghị định mới ban hành đã điều chỉnh mặt thẩm quyền và cơ cấu quản lý nhà nước bao quát hầu hết các lĩnh vực, từ các bộ chuyên ngành đến cơ quan thuộc Chính phủ với 4 nhóm ngành chính dưới đây:
Nhóm bộ kinh tế – xã hội:
Bộ Tài chính (Nghị định 125/2025 và 122/2025 về thuế)
Bộ Nông nghiệp và Môi trường (Nghị định 131/2025 và 136/2025)
Bộ Công Thương (Nghị định 139/2025 và 146/2025)
Bộ Xây dựng (Nghị định 140/2025 và 144/2025)
Nhóm bộ văn hóa – xã hội:
Bộ Giáo dục và Đào tạo (Nghị định 142/2025 và 143/2025)
Bộ Y tế (Nghị định 147/2025 và 148/2025)
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Nghị định 137/2025 và 138/2025)
Nhóm bộ hành chính – pháp lý:
Bộ Tư pháp (Nghị định 120/2025 và 121/2025)
Bộ Nội vụ (Nghị định 128/2025 và 129/2025)
Thanh tra Chính phủ (Nghị định 141/2025)
Lĩnh vực chuyên ngành
Khoa học – công nghệ: Nghị định 132/2025 và 133/2025 về phân định thẩm quyền và phân quyền trong lĩnh vực khoa học công nghệ.
Đối ngoại: Nghị định 134/2025 về phân quyền trong lĩnh vực đối ngoại.
Quản lý chuyên ngành:
Dự trữ quốc gia (Nghị định 126/2025)
Thống kê (Nghị định 130/2025)
Tài sản công (Nghị định 127/2025)
Những điểm mới quan trọng trong phân quyền theo quy định mới
Lĩnh vực đất đai
Nghị định 151/2025/NĐ-CP tạo ra bước đột phá khi giao quyền lập quy hoạch sử dụng đất cho cấp xã. Đây là lần đầu tiên cấp xã được trao quyền tự chủ trong việc:
Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội;
Xác định quan điểm, mục tiêu sử dụng các nhóm đất;
Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp xã;
Trong quy định mới về thủ tục đăng ký đất đai, người dân được lựa chọn nơi nộp hồ sơ trên toàn địa bàn cấp tỉnh, không bị ràng buộc theo địa giới hành chính.
Lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo – Tăng cường quản lý địa phương
Nghị định 124/2025/NĐ-CP phân định rõ trách nhiệm tiếp nhận thông báo tổ chức lễ hội:
Cấp xã: Tiếp nhận thông báo lễ hội có quy mô trong một xã
Cấp tỉnh: Tiếp nhận thông báo lễ hội có quy mô trong nhiều xã thuộc tỉnh
Lĩnh vực nông nghiệp, môi trường
Theo quy định của Nghị định 136/2025/NĐ-CP, các thủ tục hiện nay được phân cấp xuống cấp tỉnh gồm:
Cấp phép nhập khẩu phân bón, giống cây trồng;
Cấp thẻ hành nghề xử lý vật thể kiểm dịch thực vật;
Công nhận tổ chức khảo nghiệm giống, phân bón;
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón;
Như vậy, khối lượng thủ tục hành chính được thực hiện ở cấp Bộ sau khi phân cấp đã giảm đáng kể thời gian, chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp, tăng tính chủ động của địa phương trong quản lý ngành nghề.
Lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch
Quản lý pháo hoa: Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định tổ chức bắn pháo hoa nổ, thay đổi tầm bắn, thời lượng bắn, thay vì cần đề nghị cấp Bộ và Thủ tướng cho thủ tục này.
Quản lý báo chí: Nghị định 138/2025/NĐ-CP phân định thẩm quyền quản lý báo chí giữa hai cấp chính quyền địa phương.
Giáo dục và đào tạo: Chính quyền cấp xã có thẩm quyền lập và phê duyệt kế hoạch phát triển giáo dục trên địa bàn quản lý phù hợp với chiến lược của tỉnh và kế hoạch phát triển của địa phương theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 142/2025/NĐ-CP.
Ngoài ra còn nhiều thẩm quyền mới được chuyển từ chính quyền cấp huyện (trước đây) xuống cấp xã. Chặng hạn trong:
Lĩnh vực Tài chính: Nghị định số 125/2025/NĐ-CP đã quy định một loạt các thẩm quyền chuyển giao như Đấu thầu (Điều 9-11), Trưng mua, trưng dụng tài sản, tài chính đất đai (Điều 13); Quyết định xác lập và phê duyệt phương án xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân (Điều 20) …
Lĩnh vực Công thương, Nghị định số 139/2025/NĐ-CP đã chuyển giao một số thẩm quyền cho UBND cấp xã như: phê duyệt phương án ứng phó thiên tai cho công trình hạ du đập thủy điện thuộc thẩm quyền phê duyệt của ủy ban nhân dân cấp xã; cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung các giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá; giấy phép sản xuất rượu thủ công, giấy phép bán lẻ rượu, giấy chứng nhận đủ điều kiện cửa hàng bán lẻ LPG chai.
Lĩnh vực Xây dựng, UBND xã hiện cũng được cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn và công trình được UBND cấp tỉnh phân cấp; Cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường; cấp giấy phép thi công đối với đường bộ trong địa bàn.
Tài nguyên nước: UBND xã có thẩm quyền cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
Lĩnh vực Bảo trợ xã hội: UBND xã có thẩm quyền quyết định cấp, cấp lại, điều chỉnh, tạm đình chỉ, đình chỉ, thu hồi giấy phép hoạt động của cơ sở trợ giúp xã hội trên địa bàn.
Nguyên tắc và cơ chế thực hiện
Nguyên tắc phân quyền, phân cấp
Theo Luật Tổ chức Chính phủ 2025, việc phân quyền, phân cấp phải tuân thủ các nguyên tắc:
Phân quyền: Quốc hội quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong luật, nghị quyết, bảo đảm phù hợp với nguyên tắc phân định thẩm quyền.
Phân cấp: Cơ quan có thẩm quyền giao cho cơ quan khác thực hiện liên tục một số nhiệm vụ, quyền hạn với điều kiện:
Bảo đảm thực hiện nhiệm vụ hiệu quả;
Cơ quan được phân cấp chịu trách nhiệm hoàn toàn về kết quả;;
Phải được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật
Điều kiện và yêu cầu
Phù hợp với điều kiện địa phương: Việc phân quyền phải phù hợp với điều kiện, đặc điểm, nguồn lực, năng lực của địa phương.
Tăng tính tự chủ: Bảo đảm tính chủ động, tự chủ của chính quyền địa phương trong ra quyết định, tổ chức thi hành.
Trách nhiệm giám sát: Cơ quan nhà nước ở trung ương có trách nhiệm hướng dẫn, phối hợp với chính quyền địa phương.
Tác động và ý nghĩa của 28 văn bản phân quyền, phân cấp quản lý nhà nước
Đối với người dân và doanh nghiệp
Việc phân cấp nhiều thủ tục hành chính xuống địa phương giúp người dân, doanh nghiệp tiết kiệm thời gian di chuyển, giảm chi phí tuân thủ.
Tăng tính thuận tiện cho người dân có thể thực hiện nhiều thủ tục ngay tại địa phương mà không phải lên tỉnh hay bộ ngành.
Việc phân định rõ thẩm quyền giúp tránh chồng chéo, nhầm lẫn trong quá trình giải quyết hồ sơ.
Đối với cơ quan quản lý
Phân cấp cho phép các cơ quan tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược.
Cơ quan cấp trên không phải xử lý những công việc có thể giao cho cấp dưới.
Địa phương được trao quyền sẽ chủ động đầu tư nâng cao năng lực, chuyên môn.
Đối với hệ thống chính trị
Hiện thực hóa mô hình 2 cấp tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Địa phương có quyền tự chủ cao hơn trong việc quản lý, phục vụ người dân.
Thúc đẩy quá trình cải cách hành chính, hiện đại hóa bộ máy nhà nước.
Tổng hợp các văn bản về phân quyền phân cấp quản lý nhà nước là một bước tiến quan trọng trong cải cách hành chính của Việt Nam. Việc triển khai thành công các nghị định này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước mà còn tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Với những quy định mới thay đổi phần lớn các thủ tục hành chính hiện hành, người dân rất cần sự hỗ trợ pháp lý từ những đơn vị có chuyên môn. Luật Việt An sẵn sàng hỗ trợ quý khách thích ứng thời kỳ mới của Việt Nam, giúp người dân thuận tiện hơn trong quá trình vận hành kinh doanh giai đoạn chuyển đổi. Vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời!