Xử phạt khi không đăng ký kinh doanh

Theo quy định của pháp luật, cá nhân, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh phải tiến hành đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Không đăng ký kinh doanh khi thực hiện hoạt động kinh doanh là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt và hình thức xử lý sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, quy định của pháp luật hiện hành và mức độ vi phạm. Bài viết dưới đây sẽ thông tin đến quý khách nội dung pháp lý về xử phạt hành vi không đăng ký kinh doanh.

Đăng ký kinh doanh là gì?

  • Đăng ký kinh doanh hay gọi là đăng ký doanh nghiệp là việc người thành lập doanh nghiệp đăng ký thông tin về doanh nghiệp dự kiến thành lập, doanh nghiệp đăng ký những thay đổi trong thông tin về đăng ký doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh và được lưu giữ tại cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh.
  • Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Doanh nghiệp.

Lý do phải đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh là nghĩa vụ pháp lý của mọi tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động kinh doanh. Việc đăng ký kinh doanh mang lại nhiều lợi ích như:

  • Đăng ký kinh doanh là bước quan trọng để thành lập doanh nghiệp, khi đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp sẽ được nhà nước công nhận và bảo hộ về mặt pháp lý. 
  • Việc đăng ký giúp hoạt động kinh doanh trở nên minh bạch, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý và kiểm soát.
  • Có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp, góp phần tạo được niềm tin với khách hàng.
  • Các doanh nghiệp đăng ký kinh doanh sẽ có cơ hội tiếp cận các nguồn lực, hỗ trợ từ nhà nước, nâng cao năng lực cạnh tranh.
  • Đăng ký kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế, bảo hiểm…
  • Là cơ sở giúp người tiêu dùng có cơ sở để lựa chọn sản phẩm, dịch vụ uy tín.
  • Việc đăng ký kinh doanh là một nghĩa vụ của công dân, thể hiện sự tôn trọng pháp luật của doanh nghiệp.

Kinh doanh trong trường hợp nào phải có giấy phép?

Kinh doanh trong trường hợp nào phải có giấy phép?

  • Theo quy định tại Luật Thương mại 2005, thương nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh theo quy định. Theo đó thương nhân được hiểu là cá nhân, tổ chức hoạt động thương mại một cách độc lập, có đăng ký kinh doanh, hoạt động trong các ngành nghề, địa bàn và các hình thức mà pháp luật không cấm. 
  • Theo quy định của pháp luật Việt Nam, không phải tất cả các hoạt động kinh doanh đều bắt buộc phải đăng ký kinh doanh. Có một số trường hợp ngoại lệ được phép hoạt động mà không cần phải có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cụ thể:
    • Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối, người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến…không phải đăng ký kinh doanh trừ trường hợp kinh doanh ngành, nghề đầu tư có điều kiện (khoản 2 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP).
    • Cá nhân buôn bán rong, buôn bán vặt, buôn chuyến, đánh giày, bán vé số, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc…không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh (khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP).

Như vậy, ngoài những trường hợp nêu trên thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Nếu cơ quan có thẩm quyền kiểm tra nhưng doanh nghiệp không xuất trình được Giấy phép kinh doanh sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

Hậu quả khi không đăng ký kinh doanh

Không đăng ký kinh doanh khi đã đủ điều kiện là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ kéo theo nhiều hậu quả nghiêm trọng như:

  • Bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký kinh doanh;
  • Khó khăn trong việc mở rộng quy mô kinh doanh và tiếp cận nguồn vốn;
  • Dễ xảy ra tranh chấp, khiếu nại và khó bảo vệ quyền lợi hợp pháp;
  • Ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp cũng như khó khăn trong việc xin giấy phép, cũng như tham gia các hoạt động xã hội.

Xử phạt khi không đăng ký kinh doanh

Xử phạt khi không đăng ký kinh doanh

Theo quy định tại Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định xử lý các vi phạm về đăng ký kinh doanh như sau:

  • Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký bị xử phạt từ 50.000.000 – 100.000.000 triệu đồng;
  • Vẫn kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp hoặc bị yêu cầu tạm ngừng kinh doanh hoặc đình chỉ hoạt động bị xử phạt từ 50.000.000 – 100.000.000 triệu đồng;
  • Vẫn kinh doanh ngành, nghề có điều kiện dù đã có yêu cầu tạm ngừng của cơ quan đăng ký kinh doanh bị xử phạt từ 15.000.000 – 20.000.000 triệu đồng;
  • Vẫn thành lập hộ kinh doanh dù không được quyền; Không đăng ký hộ kinh doanh dù thuộc trường hợp phải đăng ký bị xử phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 triệu đồng;
  • Tiếp tục kinh doanh ngành, nghề có điều kiện dù đã bị cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện yêu cầu tạm ngừng bị xử phạt từ 10.000.000 – 20.000.000 triệu đồng;
  • Tiếp tục kinh doanh trước hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký cấp huyện nơi đã đăng ký bị xử phạt từ 5.000.000 – 10.000.000 triệu đồng.

Lưu ý: 

  • Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 (một phần hai) mức phạt tiền đối với tổ chức.
  • Ngoài ra, khi bị phạt không có giấy phép kinh doanh, chủ thể vi phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đăng ký kinh doanh theo quy định.

Thẩm quyền xử phạt

Những người sau đây đều có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không đăng ký kinh doanh:

  • Chủ tịch UBND cấp, xã, huyện, tỉnh;
  • Chánh thanh tra Sở kế hoạch đầu tư;
  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở;
  • Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ kế hoạch và đầu tư;
  • Chánh thanh tra Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  • Chi cục trưởng Chi cục Thuế;
  • Cục trưởng Cục Thuế;
  • Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế;
  • Đội trưởng Đội Quản lý thị trường;
  • Trưởng phòng Nghiệp vụ thuộc Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường;
  • Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh;
  • Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường thuộc Tổng cục Quản lý thị trường.
  • Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Việt An về xử phạt khi không đăng ký kinh doanh. Quý khách cần hỗ trợ tư vấn vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ kịp thời.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO