Các dạng hợp đồng sử dụng nhãn hiệu độc quyền

Trong kinh doanh, nhãn hiệu độc quyền không chỉ là biểu tượng nhận diện mà còn là tài sản giá trị, góp phần khẳng định thương hiệu trên thị trường. Để khai thác nhãn hiệu một cách hiệu quả, các doanh nghiệp thường ký kết các hợp đồng sử dụng nhãn hiệu độc quyền. Đây là những thỏa thuận quan trọng, đảm bảo quyền lợi và trách nhiệm giữa các bên trong việc sử dụng và khai thác nhãn hiệu. Vậy có những dạng hợp đồng nào phổ biến, và cách thức áp dụng chúng ra sao? Bài viết sau của Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin cần thiết về Các dạng hợp đồng sử dụng nhãn hiệu độc quyền.

Các dạng hợp đồng sử dụng nhãn hiệu độc quyền

Các dạng hợp đồng sử dụng nhãn hiệu độc quyền

Hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu độc quyền

Chuyển nhượng nhãn hiệu độc quyền (quyền sở hữu công nghiệp) hay nói cách khác là chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu chính là chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu từ chủ sở hữu cũ sang chủ sở hữu mới với bất kỳ lý do nào như: không còn nhu cầu sử dụng, chuyển nhượng vì lợi ích kinh tế, chuyển nhượng cho người thân… 

Việc chuyển nhượng giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu độc quyền được thực hiện bằng cách ký kết hợp đồng dưới dạng văn bản và chịu sự quản lý của nhà nước thông qua thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển nhượng nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Đặc điểm chính:

  • Quyền sở hữu nhãn hiệu được chuyển giao hoàn toàn.
  • Yêu cầu đăng ký chuyển nhượng tại Cục Sở hữu trí tuệ để hợp đồng có hiệu lực pháp lý.
  • Thường được sử dụng khi doanh nghiệp muốn thay đổi chiến lược kinh doanh hoặc không còn nhu cầu sử dụng nhãn hiệu.

Hợp đồng hợp tác sử dụng nhãn hiệu

Hợp đồng hợp tác sử dụng nhãn hiệu là thỏa thuận trong đó các bên cùng nhau khai thác nhãn hiệu vì mục đích kinh doanh chung. Đây là hình thức hợp đồng thường được áp dụng khi hai hoặc nhiều doanh nghiệp muốn tận dụng sức mạnh thương hiệu để phát triển thị trường.

Đặc điểm chính:

  • Không chuyển giao quyền sở hữu nhãn hiệu.
  • Các bên có thể cùng chia sẻ lợi nhuận hoặc chi phí liên quan đến việc sử dụng nhãn hiệu.
  • Phù hợp với các dự án hợp tác chiến lược ngắn hạn hoặc dài hạn.

Hợp đồng li-xăng nhãn hiệu độc quyền

Các nước trên thế giới gọi loại hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu là hợp đồng li xăng nhãn hiệu. Li-xăng nhãn hiệu được hiểu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép một pháp nhân hoặc cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu của mình trên một vùng lãnh thổ nhất định trong một khoảng thời gian nhất định, trong đó nhãn hiệu được li-xăng phải thuộc quyền sử dụng của bên giao li xăng.

Các dạng của hợp đồng li – xăng nhãn hiệu

Các dạng của hợp đồng li – xăng nhãn hiệu

Theo Điều 143, Luật Sở hữu Trí tuệ quy định về Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Theo đó, hợp đồng li xăng bao gồm các loại sau:

  • Hợp đồng li – xăng nhãn hiệu độc quyền: là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng nhãn hiệu, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;
  • Hợp đồng Li – xăng nhãn hiệu không độc quyền: là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;
  • Hợp đồng li – xăng nhãn hiệu thứ cấp: là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đó theo một hợp đồng khác.

Nội dung hợp đồng li – xăng nhãn hiệu

Hợp đồng li – xăng nhãn hiệu phải có đầy đủ các điều khoản theo Điều 144, Luật sở hữu trí tuệ quy định về nội dung hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Cụ thể:

  • Điều khoản về bên cấp li – xăng, bên nhận li- xăng: Tên, địa chỉ đầy đủ của Bên chuyển quyền và Bên nhận chuyển quyền. Điều khoản này nhằm xác nhận và định danh các chủ thể của hợp đồng. 
  • Điều khoản về cơ sở chuyển giao quyền sử dụng (có thể là quyết định đăng kí nhãn hiệu, Hợp đồng li – xăng độc quyền): Điều khoản này nhằm bảo đảm nhãn hiệu này đã được bảo hộ và được phép chuyển nhượng.
  • Điều khoản về đối tượng của hợp đồng: nhãn hiệu thuộc sở hữu hoặc sử dụng của bên chuyển giao là đối tượng của hợp đồng li – xăng nhãn hiệu.
  • Điều khoản về phạm vi chuyển giao: điều khoản này đề cập đến dạng hợp đồng (đã chỉ ra ở trên) cũng như phạm vi nhãn hiệu và sản phẩm dịch vụ mang nhãn hiệu mà bên nhận Li-xăng được phép sử dụng.
  • Giới hạn lãnh thổ: là phạm vi lãnh thổ theo đó đối tượng được bên chuyển giao bảo đảm cho Bên nhận không bị tranh chấp với bên thứ ba cũng như có các quyền đối với đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ bởi Nhà nước.
  • Điều khoản về giá Li-xăng: điều khoản này sẽ quy định về phí Li-xăng cũng như các chi phí khác do hai bên thỏa thuận.
  • Điều khoản về thời hạn li – xăng: Việc các bên thoả thuận thời hạn li xăng là để bảo đảm quyền của Bên chuyển giao với việc tối đa hoá lợi ích trong thời gian đối tượng còn giá trị. Theo quy định pháp luật, thời hạn này phải nằm trong thời hạn bảo hộ các đối tượng sở hữu công nghiệp. Ngoài ra, nếu đây là hợp đồng chuyển giao thứ cấp thì thời hạn này nằm trong thời hạn hợp đồng chuyển giao độc quyền trên thứ cấp.
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên: Các bên có thể thoả thuận về mọi vấn đề tuy nhiên phải ghi nhớ những quy định bắt buộc của pháp luật nước sở tại để đảm bảo tính hợp pháp của hợp đồng. Đối với pháp luật Việt nam có một số quy định về nghĩa vụ cụ thể của các bên như sau:
  • Bên chuyển giao: Thứ nhất, đăng ký hợp đồng nếu việc đăng ký không được Bên nhận tiến hành. Thứ hai, nộp thuế chuyển giao. Thứ ba, giải quyết tranh chấp với người thứ ba nếu việc chuyển giao gây nên tranh chấp đó.
  • Bên nhận: Thứ nhất, đăng ký hợp đồng nếu bên kia không đăng ký. Thứ hai, trả tiền (Phí chuyển giao). Thứ hai, chịu sự kiểm tra về chất lượng hàng hoá mang nhãn hiệu (nếu cần thiết) và phải đảm bảo chất lượng hàng hoá như hàng hoá Bên giao. Thứ ba, ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về sản xuất theo li xăng và Bên giao là ai.
  • Điều khoản về giải quyết tranh chấp: Các bên có thể thoả thuận trọng tài hoặc toà án giải quyết. Pháp luật quy định khá cụ thể về vấn đề này, dẫn đến các bên cần nghiên cứu kỹ pháp luật để lựa chọn phương thức phù hợp và thích ứng.

Lưu ý:

Hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu hàng hoá có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ và sẽ mặc nhiên bị chấm dứt hiệu lực nếu quyền sở hữu đối với nhãn hiệu của bên giao bị chấm dứt.

Lưu ý khi lập hợp đồng sử dụng nhãn hiệu độc quyền

Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu độc quyền là tài liệu pháp lý quan trọng, đảm bảo quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc khai thác giá trị thương hiệu. Để hợp đồng này đạt hiệu quả cao và tránh rủi ro pháp lý, cần chú ý đến các điểm sau:

Xác định rõ phạm vi quyền sử dụng

Hợp đồng cần quy định cụ thể phạm vi mà bên được cấp phép được quyền sử dụng nhãn hiệu:

  • Thời gian: Thời hạn hợp đồng kéo dài bao lâu, có thể gia hạn không.
  • Khu vực: Nhãn hiệu được sử dụng trong phạm vi lãnh thổ nào (toàn quốc hay quốc tế).
  • Mục đích sử dụng: Nhãn hiệu được sử dụng cho những sản phẩm, dịch vụ hoặc ngành nghề nào.

Điều khoản về phí sử dụng nhãn hiệu

Hợp đồng cần ghi rõ mức phí sử dụng nhãn hiệu và cách thức thanh toán, bao gồm:

  • Loại phí: Phí cố định, phí định kỳ hoặc phí dựa trên doanh thu.
  • Thời điểm thanh toán: Quy định rõ lịch trình thanh toán (hàng tháng, hàng năm, hoặc một lần).
  • Hình thức thanh toán: Chuyển khoản ngân hàng, tiền mặt, hoặc các phương thức khác.

Quy định về bảo vệ nhãn hiệu

Hợp đồng nên nêu rõ các biện pháp bảo vệ nhãn hiệu để tránh hành vi xâm phạm hoặc làm giảm giá trị nhãn hiệu. Một số lưu ý gồm:

  • Cam kết của bên được cấp phép trong việc không sử dụng nhãn hiệu vào mục đích bất hợp pháp.
  • Quy định không được chuyển nhượng hoặc cấp phép lại nhãn hiệu nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu.
  • Trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu khi phát hiện hành vi xâm phạm nhãn hiệu.

Để bảo vệ giá trị thương hiệu, hợp đồng cần yêu cầu bên được cấp phép đảm bảo chất lượng sản phẩm, dịch vụ sử dụng nhãn hiệu. Các điều khoản cụ thể có thể bao gồm:

  • Quy trình sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ phải tuân thủ tiêu chuẩn do chủ sở hữu nhãn hiệu đặt ra.
  • Chủ sở hữu có quyền kiểm tra định kỳ để đảm bảo chất lượng.

Cơ chế giải quyết tranh chấp

Hợp đồng nên quy định rõ cơ chế xử lý nếu xảy ra mâu thuẫn giữa các bên. Các vấn đề cần nêu rõ:

  • Phương thức giải quyết: thương lượng, hòa giải, hoặc kiện tụng tại tòa án.
  • Quy định tòa án có thẩm quyền hoặc trung tâm trọng tài thương mại xử lý tranh chấp.
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp một bên vi phạm hợp đồng.

Quy định về chấm dứt hợp đồng

Các điều kiện để một trong hai bên được quyền chấm dứt hợp đồng cần được quy định cụ thể:

  • Khi hết thời hạn hợp đồng và không gia hạn.
  • Khi một bên vi phạm nghiêm trọng các điều khoản đã thỏa thuận.
  • Các trường hợp bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh, hoặc thay đổi pháp luật.

Công chứng và đăng ký hợp đồng (nếu cần)

Theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam, một số hợp đồng liên quan đến nhãn hiệu (chẳng hạn như hợp đồng chuyển nhượng hoặc li-xăng độc quyền) cần được đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để có hiệu lực pháp lý. Do đó, các bên cần:

  • Công chứng hợp đồng tại cơ quan có thẩm quyền (nếu được yêu cầu).
  • Nộp đơn đăng ký hợp đồng tại Cục Sở hữu trí tuệ kèm theo đầy đủ tài liệu cần thiết.

Tư vấn từ chuyên gia pháp lý

Để đảm bảo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu tuân thủ pháp luật và bảo vệ quyền lợi của các bên, nên tham khảo ý kiến từ luật sư hoặc chuyên gia về sở hữu trí tuệ. Việc này giúp tránh những lỗ hổng pháp lý hoặc rủi ro không đáng có trong quá trình thực hiện hợp đồng.

Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về Các dạng hợp đồng sử dụng nhãn hiệu độc quyền. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 09 79 05 77 68
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO