Các dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu

Nhãn hiệu hàng hóa muốn được đăng ký bảo hộ phải thỏa mãn điều kiện không trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hoá của người khác đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá (đơn nhãn hiệu hàng hoá) tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Đặc biệt nhãn hiệu muốn đăng ký không trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu hàng hoá được coi là nổi tiếng. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung pháp lý về các trường hợp không được bảo hộ nhãn hiệu.

Tại sao cần bảo hộ nhãn hiệu?

Tại sao cần bảo hộ nhãn hiệu

Bảo hộ nhãn hiệu là một bước đi vô cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Dưới đây là những lý do chính tại sao nên bảo hộ nhãn hiệu:

  • Khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, quý khách sẽ có bằng chứng pháp lý chứng minh rằng quý khách là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu đó. 
  • Việc bảo hộ nhãn hiệu giúp chủ sở hữu ngăn chặn các hành vi làm giả, làm nhái sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu, sử dụng nhãn hiệu để trục lợi, điều này góp phần bảo vệ uy tín và hình ảnh của thương hiệu.
  • Một nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ sẽ có giá trị cao hơn so với một nhãn hiệu chưa được bảo hộ. Điều này giúp tăng giá trị doanh nghiệp và tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn.
  • Nhãn hiệu đã được bảo hộ sẽ giúp chủ sở hữu dễ dàng thâm nhập vào các thị trường mới, tạo dựng uy tín và cạnh tranh với các đối thủ.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Theo Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022 quy định điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ là:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc hoặc dấu hiệu âm thanh thể hiện được dưới dạng đồ họa;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp không có khả năng phân biệt theo quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi 2022.

Các dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu

Theo Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi 2022 quy định các dấu hiệu không được bảo hộ là nhãn hiệu như sau:

  • Dấu hiệu gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước
  • Dấu hiệu gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan, tổ chức (ví dụ hình biểu tượng hội chữ thập đỏ);
  • Dấu hiệu gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài  (ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp…);
  • Dấu hiệu gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế…  (ví dụ ISO); 
  • Làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng (sản xuất tại Việt Nam đối với hàng hóa sản xuất ngoài Việt Nam);
  • Là hình dạng vốn có của hàng hóa hoặc do đặc tính kỹ thuật của hàng hóa bắt buộc phải có (ví dụ hình dạng chai nước khoáng, điện thoại di động là dấu hiệu vốn có của chai nước khoáng, điện thoại…);
  • Chứa bản sao tác phẩm, trừ khi được phép của chủ sở hữu (ví dụ sử dụng bức tranh nổi tiếng của Van Gogh làm logo).

Tại sao một số dấu hiệu không được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu?

  • Các dấu hiệu nêu trên đều mang tính đặc thù riêng của tổ chức, cá nhân có nhãn hiệu được Nhà nước bảo hộ, vì vậy để tránh việc trục lợi từ nhãn hiệu đã được đăng ký pháp luật không cho phép đăng ký nhãn hiệu đối với dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với các nhãn hiệu đã được đăng ký;
  • Việc loại trừ các trường hợp bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu nãy sẽ kích thích tính cạnh tranh, tạo động lực phát triển khẳng định danh tiếng, thương hiệu mang bản sắc riêng của các tổ chức cá nhân.

Hậu quả khi đăng ký nhãn hiệu chứa các yếu tố không được bảo hộ

Việc đăng ký các yêu tố không được bảo hộ sẽ bị từ chối bởi Cục Sở hữu trí tuệ. Khi đó, người nộp đơn phải phúc đáp công văn dự định từ chối bảo hộ (nếu đơn đã vào đến giai đoạn thẩm đinh nội dung). Khả năng bảo hộ nhãn hiệu không cao rất dế dẫn đến việc nhãn hiệu bị từ chối bảo hộ do chứa các thành phần trên. 

Do vậy, một bước quan trọng đối với các chủ đơn cần lưu ý thực hiện trước khi nộp đơn đăng ký đó là tra cứu nhãn hiệu. Vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hướng dẫn chi tiết.

Lời khuyên để nhãn hiệu được bảo hộ

Để bảo vệ nhãn hiệu của mình một cách tốt nhất, doanh nghiệp cần lưu ý những điểm sau:

  • Lựa chọn nhãn hiệu độc đáo và có khả năng phân biệt;
  • Kiểm tra tính khả dụng của nhãn hiệu thông qua các công cụ tìm kiếm, mạng xã hội, các cơ sở dữ hiệu về nhãn hiệu hoặc nhờ sự hỗ trợ của chuyên gia về sở hữu trí tuệ để kiểm tra xem có nhãn hiệu nào tương tự hay giống hệt với nhãn hiệu mà doanh nghiệp muốn đăng ký không;
  • Chuẩn bị hồ sơ đăng ký đầy đủ, điền chính xác các thông tin;
  • Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam;
  • Theo dõi quá trình xét duyệt hồ sơ để biết tiến độ xử lý hồ sơ;
  • Nên tham khảo ý kiến của luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ để được tư vấn cụ thể và giải đáp các thắc mắc.

Làm thế nào để kiểm tra khả năng bảo hộ của nhãn hiệu?

  • Để kiểm tra khả năng bảo hộ của nhãn hiệu thì quý khách hàng có thể tự mình thực hiện bằng cách truy cập vào cơ sở dữ liệu về sở hữu công nghiệp online của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới để tra cứu. 
  • Bên cạnh đó, quý khách có thể lựa chọn các luật sư chuyên về sở hữu trí tuệ có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng về quy trình đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu. Luật sư có thể giúp quý khách tìm kiếm thông tin một cách chính xác và tư vấn các giải pháp phù hợp. Quý khách có thể tham khảo dịch vụ tra cứu nhãn hiệu của Luật Việt An.

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu vui lòng liên hệ với Luật sư Công ty Luật Việt An để được hỗ trợ tra cứu sơ bộ để xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu và tư vấn soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu nhanh chóng, hiệu quả nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO
    The TitleThe Title