Đăng ký nhãn hiệu cho các quán bánh cuốn thương hiệu
Bánh cuốn là món ăn sáng rất phổ biến tại Việt Nam và là món ăn yêu thích của nhiều trong và ngoài nước, ngày nay bánh cuốn trở nên càng phổ biến hơn trở thành món chính cho người Việt Nam và du khách quốc tế, những hiệu bánh cuốn rất nhiều và có những thương hiệu phát triển mạnh mẽ trong nước và quốc tế, không những vậy mô hình nhượng quyền thương mại ngày càng phát triển giúp các thương hiệu bánh cuốn ngày càng xuất hiện phổ biến. Chính vì vậy, đăng ký nhãn hiệu cho thương hiệu bánh cuốn là vô cùng quan trọng cho thương hiệu riêng của mình về bánh cuốn, nó khẳng định hương vị đặc sản của vùng miền trong và ngoài nước. Dưới đây công ty luật Việt An, Đại diện sở hữu trí tuệ xin gửi tới quý khách hàng quan tâm đến thông tin đăng ký nhãn hiệu cho món ăn đặc sản của Việt Nam là bánh cuốn.
Bánh cuốn là gì?
Bánh cuốn còn gọi là bánh mướt hay bánh ướt là tên gọi một loại thực phẩm làm từ bột gạo hấp tráng mỏng, cuộn tròn, bên trong độn nhân rau hoặc thịt.
Trong An Nam chí lược, sử gia Lê Tắc chú rằng “vào Tết Hàn thực, đem bánh cuốn tặng nhau”. Điểm nữa là trong thi phẩm Tặng bánh xuân cho ngài thiên sứ Trương Hiển Khanh, năm 1291, vua Trần Nhân Tông cho hay: “Hôm nay đúng ngày mồng 3 tháng 3, trên chiếc mâm chạm hình mây đỏ bày bánh xuân thái, là phong tục cũ của An Nam xưa nay”. Còn Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa dẫn rằng, bánh xuân thái cũng chính là tên gọi khác của bánh cuốn, sách này đồng thời nói: “Quyển bính nhiều nhân càng ngon; Hiệu là bánh cuốn lăn tròn khéo thay”. Như vậy, vào thời Trần, thậm chí có thể truy lên thời Lý, nhằm tết Hàn thực, người Việt ăn bánh cuốn và có tục đem bánh cuốn tặng nhau, chứ chưa có tục ăn bánh trôi như thời Lê Nguyễn về sau. Bánh cuốn còn được gọi là bánh xuân hoặc bánh xuân thái, trong có nhân (có thể gồm cả rau lẫn thịt), được cuốn tròn lại, hình dạng khá gần với bánh cuốn ngày nay.
Bánh cuốn được làm như thế nào?
Nguyên liệu làm Bánh cuốn làm bằng bột gạo và bột năngCho 4 người: Bột gạo 150 gr, Bột năng 65 gr, Thịt xay 150 gr, Nấm mèo 100 gr(đã ngâm mềm và cắt nhỏ), Hành tím 4 củ, Giá 1 ít, Dưa leo 2 quả, Rau thơm 1 ít(húng quế/tía tô), Chả lụa/nem chua 1 ít, Ớt 2 quả, Dầu ăn 4 muỗng canh, Nước mắm 1 muỗng canh, Muối/đường/hạt nêm 1 ít.
Sau đó dùng phới khuấy đều hỗn hợp cho đến khi hỗn hợp bột hoàn toàn hòa tan
Bước 2: Làm nhân bánh
Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, thêm 2 muỗng canh dầu ăn vào chảo, phi thơm hành tím, khi hành thơm vàng bạn vớt ra chén 1 nửa để ăn kèm.
Cho tiếp thịt xay, nấm mèo và 1/4 muỗng cà phê hạt nêm, 1/4 muỗng cà phê muối vào, xào khoảng 4 – 5 phút cho đến khi thịt chín, nêm nếm lại cho vừa ăn thì tắt bếp.
Bước 3: Làm nước mắm chua ngọt:
Bạn cho 1 muỗng canh đường trắng, 2 muỗng canh nước lọc, 1 muỗng canh nước mắm, ớt cắt nhỏ, 1 ít nước cốt chanh (nếu thích) vào chén.
Khuấy đều lên và nêm nếm lại cho phù hợp với khẩu vị gia đình mình.
Bước 4: Làm bánh
Bắc chảo lên bếp mở lửa vừa, quét dầu ăn lên mặt chảo, đổ một vá bột vào chảo, lắc nhẹ để bột dàn mỏng đều, đậy nắp lại.
Sau 20 – 25 giây khi bánh đã chín, bạn đổ bánh ra mâm sạch (đã phết dầu) rồi nhanh tay đổ bột vào chảo để làm mẻ bánh thứ 2.
Trên chiếc bánh đã được đổ ra, bạn múc một muỗng canh nhân thịt lên, trải đều thịt và cuốn lại.
Lặp lại cho tới khi hết bột.
Bước 5: Chuẩn bị đồ ăn kèm
Dưa leo rửa sạch, cắt thành những thanh nhỏ, ngắn khoảng 1 lóng tay.
Rau thơm rửa sạch, cắt nhỏ, chả lụa, nem chua cắt miếng nhỏ khoảng 1 lóng tay, giá trụng với nước sôi khoảng 2 phút cho chín.
Thành phẩm
Xếp bánh cuốn, rau thơm, dưa leo, chả lụa, nem chua, hành phi ra đĩa và chấm với nước mắm pha, ăn ngay khi còn nóng bạn nhé.
Bánh cuốn mềm thơm, nhân ngon ngọt, thêm vị rau ăn kèm và chả rất hấp dẫn, trổ tài vào bếp thực hiện chiêu đãi cả nhà nha.
Các thương hiệu bánh cuốn tại Việt Nam?
Bánh cuốn Bà Hanh
Bánh cuốn Bà Hoành Tô Hiến Thành
Bánh cuốn gia truyền Thanh Vân
Bánh cuốn ngõ 29 Thụy Khuê
Bánh cuốn Bà Xuân
Bánh cuốn Thanh Trì – Đại Đồng
Bánh cuốn Yên Phụ Nhỏ
Bánh cuốn ruốc tôm – Hàng Cót
Bánh cuốn gia truyền Hà Nguyệt
Bánh cuốn – Bế Văn Đàn
Bánh cuốn Phủ Lý – Cửa Bắc
Bánh cuốn Bảo Khánh
Bánh cuốn nóng – Núi Trúc
Quy trình đăng ký nhãn hiệu?
Để nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền, thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện thông qua các bước cụ thể là:
Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn
Khi thực hiện việc tra cứu và đăng ký nhãn hiệu thì việc lựa chọn đơn vị tư vấn là rất quan trọng.
Không phải công ty luật, đơn vị tư vấn nào cũng là Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ.
Các đơn vị tư vấn là Đại diện Sở hữu trí tuệ mới thực sự là các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá tốt nhất khả năng nhãn hiệu thành công khi đăng ký.
Các đơn vị đại diện Sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến phản đối đơn, từ chối đơn của Quý khách hàng trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ có chức năng ký đơn thay cho chủ đơn và đại diện chủ đơn làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng.
Công ty luật Việt An là một tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi.
Bước 2: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu là các dấu hiệu mô tả không có khả năng cấp bằng bảo hộ.
Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.
Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu
Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?
Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?
Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.
Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.
Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Việt An :
Mẫu nhãn hiệu;
Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.
Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ
Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo.
Thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ Việt An tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu;
Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ;
Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu luật sư Việt An sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu Luật Việt An sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.
Tra cứu chuyên sâu
Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký thành công và tiết kiệm thời gian.
Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không.
Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng. Vì, một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký như đã trình bày mục trên.
Thời gian tra cứu chuyên sâu: 01-03 ngày.
Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu và tư vấn đánh giá tính khả thi, hướng dẫn cách thức thực hiện thủ tục đăng ký.
Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký. Ngay khi nộp đơn đăng ký chủ đơn đã phải nộp lệ phí đăng ký như sau:
Lệ phí nộp đơn đăng ký cho 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
Đối với đơn có 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ và mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ chỉ có gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trở xuống:
Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn; Lưu ý: Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã thực hiện giảm 50% các loại lệ phí nộp đơn khi đăng ký cụ thể như sau: Lệ phí nộp đơn cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ từ 150.000 đồng giảm còn 75.000 đồng.
Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng;
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;
Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng.
Lệ phí nộp đơn gồm nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo hộ tăng thêm: 550.000 đồng;
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký. Lệ phí phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng.
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ tăng thêm: 180.000 đồng;
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký. Lệ phí phải nộp thêm phí công bố thông tin cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000 đồng.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.
Bước 6: Công bố đơn
Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 7: Thẩm định nội dung đơn
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, CSHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì CSHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. CSHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.
Bước 8: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng (năm 2021 do dịch bệnh lệ phí cấp văn bằng bảo hộ từ 120.000 đồng còn 60.000 đồng cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ).
Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
Phí công bố: 120.000 đồng/
Nếu đơn đăng ký có nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì khi nộp lệ phí cấp bằng sẽ tăng thêm là: 100.000 đồng/1 nhóm. Lưu ý: Năm 2021 được giảm còn 50.000 đồng/nhóm tăng thêm.
Bước 9: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Nơi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu?
Đơn đăng ký thương hiệu sẽ nộp tại một trong các địa chỉ như sau:
a. Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại Hà Nội
Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Địa chỉ: Số 386 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, Hà Nội Tel: 024 3858 3069
c. Nộp đơn đăng ký thương hiệu tại thành phố Đà Nẵng
Văn phòng đại diện Cục SHTT tại thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: 26 Nguyễn Chí Thanh, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Điện thoại: 0236.3889955 – Điện thoại : (0236) 3889955 ; Mobile Phone : 0903502566Fax : (0236) 3889977
Từ khoá liên quan đăng ký nhãn hiệu:
Đăng ký thương hiệu, logo, Tra cứu nhãn hiệu, Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, Đăng ký nhãn hiệu là gì, Tư vấn đăng ký nhãn hiệu, Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, Chi phí đăng ký nhãn hiệu, Quy định về đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Tel: 0961675566