Các lĩnh vực công chức không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ

Nhằm ngăn chặn, hạn chế những hành vi vi phạm về phòng, chống tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi, pháp luật có quy định các lĩnh vực công chức không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ. Sau đây, Luật Việt An sẽ tư vấn cho quý khách hàng về các lĩnh vực được quy định bởi từng bộ ngành đối với cán bộ công chức hiện nay.

Các lĩnh vực công chức không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ

Theo Điều 22 Nghị định 59/2019/NĐ-CP, các lĩnh vực mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ bao gồm:

Nhóm 1

Nhóm 1 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành:

  • Bộ Công Thương;
  • Bộ Giao thông vận tải;
  • Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
  • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội;
  • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  • Bộ Tài chính;
  • Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Bộ Thông tin và Truyền thông;
  • Bộ Xây dựng;
  • Bộ Tư pháp;
  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;
  • Thanh tra Chính phủ;
  • Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
  • Văn phòng Chính phủ.

Nhóm 2

Nhóm 2 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành:

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Bộ Khoa học và Công nghệ;
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
  • Bộ Y tế;
  • Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
  • Ủy ban Dân tộc.

Nhóm 3

Nhóm 3 gồm các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của các bộ, ngành:

  • Bộ Công an;
  • Bộ Quốc phòng;
  • Bộ Ngoại giao.

Nhóm 4

Nhóm 4 gồm chương trình, dự án, đề án do người thôi giữ chức vụ khi đang là cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp nghiên cứu, xây dựng hoặc thẩm định, phê duyệt.

Lưu ý: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ quy định cụ thể danh mục các lĩnh vực trên.

Thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp

Thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp

Thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ được quy định như sau:

  • Nhóm 1: Từ 12 tháng đến 24 tháng;
  • Nhóm 2: Từ 06 tháng đến 12 tháng;
  • Nhóm 3: Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ban hành thời hạn mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ;
  • Nhóm 4: Là thời hạn thực hiện xong chương trình, dự án, đề án.

Danh mục các lĩnh vực không được thành lập doanh nghiệp sau khi công chức thôi giữ chức vụ thuộc phạm vi quản lý các bộ ngành nhóm 1

Bộ Thông tin và Truyền thông

Theo cập nhật mới nhất tại Thông tư số 09/2024/TT-BTTTT ban hành ngày
30/08/2024 và hiệu lực từ 15/10/2024, danh mục các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông mà người có chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã trong lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý bao gồm:

  • Báo chí.
  • Xuất bản, in và phát hành.
  • Phát thanh, truyền hình.
  • Thông tin điện tử.
  • Thông tin đối ngoại.
  • Thông tin cơ sở.
  • Bưu chính.
  • Viễn thông.
  • Tần số vô tuyến điện.
  • Công nghiệp công nghệ thông tin.
  • Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.
  • An toàn thông tin mạng.
  • Giao dịch điện tử.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Theo Thông tư 12/2024/TT-BKHĐT ban hành ngày 28/06/2024 và mới có hiệu lực ngày 16/08/2024, danh mục các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ, bao gồm:

  • Quản lý nhà nước về đầu tư ra nước ngoài.
  • Quản lý nhà nước về xúc tiến đầu tư.
  • Quản lý nhà nước về thẩm định dự án.
  • Quản lý nhà nước về đấu thầu.
  • Quản lý nhà nước về lập, phân bổ, quản lý kế hoạch vốn.
  • Quản lý nhà nước về quy hoạch.
  • Quản lý nhà nước về khu công nghiệp – khu chế xuất – khu kinh tế.
  • Quản lý nhà nước về phát triển doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh.
  • Quản lý nhà nước về ODA, vốn vay ưu đãi, viện trợ không hoàn lại không thuộc hỗ trợ phát triển chính thức, viện trợ của Việt Nam cho các nước.
  • Quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác.
  • Quản lý nhà nước về thống kê.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Theo Thông tư 02/2024/TT-BNNPTNT ban hành ngày 27/03/2024 và có hiệu lực từ ngày 20/05/2024, các lĩnh vực công chức không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bao gồm:

  • Lĩnh vực trồng trọt
  • Lĩnh vực bảo vệ thực vật.
  • Lĩnh vực chăn nuôi.
  • Lĩnh vực thú y.
  • Lĩnh vực thủy lợi
  • Lĩnh vực đê điều và phòng, chống thiên tai.
  • Lĩnh vực lâm nghiệp.
  • Lĩnh vực kiểm lâm.
  • Lĩnh vực thủy sản.
  • Lĩnh vực kiểm ngư.
  • Lĩnh vực kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn.
  • Lĩnh vực chất lượng, chế biến và phát triển thị trường.

Bộ Giao thông vận tải

Theo Thông tư 51/2023/TT-BGTVT ban hành ngày
31/12/2023 và có hiệu lực từ ngày
15/04/2024, danh mục các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Giao thông vận tải mà người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ bao gồm:

  • Quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý đầu tư, xây dựng, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải và hàng không dân dụng theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý nhà nước về phương tiện giao thông, các tổng thành, hệ thống, linh kiện phụ tùng của phương tiện giao thông; phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển trên biển; phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng; máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động trong giao thông vận tải và trang bị, thiết bị kỹ thuật chuyên dùng theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý công tác đào tạo, huấn luyện, sát hạch, cấp, công nhận, thu hồi giấy phép, bằng, chứng chỉ chuyên môn cho người điều khiển phương tiện giao thông, người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải; đăng kiểm viên, nhân viên nghiệp vụ kiểm định và đối tượng làm việc đặc thù trong lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý hoạt động vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng và vận tải đa phương thức.
  • Quản lý nhà nước về an ninh, an toàn giao thông theo quy định của pháp luật.
  • Khoa học – công nghệ và môi trường trong giao thông vận tải.
  • Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực giao thông vận tải theo quy định của pháp luật.
  • Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước thuộc phạm vi quản lý do Bộ Giao thông vận tải làm đại diện chủ sở hữu.

Bộ Công thương

Theo Thông tư 48/2023/TT-BCT, các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực đó không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã bao gồm:

các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn sau khi thôi giữ chức vụ, quyền hạn

  • Thương mại trong nước.
  • Xuất nhập khẩu.
  • Xúc tiến thương mại.
  • Công nghiệp.
  • Năng lượng.
  • Hóa chất.
  • Cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng
  • Quản lý thị trường.
  • Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

Ngân hàng Nhà nước

Theo Thông tư 20/2023/TT-NHNN, danh mục các lĩnh vực không được thành lập doanh nghiệp sau khi công chức thôi giữ chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Ngân hàng Nhà nước, bao gồm:

  • Cấp, cấp lại, thay đổi nội dung và thu hồi giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ thông tin tín dụng cho các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức hoạt động thông tin tín dụng.
  • Cấp phép hoặc đình chỉ hoạt động thanh toán của tổ chức tín dụng và tổ chức khác; cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán của các tổ chức không phải là ngân hàng; thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động thanh toán.
  • Cấp, thu hồi văn bản chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối cho tổ chức tín dụng và các tổ chức khác theo quy định của pháp luật; thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động ngoại hối.
  • Cấp, thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ, giấy phép đối với các hoạt động kinh doanh vàng; thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động kinh doanh vàng.
  • Cấp, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng; chấp thuận việc mua, bán, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập và giải thể tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật; chấp thuận danh sách dự kiến những người được bầu, bổ nhiệm làm thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
  • Lập danh sách cảnh báo tổ chức có rủi ro cao về rửa tiền; thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động phòng, chống rửa tiền.
  • Thanh tra, kiểm tra, giám sát ngân hàng.

Bộ Xây dựng

Theo Thông tư 05/2023/TT-BXD, các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi chức vụ bao gồm:

  • Quy hoạch xây dựng, kiến trúc.
  • Hoạt động đầu tư xây dựng.
  • Phát triển đô thị.
  • Hạ tầng kỹ thuật.
  • Nhà ở, công sở và thị trường bất động sản.
  • Vật liệu xây dựng.
  • Khoa học và công nghệ trong lĩnh vực xây dựng.
  • Quản lý doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Bộ Tài chính

Theo Thông tư 60/2022/TT-BTC, Các lĩnh vực người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc lĩnh vực trước đây mình có trách nhiệm quản lý sau khi thôi giữ chức vụ bao gồm:

  • Quản lý nhà nước về kế toán, kiểm toán.
  • Quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
  • Quản lý nhà nước về bảo hiểm.
  • Quản lý nhà nước về hải quan.
  • Quản lý nhà nước về giá.
  • Quản lý nhà nước về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của ngân sách nhà nước.
  • Quản lý nhà nước về tài chính doanh nghiệp và quản lý vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
  • Quản lý nhà nước về dự trữ quốc gia.
  • Quản lý vay nợ, trả nợ trong nước, ngoài nước của Chính phủ, nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia và nguồn viện trợ quốc tế cho Việt Nam và nguồn cho vay, viện trợ của Việt Nam cho nước ngoài.
  • Quản lý nhà nước về ngân sách nhà nước.
  • Quản lý nhà nước về tài sản công.

Danh mục các lĩnh vực không được thành lập doanh nghiệp sau khi công chức thôi giữ chức vụ ở một số lĩnh vực khác

Phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp

Theo Phụ lục Thông tư 05/2023/TT-BTP

Phạm vi quản lý của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Theo Điều 4 Thông tư 21/2022/TT-BTNMT

Phạm vi quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ

Theo Điều 3 Thông tư 20/2022/TT-BKHCN

Phạm vi quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Theo Điều 2 Thông tư 13/2022/TT-BVHTTDL

Phạm vi quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Theo Điều 2 Thông tư 41/2021/TT-BGDĐT

Cập nhật các văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành năm 2024

  • Thông tư 09/2024/TT-BTTTT quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông.
  • Thông tư 12/2024/TT-BKHĐT quy định danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã sau khi thôi chức vụ thuộc phạm vi quản lý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
  • Thông tư 02/2024/TT-BNNPTNT quy định về danh mục các lĩnh vực và thời hạn người có chức vụ, quyền hạn không được thành lập, giữ chức danh, chức vụ quản lý, điều hành doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã sau khi thôi giữ chức vụ trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Trên đây là các lĩnh vực công chức không được thành lập doanh nghiệp sau khi thôi giữ chức vụ. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được tư vấn hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Tư vấn pháp luật doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO