Các thủ tục cần thực hiện sau thành lập doanh nghiệp

Kinh tế ngày càng phát triển kéo theo sự ra đời của hàng loạt các doanh nghiệp trẻ tuổi. Tuy nhiên không phải sau khi đăng ký thành lập mới xong thì doanh nghiệp có thể hoạt động ngay được mà còn phải thực hiện các thủ tục sau đăng ký theo như pháp luật quy định. Vậy các thủ tục cần thực hiện sau thành lập doanh nghiệp là gì – câu trả lời sẽ được Luật Việt An giải đáp ngay sau đây.

Thứ nhất khắc dấu và thông báo mẫu dấu công ty

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, các doanh nghiệp có thể liên hệ với các đơn vị khắc dấu để làm con dấu cho công ty mình. Theo quy định tại điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 thì doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

  • Tên doanh nghiệp;
  • Mã số doanh nghiệp.

Trước khi sử dụng con dấu, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Thứ hai, mở tài khoản ngân hàng

Trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc thanh toán điện tử dần trở nên phổ biến hơn, để thực hiện các giao dịch thanh toán bằng hình thức chuyển khoản hay nộp thuế điện tử thì doanh nghiệp cần đăng ký mở tài khoản ngân hàng sau đó  thông báo về việc sử dụng tài khoản ngân hàng với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế (nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính). Để thực hiện được điều đó doanh nghiệp cần:

Trước hết, doanh nghiệp cần chọn cho mình ngân hàng dự định sẽ mở tài khoản. Doanh nghiệp cũng nên chọn những ngân hàng mà có nhiều văn phòng giao dịch trên toàn quốc để trong quá trình hoạt động tiện cho việc giao dịch hơn.

Tiếp theo doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký mở tài khoản ngân hàng bao gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị mở tài khoản theo mẫu của ngân hàng;
  • 01 bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • 01 bản sao chứng thực Thẻ căn cước/Chứng minh thư nhân dân/Hộ chiếu còn liệu lực của người đại diện pháp luật;
  • 01 bản sao chứng thực của Giấy chứng nhận mẫu dấu.

Lưu ý: Khi mở tài khoản ngân hàng cho công ty, một số ngân hàng còn yêu cầu thêm: Quyết định thành lập hoặc điều lệ thành lập công ty, và bắt buộc phải có kế toán trưởng, khi đó cần bổ sung vào hồ sơ 1 bản sao công chứng CMND của kế toán.

Cuối cùng doanh nghiệp mang hồ sơ xin mở tài khoản tới ngân hàng để hoàn thành thủ tục mở tài khoản ngân hàng cho công ty và nhận số tài khoản – kích hoạt tài khoản cho công ty. Số dư tối thiểu trong tài khoản là 1.000.000 đồng.

Thứ ba, doanh nghiệp cần nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài tới cơ quan thuế.

Theo quy định của pháp luật mức thu lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp tùy thuộc vào số vốn điều lệ của doanh nghiệp cụ thể như sau:

Doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng : 3.000.000 đồng/năm

Doanh nghiệp có vốn điều lệ dưới 10 tỷ đồng: 2.000.000 đồng/năm

Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai chậm nhất là vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai lệ phí môn bài chậm nhất là trong vòng 30 ngày, kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Thứ tư, tiến hành nộp hồ sơ mua chữ ký số điện tử.

Chữ ký số điện tử hiện nay được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng để thực hiện các giao dịch điện tử như nộp hồ sơ thuế, sử dụng hóa đơn điện tử bởi ưu điểm vượt trội của chữ ký số là đơn giản và nhanh chóng. Để có được chữ ký số điện tử doanh nghiệp cần đặt mua chữ ký số và đăng ký  sử dụng với nhà cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số. Chữ ký số điện tử có giá trị tương đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử.

Khi mua chữ ký số doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

  • Bản sao công chứng giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân của người đại diện

Sau khi đã chuẩn bị đủ các giấy tờ trên thì doanh nghiệp nộp lại tại cơ quan được cấp phép cung cấp dịch vụ chữ ký số như Viettel, VNPT,… Mức lệ phí tùy thuộc vào từng cơ quan đưa ra cũng như tùy vào từng gói dịch vụ mà doanh nghiệp lựa chọn.

Thứ năm, treo biển tại trụ sở công ty

Theo quy định việc treo biển hiệu là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp.  Biển hiệu của doanh nghiệp cần phải có các nội dung sau:

  • Tên cơ quan chủ quản trực tiếp (nếu có).
  • Tên cơ sở sản xuất, kinh doanh theo đúng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Địa chỉ, điện thoại.

Vì là nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp. Vì thế, nếu doanh nghiệp nào vi phạm quy định này đều phải chịu xử lý về vi phạm hành chính với mức phạt từ 1.000.000 – 3.000.000 đồng.

Thứ sáu, đề nghị in và đặt in hóa đơn

Sau khi thành lập, nếu doanh nghiệp có kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì doanh nghiệp phải nộp hồ sơ đề nghị sử dụng hóa đơn tự in và tiến hành in hóa đơn. Hồ sơ đề nghị sử dụng hóa đơn tự in bao gồm:

  • Văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn tự in (Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC)
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp, Cán bộ Thuế sẽ đến trụ sở Công ty để kiển tra tình hình hoạt động thực tế. Vì vậy, trước đó doanh nghiệp phải đảm bảo được các điều kiện cơ sở vật chất và giấy tờ như sau:

  • Treo biển tại trụ sở chính của công ty
  • Có Văn bản xác nhận quyền sử dụng địa chỉ trụ sở chính của công ty là hợp pháp Hợp đồng thuê nhà; CMND+ hộ khẩu của chủ nhà, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản công chứng);
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, con dấu của công ty
  • Thông báo chấp thuận áp dụng phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ;
  • Bố trí cơ sở vật chất chứng minh công ty có hoạt động.
  • Nhân viên/người đại diện theo pháp luật để tiếp cơ quan thuế.

Sau khi kiểm tra và xem xét tình hình hoạt động thực tế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có ý kiến về điều kiện sử dụng hóa đơn tự in của doanh nghiệp (Mẫu số 3.15 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).

Trường hợp sau 02 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn tự in. Thủ trưởng cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về việc không có ý kiến bằng văn bản trả lời doanh nghiệp.

Trên đây là toàn bộ phần tư vấn của công ty Luật Việt An về vấn đề các thủ tục cần thực hiện sau thành lập doanh nghiệp. Quý doanh nghiệp tham khảo hoặc liên hệ tới Luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO