Chống lại hành vi lấy cắp nội dung trên Internet

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ số, mạng internet ngày càng được phổ biến trong đời sống của công người. Bên cạnh những mặt tích cực của internet đối với xã hội thì vẫn tồn tại những mặt tiêu cực như hành vi trộm cắp nội dung trên internet. Hành vi trộm cắp nội dung trên internet gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất xám của tác giả. Bài viết dưới đây của công ty Luật Việt An sẽ cung cấp tới bạn đọc giải pháp chống lại hành vi lấy cắp nội dung trên internet.

Lấy cắp nội dung trên internet là gì?

Hành vi lấy cắp thông tin trên mạng internet là hành vi sao chép trái phép đến quyền tác giả trên không gian mạng. Pháp luật sở hữu trí tuệ quy định hành vi xâm phạm quyền tác giả tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi năm 2022. Từ quy định này có thể xác định một số hành vi được coi là lấy cắp nội dung trên internet bao gồm:

  • Chiếm đoạt quyền tác giả tức là việc sử dụng các tác phẩm được bảo vệ bởi pháp luật sở hữu trí tuệ một cách trái phép trên internet xâm phạm đến quyền tác giả, chủ sở hữu tác phẩm;
  • Mạo danh, mạo nhận là việc sử dụng tên tác giả để thực hiện hành vi có lợi cho mình trên mạng xã hội;
  • Công bố, phân phối tác tác phẩm trên internet không được sự cho phép của tác giả, đồng tác giả;
  • Sửa, cắt xén hoặc xuyên tạc nội dung tác phẩm gây ảnh hưởng đến danh dự và uy tín của tác giả;
  • Sao chép tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình trên internet mà không xin phép tác giả hay chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Sử dụng tác phẩm trên internet không xin phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền thù lao, nhuận bút, quyền lợi vật chất khác được quy định trong pháp luật;
  • Phát sóng, truyền đạt, livestream trái phép trên không gian mạng để công bố, phân phối tác phẩm mà không được sự cho phép của tác giả trừ trường hợp quy định tại Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ;
  • Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng internet không được sự cho phép của chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Cố ý gỡ bỏ, thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả trên không gian mạng;
  • Ngoài ra, còn rất nhiều hành vi khác xâm phạm đến bản quyền tác giả trên không gian mạng như hành vi bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo…

Ví dụ: bộ phim Lật Mặt 3 của ca sỹ Lý Hải bị quay lén và livetream trên mạng xã hội hay vụ việc chương trình truyền hình Táo quân của VTV bị phát tán tràn lan trên mạng xã hội là hai trong nhiều ví dụ về hành vi xâm phạm quyền tác giả và quyền liên quan trên internet.

Xử lý hành vi lấy cắp nội dung trên internet

Theo Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các biện pháp xử lý hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể như sau: tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, cố thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính, hình sự. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp ngăn chặn…

Chống lại hành vi lấy cắp nội dung trên Internet

Biện pháp tự bảo vệ

Chủ sở hữu quyền trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau để tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên internet;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Biện pháp dân sự

Các biện pháp dân sự có thể áp dụng để xử lý hành vi lấy cắp nội dung trên internet được quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 bao gồm: buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự, buộc bồi thường thiệt hại và buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại.

Biện pháp hành chính

Hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan sẽ bị xử phạt hành chính theo chương 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP. Tùy từng hành vi mà người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tương ứng. Mức xử phạt tiền ở chương 2 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân trừ một số trường hợp quy định tại khoản 1,2,3,4 Điều 5 và khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Dưới đây là một số ví dụ minh họa cụ thể:

Hành vi vi phạm Mức xử phạt
Sử dụng nội dung trên internet mà không nêu tên thật, bút danh tác giả, tác phẩm hoặc nêu không đúng Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng
Tự ý công bố tác phẩm, nội dung của tác giả trên không gian mạng mà không được sự cho phép của tác giả Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
Sao chép tác phẩm trên internet mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng
Tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng
Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Biện pháp hình sự

Cá nhân, pháp nhân thương mại thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 79 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022. Cụ thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan theo Điều 225 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017.

Chống lại hành vi lấy cắp nội dung trên Internet

Thẩm quyền xử lý hành vi lấy cắp nội dung trên internet

Hiện nay, có nhiều cơ quan được giao thẩm quyền để xử lý hành vi lấy cắp nội dung trên internet như: Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ.

Biện pháp Thẩm quyền
Biện pháp dân sự Tòa án
Biện pháp hành chính Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, UBND các cấp.
Biện pháp hình sự Tòa án

Một số câu hỏi liên quan

Quyền tác giả có phải đăng ký để được bảo hộ không?

Theo Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ, quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Như vậy, ngay sau khi hoàn thành tác phẩm mặc dù chưa tiến hành thủ tục đăng ký thì quyền tác giả vẫn sẽ phát sinh từ thời điểm đó.

Thời hạn bảo hộ quyền tác giả là bao lâu?

Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn.

Quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản đối với quyền tác giả có thời hạn bảo hộ như sau:

  • 75 năm với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên;
  • 25 năm đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố, 100 năm nếu tính kể từ khi tác phẩm được định hình
  • Suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả hoặc đồng tác giả cuối cùng chết đối với các tác phẩm còn lại;

Khi phát hiện hành vi lấy cắp nội dung Internet tôi nên làm gì đầu tiên?

Khi phát hiện hành vi lấy cắp nội dung trên Internet bạn có thể gửi thư cảnh báo, yêu cầu cá nhân, tổ chức vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm. Tùy vào từng hành vi và mức độ vi phạm, Quý khách có thể nhờ sự hỗ trợ của luật sư trong yêu cầu cơ quan thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc khởi kiện yêu cầu xử lý dân sự đối với hành vi vi phạm.

Giải pháp chống lại hành vi lấy cắp nội dung trên internet

  • Chủ sở hữu cần biết cách tự bảo vệ tác phẩm của mình trước khi công khai trên internet như giảm bớt dung lượng file, chỉ đưa file bản dùng thử, có hệ thống mã khóa bảo vệ;
  • Đăng ký bảo vệ nội dung trên internet thông qua việc đăng ký sử dụng công cụ DMCA để bảo vệ nội dung của mình trên internet;
  • Thường xuyên theo dõi, kiểm soát lượt truy cập, sử dụng các tác phẩm, nội dung của mình trên internet để có biện phạm yêu cầu chấm dứt ngay vi phạm nếu có hành vi vi phạm;
  • Áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo về quyền tác giả;
  • Đăng ký bảo hộ quyền tác giả tại Cục Bản quyền tác giả Việt Nam;
  • Yêu cầu xử lý hành vi vi phạm quyền tác giả trên internet khi phát hiện hành vi vi phạm để răn đe đối tượng xâm phạm…

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký quyền tác giả hay tư vấn về biện pháp chống lại hành vi lấy cắp nội dung trên internet xin vui lòng liên hệ Công ty Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO