Máy tính hiện nay là một công cụ hữu ích, giúp ích rất nhiều cho con người trong học tập và làm việc. Trong quá trình sử dụng, xảy ra nhiều vấn đề mà người không có kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực máy tính thì không thể giải quyết được, do đó, những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ liên quan đến máy tính rất phát triển. Các chủ thể kinh doanh, nếu muốn đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ mà mình cung cấp có thể tham khảo thủ tục đăng ký nhãn hiệu sau:
Phân nhóm đăng ký bảo hộ thương hiệu:
Theo quy định, hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu phải được phân loại theo bảng phân loại Nice. Theo đó, các dịch vụ liên quan đển máy tính được phân loại như sau:
Nhóm 37: Lắp đặt, bảo trì và sửa chữa phần cứng máy tính;
Nhóm 42: Khôi phục dữ liệu máy tính, Lập trình máy tính, Dịch vụ cài đặt phần mềm máy tính, Thiết kế phần mềm máy tính, Diệt vi rút cho máy tính, …
Hồ sơ cần chuẩn bị:
01 mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Lưu ý: Mẫu nhãn hiệu có thể đăng ký dưới dạng màu hoặc đen trắng. Tuy nhiên, khi đăng ký dưới dạng đen trắng, chủ sở hữu có thể thay đổi màu sắc mà vẫn được bảo hộ.
Sau khi tiếp nhận đơn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xử lý trong vòng từ 13-18 tháng. Trong quá trình này, chủ đơn cần theo dõi quá trình và trả lời ý kiến của người thứ ba (nếu có).
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực kể từ ngày cấp và kéo dài đến 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Như vậy, sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, thời hạn bảo hộ còn lại của nhãn hiệu tối đa khoảng gần 9 năm.
Văn bằng bảo hộ có thể được gia hạn mỗi lần 10 năm với số lần không hạn chế. Tuy nhiên, việc gia hạn phải đúng theo quy định về trình tự, thủ tục luật định và phải nộp lệ phí đầy đủ. Đơn yêu cầu gia hạn gồm các tài liệu sau đây:
Tờ khai yêu cầu gia hạn hiệu lực văn bằng bảo hộ;
Bản gốc văn bằng bảo hộ (trường hợp yêu cầu ghi nhận việc gia hạn vào văn bằng bảo hộ);
Giấy uỷ quyền (trường hợp nộp đơn thông qua đại diện);
Chứng từ nộp lệ phí gia hạn, công bố quyết định gia hạn và đăng bạ quyết định gia hạn văn bằng bảo hộ theo quy định.
Ngoài ra, chủ sở hữu văn bằng có thể thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu cho người khác sử dung. Tuy nhiên, hợp đồng chuyển nhượng cần phải được đăng ký tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì mới phát sinh hiệu lực.