Điện thoại di động hiện nay là thiết bị công nghệ được sử dụng phổ biến nhất và đang ngày càng hiện đại, thông minh. Điện thoại di động với đặc tính gọn nhẹ, tiện dụng và mang tính giải trí cao dần thay thể thiết bị điện thoại cố định. Có rất nhiều nhà sản xuất tham gia cạnh tranh trên thị trường tiềm năng này. Tuy nhiên, để thu hút khách hàng cũng như bảo vệ sản phẩm của mình khỏi các yếu tố xâm phạm, các hãng sản xuất điện thoại có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu.
Chuẩn bị hồ sơ gồm:
Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm;
Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu:
Điện thoại di động được phân vào nhóm 09 theo bảng phân loại Nice.
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Xử lý đơn đăng ký:
– Giai đoạn thẩm định hình thức đơn (1-2 tháng): Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn (các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm, phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;…) và ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ (nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót trong đơn đăng ký);
– Công bố Đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp: Đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố Đơn;
– Giai đoạn thẩm định nội dung (9-12 tháng):
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong Đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Trong quá trình thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
– Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký nhãn hiệu:
Người nộp đơn có quyền sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký miễn đáp ứng được điều kiện về thời hạn: trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp thông báo từ chối cấp văn bằng bảo hộ hoặc quyết định cấp văn bằng bảo hộ.
Việc sửa đổi, bổ sung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp không được mở rộng phạm vi đối tượng đã bộc lộ hoặc nêu trong đơn và không được làm thay đổi bản chất của đối tượng yêu cầu đăng ký nêu trong đơn, đồng thời phải bảo đảm tính thống nhất của đơn. Nếu việc sửa đổi làm mở rộng phạm vi (khối lượng) bảo hộ hoặc làm thay đổi bản chất đối tượng thì người nộp đơn phải nộp đơn mới và mọi thủ tục được tiến hành lại từ đầu.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu:
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Như vậy, có thể nói nhãn hiệu khi đã được đăng ký sẽ được bảo hộ vô thời hạn với điều kiện chủ sở hữu gia hạn và nộp đầy đủ lệ phí gia hạn hiệu lực.