Đăng ký nhãn hiệu cho các homestay & bungalow

Đăng ký nhãn hiệu là một những thủ tục hành chính nhằm nộp đơn xin xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hoá hoặc dịch vụ. Với xu hướng mới phát triển du lịch đặc biệt là trong thời kỳ du lịch cũng như kinh tế bị ảnh hưởng lớn bởi dịch bệnh covid 19. Theo đó thì có rất nhiều các nhà nghỉ dưỡng theo kiểu homestay, bungalows gần gũi với thiên nhiên con người và chi phí lại không cao cũng như mang lại giá trị văn hoá lớn và trải nghiệm thực sự cho mỗi chuyến đi. Các hãng nhà nghĩ homestay, bungalow cần đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ cho thương hiệu của mình, Tel: 0961675566.

Homestay là gì?

Homestay là loại hình dịch vụ lưu trú mà khách du lịch sẽ nghỉ, ngủ tại nhà người dân bản địa, nơi mà họ đặt chân đến nhằm giúp du khách khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu phong tục tập quán, đời sống văn hóa của từng vùng miền tại địa phương đó.

Hiểu một cách đơn giản và bao quát nhất, Homestay là loại hình du lịch dựa vào cộng đồng, tức lưu trú tại nhà dân, địa phương nơi khách đến, giúp nơi đó quảng bá văn hóa, con người và cảnh đẹp một cách chân thật và hiệu quả nhất. Loại hình du lịch Homestay được đánh giá là đặc biệt phù hợp với quốc gia đa văn hóa như Việt Nam, phát triển nhất tại các tỉnh, thành phố phát triển du lịch như Hà Nội, Yên Bái, Mộc Châu, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Đà Lạt, Bến Tre, Long An,…

Bungalow là gì?

Bungalow là kiểu nhà một tầng có xuất xứ từ Ấn Độ, bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XVII. Các bungalow thường được thiết kế nằm riêng biệt, diện tích nhỏ và có kết cấu khá đơn giản. Ban đầu, kiểu nhà này được xây dựng để làm nơi cư trú cho các thủy thủ đến từ Anh. Sau đó, bungalow trở thành loại nhà dành cho tầng lớp lao động bình dân với những gia đình 1 thế hệ ở Ấn Độ. Khi trở nên phổ biến ở các nước Bắc Mỹ, Anh, kiểu nhà bungalow được xây dựng với diện tích lớn hơn dành cho những gia đình mở rộng. Thuật ngữ này không lâu sau cũng dần phổ biến ở các nước châu Phi, châu Á.

Xu hướng du lịch tại Việt Nam?

Sau 35 năm đổi mới đất nước, ngành du lịch nước ta đã có bước phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Đội ngũ doanh nghiệp kinh doanh du lịch, hệ thống cơ sở lưu trú du lịch ngày càng lớn mạnh. Hạ tầng du lịch được nhà nước, xã hội quan tâm đầu tư. Việt Nam đã trở thành điểm đến hấp dẫn trên thế giới. Khách du lịch quốc tế, trong nước và doanh thu từ du lịch liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, đóng góp lớn vào tăng trưởng GDP của đất nước. Du lịch đã góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, tài nguyên thiên nhiên, góp phần quảng bá hình ảnh và khẳng định vị thế của Việt Nam trong quá trình phát triển, hội nhập quốc tế. Du lịch cũng là một công cụ góp phần giảm tụt hậu, chênh lệch giàu nghèo cho những vùng xa xôi, còn ít điều kiện để phát triển, tạo nhiều việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.

Một số homestay và bungalow ở Việt Nam?

  1. Pù Luông Natura Bungalow🍀
  2. Sapa Jade Hill
  3. Topas Ecolodge Sapa
  4. Mai châu Ecolodge
  5. Dalat Wonder Resort
  6. Six Senses Ninh Van Bay
  7. L’Alya Ninh Van Bay – Resort
  8. Ka Lâm Retreat, Nha Trang
  9. Six Senses Côn Đảo
  10. Amanoi Resort – Ninh Thuận
  11. Homestay Bảo Lộc
  12. Homestay Côn Đảo
  13. Homestay Ecopark
  14. Homestay Hà Giang – Đồng Văn
  15. Homestay Cát Bà
  16. Homestay Hồ Tuyền Lâm
  17. Homestay Tràng An – Tam Cốc
  18. Homestay Hải Phòng
  19. Homestay Ba Vì
  20. Homestay Phú Yên
  21. Homestay Sóc Sơn
  22. Homestay Cần Thơ
  23. Homestay Cô Tô
  24. Homestay Măng Đen
  25. Homestay Nha Trang
  26. Homestay Hòn Sơn
  27. Homestay Nam Du
  28. Homestay Phan Thiết Mũi Né
  29. Homestay Sapa – Lào Cai
  30. Homestay Huế
  31. Homestay Tam Đảo – Vĩnh Phúc
  32. Homestay Hạ Long – Bãi Cháy
  33. Homestay thành phố Hồ Chí Minh
  34. Homestay Quy Nhơn – Bình Định
  35. Homestay Hà Nội
  36. Homestay Vũng Tàu
  37. Homestay Phú Quốc
  38. Homestay Mộc Châu – Sơn La
  39. Homestay Hội An
  40. Homestay Đà Nẵng
  41. Homestay Đà Lạt.

Đăng ký nhãn hiệu như thế nào?

Để nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền, thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện thông qua các bước cụ thể là:

Bước 1: Lựa chọn đơn vị tư vấn

  • Khi thực hiện việc tra cứu và đăng ký nhãn hiệu thì việc lựa chọn đơn vị tư vấn là rất quan trọng.
  • Không phải công ty luật, đơn vị tư vấn nào cũng là Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ.
  • Các đơn vị tư vấn là Đại diện Sở hữu trí tuệ mới thực sự là các đơn vị có chuyên môn và kinh nghiệm để tư vấn, đánh giá tốt nhất khả năng nhãn hiệu thành công khi đăng ký.
  • Các đơn vị đại diện Sở hữu trí tuệ sẽ hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến phản đối đơn, từ chối đơn của Quý khách hàng trong quá trình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam.
  • Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ có chức năng ký đơn thay cho chủ đơn và đại diện chủ đơn làm việc với Cục Sở hữu trí tuệ để đảm bảo tối đa quyền lợi cho khách hàng.
  • Công ty luật Việt An là một tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ nên quý khách hàng sẽ được đảm bảo mọi quyền lợi khi sử dụng dịch vụ về đăng ký nhãn hiệu của chúng tôi.

Bước 2: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu

  • Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu là các dấu hiệu mô tả không có khả năng cấp bằng bảo hộ.
  • Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ.

Bước 3: Tra cứu nhãn hiệu

Lợi ích của việc tra cứu nhãn hiệu

  • Để thực hiện thành công việc đăng ký nhãn hiệu, tức nhãn hiệu đăng ký có thể được cấp văn bằng bảo hộ, chủ thể nộp đơn đăng ký trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, doanh nghiệp nên thực hiện thủ tục tra cứu nhãn hiệu.
  • Việc tra cứu nhãn hiệu nhằm xác định khả năng đăng ký của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu cùng loại đã được đăng ký tại cơ quan Sở hữu trí tuệ hay chưa?
  • Sau khi có kết quả tra cứu nhãn hiệu, chủ đơn sẽ cân nhắc quyết định nên hay không nên đăng ký nhãn hiệu đã được tra cứu.
  • Việc tra cứu nhãn hiệu còn góp phần xác định khả năng nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng hay không?
  • Nếu xác định nhãn hiệu không có khả năng được cấp văn bằng chủ sở hữu nên cân nhắc phương án sửa đổi để có thể được cấp bảo hộ độc quyền.
  • Tra cứu nhãn hiệu tránh được thời gian sau khi xét nghiệm dài chờ đợi nhưng không đem lại kết quả mong đợi của chủ đơn đăng ký.

Tài liệu cần chuẩn bị khi tra cứu nhãn hiệu

Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Việt An :

  • Mẫu nhãn hiệu;
  • Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.

Tra cứu nhãn hiệu sơ bộ

  • Khách hàng có thể tự tra cứu nhãn hiệu qua website: https://ipvietnam.gov.vn/ hoặc trang của wipo.
  • Thông qua Đại diện sở hữu trí tuệ Việt An tiến hành tra cứu để đánh giá khả năng đăng ký của nhãn hiệu;
  • Thời gian tra cứu sơ bộ là 01 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ;
  • Sau khi tra cứu sơ bộ mà nhận thấy nhãn hiệu không có khả năng đăng ký cho nhãn hiệu luật sư Việt An sẽ đưa ra các đối chứng liên quan để tìm giải pháp cho nhãn hiệu có khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Nếu có khả năng đăng ký nhãn hiệu Luật Việt An sẽ tiến hành tra cứu chuyên sâu và mất phí tra cứu.

Tra cứu chuyên sâu

  • Sau khi tiến hành tra cứu sơ bộ nhãn hiệu cho thấy có khả năng đăng ký. Chủ nhãn hiệu yêu cầu tra cứu chuyên sâu để đánh giá cao nhất khả năng cấp văn bằng bảo hộ. Đây không phải là bước bắt buộc, tuy nhiên nên thực hiện để tăng khả năng đăng ký thành công và tiết kiệm thời gian.
  • Tra cứu chuyên sâu là thủ tục hoàn toàn tự nguyện của người nộp đơn. Chủ đơn nên tiến hành thủ tục này vì đây là bước quan trọng để đánh giá nhãn hiệu có nên nộp đơn đăng ký bảo hộ hay không.
  • Việc tra cứu nhãn hiệu cũng chỉ mang tính chất tham khảo và không là căn cứ để cấp hay không cấp văn bằng. Vì, một phần liên quan đến quyền ưu tiên khi đăng ký như đã trình bày mục trên.
  • Thời gian tra cứu chuyên sâu: 01-03 ngày.
  • Kết quả tra cứu nhãn hiệu: Bản thông báo kết quả tra cứu nhãn hiệu và tư vấn đánh giá tính khả thi, hướng dẫn cách thức thực hiện thủ tục đăng ký.

Bước 4: Nộp hồ sơ đăng ký

Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký. Ngay khi nộp đơn đăng ký chủ đơn đã phải nộp lệ phí đăng ký như sau:

Lệ phí nộp đơn đăng ký cho 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ

Đối với đơn có 01 nhóm sản phẩm, dịch vụ và mỗi nhóm hàng hóa, dịch vụ chỉ có gồm 06 sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trở xuống:

  • Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/đơn; Lưu ý: Hiện nay, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh covid Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam đã thực hiện giảm 50% các loại lệ phí nộp đơn khi đăng ký cụ thể như sau: Lệ phí nộp đơn cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ từ  150.000 đồng giảm còn 75.000 đồng.
  • Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;
  • Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng;
  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;
  • Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
  • Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng.

Lệ phí nộp đơn gồm nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ

  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo hộ tăng thêm: 550.000 đồng;
  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký. Lệ phí phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng.
  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ tăng thêm: 180.000 đồng;
  • Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký. Lệ phí phải nộp thêm phí công bố thông tin cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 30.000 đồng.

Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Bước 5: Thẩm định hình thức đơn đăng ký

  • Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
  • Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.

Bước 6: Công bố đơn

  • Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
  • Hình thức công bố: Trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.

Bước 7: Thẩm định nội dung đơn

  • Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
  • Cục Sở hữu trí tuệ (CSHTT) xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu. Trên cơ sở đó, CSHTT có những đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Nếu đơn đáp ứng đủ điều kiện thì CSHTT ra Thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.
  • Nếu đơn không đáp ứng đủ điều kiện. CSHTT ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà chủ đơn đã đăng ký. Chủ đơn nhãn hiệu xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu trí tuệ. Chủ đơn đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của mình.

Bước 8: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ

Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.

  • Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng (năm 2021 do dịch bệnh lệ phí cấp văn bằng bảo hộ từ 120.000 đồng còn 60.000 đồng cho 01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ).
  • Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
  • Phí công bố: 120.000 đồng/
  • Nếu đơn đăng ký có nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì khi nộp lệ phí cấp bằng sẽ tăng thêm là: 100.000 đồng/1 nhóm. Lưu ý: Năm 2021 được giảm còn 50.000 đồng/nhóm tăng thêm.

Bước 9: Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

  • Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
  • Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

Từ khoá liên quan:

Đăng ký thương hiệu, logo, Cục Sở hữu trí tuệ, Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu, Đăng ký nhãn hiệu là gì, Tư vấn đăng ký nhãn hiệu, Tra cứu đăng ký thương hiệu, Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu. Tel: 0961675566.

 

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    100 câu hỏi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu năm 2023, 2024

    100 câu hỏi liên quan đến đăng ký nhãn hiệu năm 2023, 2024

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO