Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho sản phẩm nồi áp suất
Nồi áp suất là một dụng cụ nấu ăn quen thuộc với bất kỳ gia đình nào. Nồi áp suất giúp công việc nấu ăn trở nên nhanh chóng, dễ dàng bởi vì áp suất hơi bên trong từ việc đun sôi chất lỏng (nước) sẽ tác động trực tiếp và khắp bề mặt thực phẩm và khiến thức ăn mềm nhanh. Điều đặc biệt đó là nồi áp suất giúp các gia đình tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm được thời gian nấu nướng. Đối với những chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm này có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu để thu hút người tiêu dùng.
Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng có thể đăng ký bảo hộ thương hiệu. Theo quy định, chỉ những người có quyền đăng ký nhãn hiệu mới có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc ủy quyền nộp đơn. Đó là các chủ thể sau:
– Tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp;
– Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó;
– Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể;
– Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
Chủ thể có quyền có thể tự mình nộp hồ sơ hoặc sử dụng dịch vụ của Công ty Luật Việt An. Đơn đăng ký bảo hộ thương hiệu bao gồm:
Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8×8 cm;
Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu:
Giai đoạn thẩm định hình thức đơn (1-2 tháng): Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét tính hợp lệ của đơn (các loại giấy tờ cần thiết; phân nhóm, phân loại đối tượng nêu trong đơn; quyền nộp đơn;…) và ra thông báo chấp nhận đơn hợp lệ hoặc thông báo từ chối chấp nhận đơn hợp lệ (nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót trong đơn đăng ký)
Đơn đăng ký nhãn hiệu phải được phân nhóm theo bảng phân loại Nice, theo đó, sản phẩm thảm được phân vào nhóm 21. Nếu người nộp đơn không phân loại hoặc phân loại không đúng, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành phân nhóm (có thu phí).
Công bố Đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp: Đơn đăng ký nhãn hiệu được công bố trong thời hạn hai tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ và người nộp đơn phải nộp lệ phí công bố Đơn;
Giai đoạn thẩm định nội dung (9-12 tháng):
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn là đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong Đơn theo các điều kiện bảo hộ, xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ tương ứng. Trong quá trình thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ có thể yêu cầu người nộp đơn giải thích nội dung đơn, cung cấp các thông tin thuộc phạm vi bản chất của đối tượng nêu trong đơn.
Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm.
Mọi thông tin liên quan đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.