Trong thị trường kinh tế cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp luôn phải đầu tư cải thiện kiểu dáng các sản phẩm của họ để tạo ra các sản phẩm mới với các kiểu dáng thu hút, tính năng vượt trội, giúp doanh nghiệp có cơ hội cạnh tranh với các sản phẩm khác trên thị trường. Và việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, rõ nhất chính là giúp doanh nghiệp được đảm bảo sự độc quyền của mình đối với sản phẩm được bảo hộ, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp khi sản phẩm được bảo hộ của họ bị làm nhái, sao chép… Văn bằng bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp là bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp và thủ tục đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp được thực hiện như sau:
Về điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp: Để được đăng ký bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng các tiêu chí sau đây:
Tính mới: thể hiện ở các tiêu chí sau:
Kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ không được đồng nhất hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với những kiểu dáng đã tồn tại trước đó.
Kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt cơ bản với nhau nếu chỉ khác biệt bởi các đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết và ghi nhớ được. các đặc điểm đó không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp với nhau;
Kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ chưa bị bộc lộ công khai ở bất cứ đâu và bất kỳ hình thức nào tính đến ngày nộp đơn.
Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được đặt ra không những trong phạm vi quốc gia mà trên toàn thế giới.
Tính sáng tạo: Kiểu dáng công nghiệp được mô tả trong đơn phải tạo ra bước tiến rõ rệt về mặt kỹ thuật so với kiểu dáng của các sản phẩm cùng loại trước đó.
Khả năng áp dụng công nghiệp: Nếu kiểu dáng công nghiệp có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó.
Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:
Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
Hình dáng bên ngoài của các công trình xây dựng công nghiệp;
Hình dáng sản phẩm vô hình trong quá trình sử dụng sản phẩm.
Đơn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên; tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu được thụ hưởng quyền đó từ người khác;
Nếu đơn đăng ký được nộp thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp cần thêm giấy ủy quyền;
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Ngoài ra đơn đăng ký còn phải đảm bảo về tính thống nhất, cụ thể:
Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm;
Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của nhiều sản phẩm trong một bộ sản phẩm, thể hiện ý tưởng sáng tạo chung duy nhất, được sử dụng cùng nhau hoặc để thực hiện chung mục đích trong đó mỗi sản phẩm có một kiểu dáng công nghiệp tương ứng;
Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp của một sản phẩm kèm theo một hoặc nhiều phương án biến thể của kiểu dáng công nghiệp đó.
Thủ tục xử lý đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp:
Bước thẩm định hình thức của đơn để công nhận tính hợp lệ của đơn. Thời hạn để thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn đăng ký trên công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn là 2 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận là đơn hợp lệ. Mục đích của việc công khai các thông tin về đơn đăng ký để cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết bất kỳ ý kiến phản đối của bên thứ 3 về việc cấp văn bằng bảo hộ chính thức cho kiểu dáng công nghiệp;
Bước thẩm định nội dung đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp để đánh giá các tiêu chí bảo hộ và phạm vi bảo hộ. Thời hạn thẩm định về nội dung là 6 tháng kể từ ngày công bố đơn
Cấp văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp: Cục sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ cho đơn đáp ứng các điều kiện trên và ghi nhận vào Số đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp
Hiệu lực của văn bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp: là 5 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn liên tiếp 2 lần, mỗi lần 5 năm.
Dịch vụ Luật Việt An trong lĩnh vực tư vấn đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp
Tra cứu thông tin đăng ký độc quyền kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký độc quyền của kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng / hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;