Đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho quần áo và đồ may khâu

Quần áo và đồ may khâu là những đồ để mặc như quần, áo, váy,… để đội như mũ, nón, khăn,… và để đi như giày, dép, ủng,… Ngoài ra, đồ may khâu còn có thể là khăn quàng, găng tay, cà vạt,… Chức năng cơ bản nhất của quần áo và đồ may khâu là để bảo vệ thân thể. Tiếp đó, quần áo và đồ may khâu cũng có chức năng thẩm mỹ, làm đẹp cho con người. Hiện nay, có rất nhiều loại quần áo và đồ may khâu khác nhau. Mỗi loại lại có các kiểu dáng riêng biệt để phù hợp với mục đích sử dụng chúng như chơi thể thao, tham gia lễ hội, đi làm,… Vì vậy, kiểu dáng quần áo và đồ may khâu cũng có thể được pháp luật bảo hộ dưới hình thức bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nếu kiểu dáng của chúng có tính mới so với thế giới và có khả năng áp dụng công nghiệp.

Kiểu dáng công nghiệp của quần áo và đồ may khâu là gì?

Kiểu dáng công nghiệp của quần áo và đồ may khâu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm quần áo và đồ may khâu được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này có thể nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Tại Việt Nam đã có nhiều kiểu dáng công nghiệp của quần áo và đồ may khâu đăng ký cấp Văn bằng bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ. Chẳng hạn như:

Số đơn: 3-2018-01507

Kiểu dáng công nghiệp “Quần bò” (Số đơn: 3-2018-01507)

(Nguồn: http://iplib.noip.gov.vn/)

Phân nhóm kiểu dáng công nghiệp cho quần áo và đồ may khâu

Theo Bảng Phân loại quốc tế về kiểu dáng công nghiệp (Phiên bản lần 8 theo Thoả ước Locarno), các loại quần áo và đồ may khâu thuộc nhóm 02 có thể được bảo hộ kiểu dáng công nghiệp bao gồm:

  • 02-01: Quần áo lót, coóc-xê, nịt vú (yếm), quần áo ngủ

Bao gồm cả coóc-xê chỉnh hình và áo trong.

Không bao gồm các loại khăn dùng trong nội trợ (khăn trải bàn, tạp dề v.v. Nhóm 6-13).

  • 02-02: Quần áo ngoài

Bao gồm tất cả các loại quần áo ngoài, kể cả quần áo lông, quần áo tắm, quần áo thể thao và quần áo chỉnh hình.

Không bao gồm các loại quần áo lót (Nhóm 02-01), hoặc quần áo ngoài thuộc Nhóm 02-03; 02-04; 02-05 hoặc 02-06.

  • 02-03: Mũ

Bao gồm cả các dạng mũ cho đàn ông, đàn bà và trẻ em

  • 02-04: Giày, dép, tất

Bao gồm cả các loại giày đặc biệt dành cho thể thao như giày đá bóng, trượt tuyết, hốc-cây, giày chỉnh hình, quần nịt, ghệt và các loại giày khác.

  • 02-05: Khăn quàng, cà vạt, nơ cài cổ, khăn mùi xoa

Bao gồm tất cả các loại đồ trang điểm thêm cho trang phục.

  • 02-06: Găng tay

Bao gồm cả găng tay dùng trong phẫu thuật, găng tay bảo vệ bằng cao  su, plastic dùng trong nội trợ, các ngành khác hoặc trong thể thao.

  • 02-07: Đồ may khâu

Bao gồm cả các khuy bấm, bản dưới của khuy bấm, nút cài cho quần áo, mũ, giày, dép; dây buộc, ghim, các đồ dùng để may, dệt, thêu và các đồ may khâu khác như thắt lưng, dây đeo quần.

Không bao gồm các loại chỉ, sợi khác ( Nhóm 05-04), các loại máy khâu, dệt, thêu ( Nhóm 15-06) hoặc túi đựng đồ may ( Nhóm 03-01)

  • 02-99: Các loại khác

Lưu ý: Các loại quần áo, đồ may khâu thuộc nhóm 02 không bao gồm quần áo cho búp bê (Nhóm 21-01), các trang bị đặc biệt chống hoả hoạn, phòng và cứu nạn (Nhóm 29) hoặc đồ mặc dùng cho động vật (Nhóm 30-01).

Điều kiện chung đối với kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ

Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Có tính mới (so với thế giới): Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
  • Có khả năng áp dụng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

Lưu ý: Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Tại Việt Nam kiểu dáng công nghiệp đươc bảo hộ trong vòng 05 năm kể từ ngày nộp đơn. Và được gia hạn tối đa 02 lần. Theo đó tối đa một kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ sẽ được độc quyền trong vòng 15 năm (nếu gia hạn liên tiếp khi hết hạn). Sau 15 năm, kiểu dáng công nghiệp sẽ hết độc quyền và người khác có quyền sử dụng không cần sự đồng ý của chủ sở hữu.

Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho quần áo và đồ may khâu

Tài liệu tối thiểu

  • 02 Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp, đánh máy theo mẫu số 03-KDCN  Phụ lục A của Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN;
  • 01 Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp; [Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng quy định tại điểm 33.5 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN, bản kiểu dáng công nghiệp phải bao gồm các nội dung sau: Tên kiểu dáng công nghiệp; Lĩnh vực sử dụng kiểu dáng công nghiệp; Kiểu dáng công nghiệp tương tự gần nhất; Liệt kê ảnh chụp hoặc bản vẽ; Phần mô tả chi tiết kiểu dáng công nghiệp; Yêu cầu bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
  • 04 Bộ ảnh chụp/bản vẽ kiểu dáng công nghiệp.
  • Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Các tài liệu khác (nếu có)

  • Giấy ủy quyền (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp thông qua tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
  • Giấy chuyển nhượng quyền nộp đơn (nếu có);
  • Tài liệu xác nhận quyền đăng ký (nếu thụ hưởng từ người khác);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).

Trình tự, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp cho thực phẩm

  • Cách thức nộp hồ sơ: Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp có thể nộp đơn giấy hoặc nộp đơn trực tuyến:
  • Nộp đơn giấy: Người nộp đơn có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp hoặc qua dịch vụ của bưu điện đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ, cụ thể:
  • Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
  • Nộp đơn trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
  • Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được xem xét theo trình tự sau:
  • Thẩm định hình thức: 01 tháng.
  • Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ.
  • Thẩm định nội dung: không quá 07 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
  • Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng. Sau khi có quyết định cấp văn bằng, chủ đơn hoặc đại diện của chủ đơn Trong nộp lệ phí vấp văn bằng và nhận giấy chứng nhận đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

Dịch vụ của Công ty luật Việt An trong lĩnh vực đăng ký kiểu công nghiệp tại Việt Nam

  • Tra cứu thông tin về sử dụng và đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Tư vấn, đánh giá khả năng sử dụng, đăng ký bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Hoàn thiện hồ sơ xin cấp văn bằng bảo hộ (dịch tài liệu hoặc viết bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, yêu cầu bảo hộ, chuẩn bị các hình vẽ, làm tờ khai, đại diện) cho khách hàng trong việc nộp đơn yêu cầu cấp bằng bảo hộ, gia hạn văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
  • Nghiên cứu và đánh giá khả năng vi phạm các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ;
  • Thực thi các quyền kiểu dáng công nghiệp đang được bảo hộ: điều tra, giám sát, thương lượng / hòa giải, khởi kiện ra tòa hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền khác xử lý xâm phạm ở Việt Nam và nước ngoài;
  • Đàm phán, soạn thảo, thẩm định, đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu các kiểu dáng công nghiệp ở Việt Nam và ở nước ngoài;
Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO