Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước ngoài

Kinh tế toàn cầu ngày càng phát triển, theo đó nhu cầu mở rộng các sản phẩm trí tuệ các doanh nghiệp Việt Nam tăng cao mạnh mẽ. Vậy, làm thế nào để doanh nghiệp Việt Nam có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước ngoài, hình thức, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước ngoài cần lưu ý nội dung gì? Luật Luật Việt An tổng hợp các nội dung cơ bản để Quý khách hàng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022.

Các Điều ước quốc tế về Sở hữu trí tuệ và Kiểu dáng công nghiệp mà Việt Nam là thành viên.

Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện dưới dạng ba chiều, như các đường nét của một vật thể bằng hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp (Theo khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ).

Kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trên nhiều loại sản phẩm. Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.

Kiểu dáng công nghiệp cũng yếu tố chính giúp cho một sản phẩm thu hút được sự chú ý của khách hàng đồng thời đóng vai trò quan trọng trong sản xuất, kinh doanh do nó có khả năng giúp cá biệt hóa hàng hóa mang kiểu dáng công nghiệp này với các hàng hóa khác tương tự trên thị trường, từ đó giúp chủ sở hữu (cá nhân, doanh nghiệp…) kiểu dáng công nghiệp có được lợi thế kinh doanh hơn so với các đối thủ khác.

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước ngoài là gì?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp thông thường được hiểu là đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, có phạm vi bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. Theo đó, đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước ngoài là đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở các nước ngoài lãnh thổ Việt Nam, chủ sở hữu muốn kiểu dáng của mình được bảo hộ tại nước nào thì đăng ký tại nước đó hoặc chỉ định nước đó để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Chủ sở hữu kiểu dáng có thể đăng ký tại một hoặc nhiều nước mà có nhu cầu bảo hộ, không bị giới hạn số lượng hay phạm vi bảo hộ. Bởi lẽ quyền sở hữu trí tuệ nói chung, quyền đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp nói riêng có tính lãnh thổ, nên chủ đơn đăng ký bảo hộ tại nước nào thì mới được bảo hộ quyền sở hữu kiểu dáng công nghiệp tại nước đó.

Các hình thức nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước ngoài?

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước ngoài là thực hiện việc bảo hộ tại các nước bên ngoài Việt Nam nên các hình thức bảo hộ cũng khá đa dạng, tùy thuộc vào nhu cầu mà chủ sở hữu có thể lựa chọn các hình thức sao cho phù hợp.

Hiện tại có 03 hình thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước ngoài bao gồm:

Hình thức 1: Đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo từng quốc gia

Các doanh nghiệp, cá nhân có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp thông qua việc nộp đơn đăng ký trực tiếp tại các cơ quan sở hữu trí tuệ của từng quốc gia riêng rẽ mà doanh nghiệp muốn bảo hộ kiểu dáng. Tuy nhiên, có một hạn chế là hình thức này chỉ phù hợp với những doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở các nước đăng ký và có thể xử lý được đơn đăng ký trực tiếp và nhanh chóng.

Hình thức 2: Đăng ký kiểu dáng theo các khu vực có Điều ước quốc tế chung

Nếu doanh nghiệp muốn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nhiều nước mà những nước đó là thành viên của hiệp định khu vực thì doanh nghiệp có thể chỉ phải nộp một đơn đăng ký duy nhất ở cơ quan sở hữu trí tuệ của khu vực đó. Các cơ quan sở hữu trí tuệ khu vực bao gồm các cơ quan sau:

  • Cơ quan Sở hữu công nghiệp Khu vực châu Phi (ARIPO) để đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tại các nước châu Phi nói tiếng Anh;
  • Cơ quan kiểu dáng Benelux (BDO) để bảo hộ kiểu dáng tại Bỉ, Hà Lan và Luxembourg;
  • Cơ quan Hài hoà hoá thị trường nội địa (OHIM) để bảo hộ kiểu dáng Cộng đồng tại 15 nước thuộc liên minh châu Âu;
  • Tổ chức Sở hữu trí tuệ châu Phi (OAP) để bảo hộ tại các nước châu Phi nói tiếng Pháp.

Hình thức 3: Đăng ký kiểu dáng theo Điều ước quốc tế

Hình thức cuối cùng là đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay (Hague) có Việt Nam là nước thành viên. Các doanh nghiệp muốn đăng ký quốc tế kiểu dáng của họ ở một vài nước có thể sử dụng các thủ tục quy định tại thoả ước La Hay (Hague) về đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn đăng ký theo một trong hai cách sau:

  • Đăng ký trực tiếp tại Văn phòng quốc tế.
  • Đăng ký thông qua trung gian là Cơ quan quốc gia của Nước thành viên nếu luật nước đó cho phép.

Doanh nghiệp đến từ một nước thành viên của thoả ước La Hay thì chỉ cần nộp một đơn duy nhất cho WIPO với một loại tiền tệ duy nhất. Thỏa ước La Hay giúp chủ sở hữu có thể dễ dàng quản lý đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp của bản thân như sau:

  • Gia hạn hiệu lực
  • Chuyển giao quyền sở hữu
  • Thay đổi tên, địa chỉ của chủ sở hữu thông qua một thủ tục đơn giản.

Như vậy, hình thức này khắc phục được hạn chế của hình thức một, doanh nghiệp đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ không cần phải nộp nhiều đơn tại nhiều quốc gia riêng biệt mà kiểu dáng công nghiệp vẫn được bảo hộ tại các nước thành viên của thoả ước mà người nộp đơn mong muốn.

Thoả ước tạo cho người nộp đơn một cơ chế đơn giản và tiết kiệm hơn đối với việc nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại các nước khác nhau. Chi phí đăng ký một kiểu dáng công nghiệp theo thoả ước La Hay thay đổi phụ thuộc và số lượng các kiểu dáng và số nước mà người nộp đơn xin bảo hộ kiểu dáng.

Ví dụ: chi phí bảo hộ 05 kiểu dáng ở 11 nước sử dụng kênh quốc tế theo hệ thống La Hay là xấp xỉ 900 SFr (~1049 USD).

Thủ tục đăng ký nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước ngoài

Chủ thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp không bị giới hạn nên các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam trong nước hay nước ngoài cư trú tại Việt Nam đều có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ, chủ sở hữu có thể nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trực tiếp cho Văn phòng quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) hoặc thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.

Hiện tại thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp quốc tế sẽ được thực hiện theo các phương án sau đây:

Phương án 1: Nộp đơn trực tiếp tới Văn phòng quốc tế

  • Cách 1: Người nộp đơn sử dụng hệ thống nộp đơn trực tuyến của WIPO (eHague). Đăng nhập vào hệ thống nộp đơn trực tuyến, nhập các thông tin, thanh toán phí và nộp đơn (https://www.wipo.int/hague/en/e-filing.html).
  • Cách 2: Người nộp đơn gửi hồ sơ đơn trực tiếp tới WIPO hoặc gửi qua bưu điện và khai thông tin vào các form mẫu sẵn có (tải xuống từ website WIPO), nộp hồ sơ giấy trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện.

Phương án 2: Nộp đơn gián tiếp qua Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam

  • Bước 1: Khai form DM/1: Người nộp đơn vào Website của WIPO tải form DM/1 hoặc nhận mẫu DM/1 tại Cục SHTT và tiến hành khai các thông tin
  • Bước 2: Nộp đơn đăng ký quốc tế cho Cục Sở hữu trí tuệ kèm phí chuyển đơn đăng ký.
  • Bước 3: Nhận thông báo phí từ Cục SHTT và tiến hành nộp phí cho Văn phòng quốc tế
  • Bước 4: Cục SHTT hoàn thiện hồ sơ và gửi Văn phòng quốc tế

Cần lưu ý về ngôn ngữ sử dụng khi nộp qua Cục SHTT phải là tiếng Anh.

Câu hỏi liên quan

Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp?

Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp, bao gồm:

  • Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  • Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  • Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

Nộp đơn đăng ký kiểu dáng quốc tế tại Việt Nam có được bảo hộ tại nước ngoài không?

Khi đăng ký Kiểu dáng công nghiệp quốc tế, chủ đơn có thể nộp hồ sơ tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam, thành phần hồ sơ và thủ tục nộp hồ sơ sẽ theo hình thức đăng ký quốc tế. Lúc này sẽ tránh cho việc doanh nghiệp, cá nhân phải nộp trực tiếp tại nước ngoài hay gửi đường bưu điện quốc tế, tránh bị tốn chi phí và thất lạc hồ sơ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ kiểu dáng công nghiệp quốc tế rất nhiều.

Phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp theo nguyên tắc lãnh thổ, có nghĩa đăng ký tại quốc gia nào sẽ chỉ được bảo hộ tại quốc gia đó.

Phải nộp các khoản phí nào khi đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước ngoài theo phương thức đa phương?

  Các hạng mục phí Mức phí (CHF)
1 Phí cơ bản 397 (*) 19(**)
2 Phí công bố
2.1 Cho mỗi hình được công bố 17
2.2 Cho mỗi trang từ thứ hai trở đi thể hiện hình ảnh KDCN (trong trường hợp nộp đơn giấy) 150
3 Phí bổ sung cho mỗi từ của phần mô tả KDCN vượt quá 100 từ đầu tiên 2
4 Phí chỉ định chuẩn (a)
4.1 Mức 1 42 (*) 2 (**)
4.2 Mức 2 60 (*) 20 (**)
4.3 Mức 3 90 (*) 50 (**)
5 Phí chỉ định riêng (b)

(*) Cho kiểu dáng công nghiệp đầu tiên

(**) Cho kiểu dáng công nghiệp từ thứ hai trở đi

(a) Phí chỉ định chuẩn gồm có 3 mức, tùy thuộc vào quốc gia được chỉ định

(b) Trong trường hợp quốc gia được chỉ định có tuyên bố áp dụng phí chỉ định riêng thay cho phí chỉ định chuẩn

Ai có quyền nộp đơn đăng ký đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước ngoài theo thỏa ước La Hay?

Cá nhân, tổ chức có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp theo Thỏa ước La Hay nếu cá nhân, tổ chức đó thỏa mãn một trong số các điều kiện sau đây:

  • Là công dân của một quốc gia thành viên của Thỏa ước La Hay.
  • Thường trú tại một quốc gia thành viên của Thỏa ước La Hay.
  • Có nơi cư trú tại một quốc gia thành viên của Thỏa ước La Hay.
  • Có cơ sở Thương mại/công nghiệp thực sự và hiệu quả tại một quốc gia thành viên của Thỏa ước La Hay.

Cách thức đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Châu Âu?

Chủ sở hữu có thể đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại Châu Âu theo 2 cách sau:

  • Cách thứ nhất,nộp đơn đăng ký riêng lẻ tại từng quốc gia qua Cơ quan Sở hữu trí tuệ của quốc gia đó. Với mỗi đơn đăng ký KDCN tại từng quốc gia, doanh nghiệp phải sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, đồng tiền mà quốc gia đó sử dụng chính thức để tiến hành các thủ tục nộp đơn đăng ký. Khi doanh nghiệp cần sửa đổi, bổ sung một hoặc một số chi tiết trong KDCN đã đăng ký, doanh nghiệp cần phải làm thủ tục sửa đổi, bổ sung tại Cơ quan Sở hữu trí tuệ tại tất cả các quốc gia mà KDCN đã được nộp đơn/bảo hộ. Trình tự, thủ tục đăng ký và phạm vi, thời hạn bảo hộ đối với KDCN là khác nhau giữa các quốc gia thành viên.
  • Cách thứ hai,nộp đơn đăng ký KDCN tại Châu Âu qua Cơ quan Sở hữu trí tuệ liên minh Châu Âu – European Union Intellectual Property Office (“EUIPO”). Thay vì nộp đơn riêng lẻ tại từng quốc gia Châu Âu, doanh nghiệp có thể nộp một đơn đăng ký duy nhất lên EUIPO, liệt kê cụ thể các quốc gia muốn đăng ký bảo hộ KDCN. Khi nộp đơn, người nộp đơn được dùng một trong bất kỳ ngôn ngữ chính thức nào của Liên minh Châu Âu (24 ngôn ngữ). Trường hợp có phản đối, hủy bỏ hiệu lực văn bằng bảo hộ KDCN, ngôn ngữ dùng trong đơn sẽ là một trong các ngôn ngữ được sử dụng chính thức tại EUIPO (gồm tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha), ngôn ngữ này phải khác ngôn ngữ được dùng khi nộp đơn đăng ký KDCN.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn về thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp tại nước ngoài xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Tư vấn sở hữu trí tuệ

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO