Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp và thuộc một trong những tổ chức hành nghề công chứng. Đăng ký nhãn hiệu cho phòng công chứng là một trong những biện pháp bảo đảm quyền lợi trong quá trình hoạt động của phòng, tránh bị xâm phạm về nhãn hiệu. Vậy trình tự đăng ký nhãn hiệu phòng công chứng thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin cần thiết đến vấn đề này theo quy định.
Quy định hiện hành về Đăng ký nhãn hiệu cho phòng công chứng
Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sưa đổi, bổ sung năm 2009, 2019, 2022;
Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;
Thông tư 263/2016/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 63/2023/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.
Căn cứ Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Nhãn hiệu phòng công chứng được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Chủ thể nào có quyền đăng ký nhãn hiệu cho phòng công chứng
Căn cứ theo Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, các chủ thể có quyền đăng ký cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho phòng công chứng là:
Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hóa do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp
Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó
Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó
Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu khi đáp ứng các điều kiện tại khoản 5 Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005.
Các nhãn hiệu phòng công chứng uy tín tại Việt Nam
Phòng công chứng số 1 Hà Nội
Được thành lập từ năm 1954, văn phòng công chứng số 1 Hà Nội là một trong những địa chỉ văn phòng công chứng lâu đời và uy tín nhất tại thủ đô. Với đội ngũ công chứng viên giàu kinh nghiệm và trang thiết bị hiện đại, văn phòng này cam kết đem đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng và nhanh chóng
Phòng Công chứng số 3 thành phố Đà Nẵng
Phòng Công chứng số 3 thành phố Đà Nẵng là một tổ chức hành nghề công chứng được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Phòng Công chứng số 1 được Sở Tư pháp thành phố Đà Nẵng cấp phép hoạt động ngày 07/10/2005. Văn phòng có thẩm quyền chứng nhận các hợp đồng, giao dịch về bất động sản, động sản, di chúc, ủy quyền, và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật. Đội ngũ công chứng viên và chuyên viên pháp lý tại đây sẽ hỗ trợ nhanh chóng và đảm bảo tính chính xác theo quy định của pháp luật.
Phòng Công chứng số 1 thành phố Hồ Chí Minh
Phòng Công chứng số 1 Thành phố Hồ Chí Minh là Phòng Công chứng đầu tiên của cả nước được thành lập sau năm 1975, theo Quyết định số 182 ngày 21/9/1988 của thành phố Hồ Chí Minh. Từ ngày đầu thành lập đến nay, Phòng Công chứng số 1 đã công chứng hàng triệu hợp đồng, giao dịch đáp ứng nhu cầu công chứng ngày càng đa dạng của khách hàng; đã đóng góp hàng trăm tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. Với kết quả đó, Phòng đã được nhiều cấp khen thưởng với nhiều hình thức khác nhau.
Phòng công chứng thuộc nhóm sản phẩm nào khi đăng ký nhãn hiệu
Căn cứ theo Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo thỏa ước Nice phiên bản 12-2024 thì nhãn hiệu phòng công chứng được phân vào nhóm 45: Dịch vụ pháp lý; Dịch vụ an ninh thực thể nhằm bảo vệ người và tài sản hữu hình; Dịch vụ hẹn hò, dịch vụ mạng xã hội trực tuyến; Dịch vụ tang lễ; Dịch vụ trông giữ trẻ tại nhà.
Theo đó, khi đăng ký nhãn hiệu bảo hộ cho phòng công chứng, người nộp đơn cần khớp với dịch vụ theo Bảng phân loại trên.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phòng công chứng
Căn cứ Điều 100 và Điều 105 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, thì hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho phòng công chứng bao gồm cá giấy tờ sau:
02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu phòng công chứng theo Mẫu số 08 phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP;
05 Mẫu nhãn hiệu kích thước 80×80 mm;
Chứng từ nộp phí, lệ phí;
Giấy ủy quyền cho Luật Việt An (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hường quyền ưu tiên.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho phòng công chứng
Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho phòng công chứng
Người nộp đơn có thể lựa chọn hình thức nộp đơn giấy hoặc hình thức nộp đơn trực tuyến qua Cổng dịch vụ công trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Trường hợp nộp đơn giấy, người nộp có thể nộp đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ sau:
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Trường hợp nộp đơn trực tuyến, người nộp đơn cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến của Cục Sở hữu trí tuệ.
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Sau khi tiếp nhận đơn, Cục sở hữu trí tuệ tiến hành kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó ra kết luận đơn có hợp lệ hay không.
Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn
Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn và nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót.
Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.
Thời gian thẩm định hình thức: 01 tháng
Bước 3: Công bố đơn
Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.
Thời gian công bố đơn: 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn
Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Thời gian thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn
Bước 5: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ
Nếu đối tượng nêu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
Nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu phòng công chứng
Căn cứ Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định mức lệ phí đăng ký nhãn hiệu phòng công chứng, cụ thể:
Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
Phí tra cứu phục vụ TĐND: 180.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
Phí tra cứu cho sản phẩm, dịch vụ thứ 7 trở đi: 30.000VNĐ/01 sản phẩm, dịch vụ
Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
Phí thẩm định nội dung cho sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi: 120.000VNĐ/01 sản phầm, dịch vụ.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho phòng công chứng của Luật Việt An
Thực hiện việc tra cứu và thông báo cho quý khách hàng bằng văn bản kết quả tra cứu nhãn hiệu;
Soạn thảo hồ sơ và thay mặt chủ sở hữu nhãn hiệu trực tiếp nộp và theo dõi tình trạng hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu phòng công chứng;
Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) trong quá trình theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu;
Hỗ trợ theo dõi, đại diện giải quyết các phản đối và phản hồi với đại diện sở hữu trí tuệ thực hiện thủ tục tại Cục Sở hữu trí tuệ
Nhận các công văn, Giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng (nếu có).
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu trong và ngoài nước xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!