Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhằm thừa nhận quyền sở hữu đối với nhãn hiệu.
Cơ quan đăng ký nhãn hiệu
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam có địa chỉ tại 3 khu vực như sau:
Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội
Địa chỉ: 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại Thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng
Địa chỉ: Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Cơ sở pháp lý của thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Nhãn hiệu được đăng ký dựa theo kết quả xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu, các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký và căn cứ các quy định của pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
Hình thức đăng ký nhãn hiệu
Hình thức đăng ký nhãn hiệu thông qua ghi nhận nhãn hiệu và chủ sở hữu nhãn hiệu vào Sổ đăng ký quốc gia về đăng ký nhãn hiệu và cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu.
Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?
Đăng ký nhãn hiệu đối với chủ thể mới sử dụng trước tiên là để tránh không vi phạm nhãn hiệu của người khác đã được cấp văn bằng bảo hộ.
Tránh xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được bảo hộ của chủ thể khác;
Đăng ký nhãn hiệu cho doanh nghiệp bên cạnh việc thúc đầy hoạt động quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp, tạo sự tin tưởng trong quan hệ với khách hàng mà doanh nghiệp còn có căn cứ pháp lý bảo vệ cho quyền lợi của mình trước những hành vi sử dụng trái phép nhãn hiệu của mình trong tương lai.
Hầu hết các nhà đại lý, đơn vị phân phối hàng hóa, đại diện nhãn hàng đều mong nhà sản xuất, đơn vị cung cấp hàng hóa đảm bảo sự ổn định, bền vững của nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ để họ phân phối trên thị trường. Do đó, khi doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giúp tạo sự chuyên nghiệp, uy tín với các đối tác, đại lý, bạn hàng và có khả năng phát triển thành một tài sản đôi khi lớn hơn cả hàng hóa dịch vụ của mình, Có thể ví dụ đến các nhãn hiệu có giá trị lớn trên thế giới và tại Việt Nam như Cocacola, Apple, Microsoft, Viettel, Vingroup, Hòa Phát,….
Hiện nay, khi tham gia giao dịch thương mại điện tử, bán hàng trên các trang thương mại điện tử, điều kiện tiên quyết là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ giao dịch cần phải chứng minh đã đăng ký nhãn hiệu nộp tại Cục Sở hữu trí tuệ mới được chấp nhận mở shop online hoặc bán hàng trên các trang thương mại điện tử này, Ví dụ khi bán hàng tại: Shopee, Lazada, Amazon, ….đều yêu cầu chủ shop, người bán hàng chứng minh việc đã đăng ký nhãn hiệu
Quý khách hàng có bất kỳ khó khăn nào liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ công ty luật – Tổ chức Đại diện Sở hữu trí tuệ Việt An để được hỗ trợ!