Sản phẩm bảo hộ lao động đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và an toàn của người lao động tại nơi làm việc. Đối với người lao động và người quản lý an toàn lao động, nhận biết và tin cậy vào nhãn hiệu để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và bảo hộ cần thiết. Với mỗi một sản phẩm, các doanh nghiệp phải nắm vững các yêu cầu về quy trình việc đăng ký nhãn hiệu diễn ra một cách suôn sẻ nhằm cung cấp quyền pháp lý chính thức cho doanh nghiệp sở hữu nhãn hiệu đó. Trong bài viết dưới dây, công ty Luật Việt An sẽ hướng dẫn quý khách hàng trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm bảo hộ lao động với mục đích hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận thị trường và xây dựng thương hiệu uy tín.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Nhãn hiệu sản phẩm bảo hộ lao động là gì?
Nhãn hiệu sản phẩm bảo hộ lao động là một biểu hiện đặc biệt, ký hiệu, hoặc tên thương hiệu được sử dụng để định danh và phân biệt sản phẩm bảo hộ lao động của một doanh nghiệp nào đó. Nhãn hiệu này thường được đặt trên các sản phẩm như mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, găng tay, giày bảo hộ, quần áo bảo hộ. Nhãn hiệu sản phẩm bảo hộ lao động có thể là tên thương hiệu cụ thể của một công ty hoặc biểu tượng độc đáo, hoặc kết hợp của cả hai.
Phân loại nhóm đăng ký nhãn hiệu bảo hộ lao động
Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice phiên bản 12-2024, Bảng phân loại Nice phiên bản mới cập nhật năm 2024 đã được Cục Sở hữu trí tuệ công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp số 429 (ngày 25 tháng 12 năm 2023). Theo đó, Bảng phân loại Nice phiên bản 12-2024 được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2024, khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, cần phải xác định cụ thể sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu đi kèm. Cụ thể đăng ký nhãn bảo hộ lao động thuộc:
Nhóm 09: quần áo bảo hộ lao động; băng cáp ngầm có mục đích cảnh báo nguy hiểm; dây đai an toàn dùng cho thợ điện; giày bảo hộ lao động; mũ bảo hộ lao động.
Nhóm 25: Các sản phẩm thời trang như quần áo, giày dép, mũ.
Nhóm 35: Mua bán các sản phẩm bảo hộ lao động.
Một số nhãn hiệu sản phẩm bảo hộ lao động ở Việt Nam
Trụ sở chính: Tổ dân phố Phúc Lý, phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.
Số đơn: 4-2020-05935
Ngày nộp đơn: 26/02/2020
Được cấp ngày: 25/05/2020
Nhãn hiệu: T THIENBANG Bảo Hộ Niềm Tin, hình
Loại nhãn hiệu: Thông thường
Mẫu nhãn hiệu: Xanh lá cây, vàng, xám, trắng
Phân loại SP/DV:
09: Thiết bị dập lửa: bình chữa cháy; quần áo bảo hộ lao động; băng cáp ngầm có mục đích cảnh báo nguy hiểm; dây đai an toàn dùng cho thợ điện; giày bảo hộ lao động; mũ bảo hộ lao động;
41: Đào tạo tư vấn an toàn.
Nổi tiếng là thương hiệu có “tầm nhìn chiến lược” với các sản phẩm bảo hộ luôn hướng đến người lao động với triết lý kinh doanh “SAN SẺ LỢI ÍCH – HƯỚNG ĐẾN TƯƠNG LAI”. Với sứ mệnh mang đến cho người lao động sự an toàn trong lao động, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất làm việc, thương hiệu Thiên Bằng ngày càng trở nên vững mạnh hơn và trở thành địa chỉ uy tín không thể bỏ qua của hàng triệu người lao động khi có nhu cầu mua những đồ bảo hộ.
Bảo hộ lao động Việt Nam
Là địa chỉ bán các sản phẩm bảo hộ lao động chất lượng với giá thành cả cực kỳ hợp lý chính là thương hiệu bảo hộ lao động uy tín được đông đảo được nhiều người công nhân Việt Nam. Với 20 Năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh đồ bảo hộ lao động. Tiền thân của bảo hộ lao động Việt Nam chính là cửa hàng bán lẻ đồ bảo hộ, sau 20 năm phát triển bảo hộ lao động Việt Nam đã lớn mạnh dần. Bảo hộ lao động Việt Nam cung cấp chủ yếu các mặt hàng như: Các trang thiết bị bảo vệ đầu cho người lao động, thiết bị bảo vệ cho mắt, thiết bị bảo vệ cho tai, thiết bị bảo vệ cho đường hô hấp,…
Bảo hộ lao động Đại An
Được thành lập từ năm 1987, trải qua khoảng thời gian hoạt động và phát triển lâu dài trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất các mặt hàng bảo hộ lao động phục vụ cho các ngành nghề như: xây dựng, cơ khí, luyện kim,hóa chất, các thiết bị phòng cháy chữa cháy …Bảo hộ lao động Đại An cung cấp cho khách hàng những sản phẩm thiết bị bảo hộ lao động chất lượng cao, chủng loại phong phú mà Đại An còn tham gia tư vấn với khách hàng về những sản phẩm phù hợp nhất với điều kiện làm việc, môi trường, đặc thù công việc của người lao động nói chung và của từng doanh nghiệp nói riêng.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu sản phẩm bảo hộ lao động
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu và nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ
Để thuận tiện, Quý khách hàng có thể sử dụng dịch vụ tại Luật Việt An để tiến hành tra cứu sơ bộ sau khi được cung cấp mẫu nhãn hiệu trong vòng 01 ngày. Khi tra cứu sơ bộ nhãn hiệu chưa có dấu hiệu trùng tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký. Quý khách hàng nên thực hiện thủ tục tra cứu không chính thức tại Cục Sở hữu trí tuệ thông qua đại diện Luật Việt An để đánh giá cao nhất khả năng bảo hộ của nhãn hiệu. Thủ tục tra cứu thông qua đại diện thời gian từ 1-3 ngày làm việc.
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thông qua các hình thức sau:
Nộp đơn trực tiếp tại:
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội;
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh;
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn thông qua hệ thống bưu điện đến trụ sở của Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Văn phòng đại diện Cục sở hữu trí tuệ.
Cá nhân, tổ chức có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tuyến: Người nộp đơn cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ, lệ phí đăng ký nhãn hiệu (1 nhãn hiệu / 1 nhóm sản phẩm, dịch vụ) như sau:
Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
Lưu ý: Lệ phí, phí có thể tăng thêm trong trường hợp đăng ký cho nhiều nhóm sản phẩm, dịch vụ, và trường hợp từ sản phảm, dịch vụ thứ 7 trở lên trong một nhóm.
Bước 2: Thẩm định hình thức và nội dung đơn đăng ký
Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký nhãn hiệu được xem xét theo trình tự sau:
Thẩm định hình thức: 01 tháng
Công bố đơn: trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày đơn đăng ký nhãn hiệu có Quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
Thẩm định nội dung: không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn
Lưu ý: Mỗi đơn chỉ được yêu cầu cấp một văn bằng bảo hộ và loại văn bằng bảo hộ được yêu cầu cấp phải phù hợp với nhãn hiệu nêu trong đơn; Mọi tài liệu của đơn đều phải được làm bằng tiếng Việt. Mọi tài liệu đều phải được trình bày theo chiều dọc (riêng hình vẽ, sơ đồ và bảng biểu có thể được trình bày theo chiều ngang) trên một mặt giấy khổ A4 (210mm x 297mm), trong đó có chừa lề theo bốn phía, mỗi lề rộng 20mm, theo phông chữ Times New Roman, chữ không nhỏ hơn cỡ 13, trừ các tài liệu bổ trợ mà nguồn gốc tài liệu đó không nhằm để đưa vào đơn.
Bước 3: Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng
Kết thúc thời gian thẩm định nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu và ghi rõ lý do. Nếu người nộp đơn không đồng ý với quan điểm của Cục SHTT, trong vòng 02 tháng kể từ ngày ký Thông báo, người nộp đơn có thể làm Công văn trả lời Thông báo nêu trên. Họ có thể nêu ra các quan điểm của mình. Ngoài ra bổ sung thêm các tài liệu để chứng minh, bảo vệ quan điểm của mình.
Bước 4: Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi có thông báo dự định cấp văn bằng, người nộp đơn nộp lệ phí cấp văn bằng nhãn hiệu.
Cục Sở hữu trí tuệ cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho chủ sở hữu trong thời gian 01-02 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
Lưu ý: Trường hợp nộp hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu qua bưu điện, người nộp đơn cần chuyển tiền qua dịch vụ của bưu điện, sau đó phô tô Giấy biên nhận chuyển tiền gửi kèm theo hồ sơ đơn đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ để chứng minh khoản tiền đã nộp. Khi chuyển tiền phí, lệ phí đến một trong các điểm tiếp nhận đơn nêu trên của Cục Sở hữu trí tuệ, người nộp đơn cần gửi hồ sơ qua bưu điện tương ứng đến điểm tiếp nhận đơn đó.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Mẫu nhãn hiệu (không nhỏ hơn 3×3 cm, không vượt quá 8×8 cm);
Danh mục sản phẩm, dịch vụ dự định đăng ký nhãn hiệu;
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
Giấy ủy quyền (theo mẫu của Luật Việt An);
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Các tài liệu khác (nếu có):
Giấy uỷ quyền trong trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiệp của Luật Việt An ký;
Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Dịch vụ của Luật Việt An về thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ nói chung và nhãn hiệu nói riêng;
Thực hiện tra cứu nhãn hiệu và đánh giá khả năng cấp văn bằng bảo hộ thành công cho nhãn hiệu;
Tư vấn phương hướng sửa đổi lại nhãn hiệu dự định đăng ký để tăng khả năng đăng ký được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu;
Tư vấn hồ sơ, thủ tục đăng ký nhãn hiệu;
Đại diện theo ủy quyền cho khách hàng tiến hành thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ.
Quý Khách hàng có quan tâm và cần được tư vấn hoặc hỗ trợ thủ tục đăng ký nhãn hiệu, xin vui lòng liên hệ công ty luật Việt An để được hướng dẫn cụ thể!