Việt Nam luôn nằm trong top 5 nước có sản lượng gạo xuất khẩu cao nhất thế giới. Tuy nhiên chất lượng gạo của Việt Nam còn thua kém các nước như Thái Lan, Ấn Độ. Vì vậy, để cạnh tranh với sản phẩm gạo từ các nước xuất khẩu gạo khác thì cần nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm. Hơn nữa, việc tạo nên thương hiệu cho sản phẩm cũng là điều quan trọng, là chiến lược kinh doanh nên được quan tâm đầu tư để nâng cao kim ngạch xuất khẩu. Do đó, những nhà kinh doanh mặt hàng gạo có thể thực hiện đăng ký nhãn hiệu để tạo nên danh tiếng cho hàng hóa của mình.
Theo quy định của pháp luật thì hàng hóa, dịch vụ phải được phân nhóm theo bảng phân loại Nice 10. Có thể phân sản phẩm gạo vào nhóm 30 với một số sản phẩm như gạo, bánh gạo, bột gạo.
Việc phân loại sẽ làm cơ sở giúp việc tra cứu nhãn hiệu được dễ dàng, giúp xác định phạm vi bảo hộ nhãn hiệu. Quý khách có thê tự tra cứu hoặc lựa chọn sử dụng dịch vụ tra cứu đánh giá khả năng bảo hộ của công ty Luật Việt An.
Chuẩn bị hồ sơ
Thành phần hồ sơ gồm có:
Mẫu nhãn hiệu với kích thước lớn hơn 3×3 cm và nhỏ hơn 8 x8 cm;
Danh mục hàng hóa dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu;
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (trường hợp khách hàng ủy quyền cho Công ty Luật Việt An thì tờ khai sẽ do người đại diện sở hữu công nghiêp của Luật Việt An ký);
Ủy quyền cho đại diện Công ty Luật Việt An nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, sẽ mất từ 13-18 tháng để cơ quan có thẩm quyền tiến hành đăng ký nhãn hiệu và cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu. Cụ thể:
Thẩm định hình thức (1-2 tháng);
Công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);
Thẩm định nội dung (9-12 tháng);
Cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu
Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ thì Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Có thể thấy , nhãn hiệu khi được đăng ký sẽ được bảo hộ vô thời hạn nếu chủ sở hữu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Trong vòng 06 tháng trước ngày Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hết hiệu lực, chủ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn yêu cầu gia hạn cho Cục Sở hữu trí tuệ (có thể nộp muộn hơn thời hạn quy định nêu trên nhưng không được quá 06 tháng kể từ ngày văn bằng bảo hộ hết hiệu lực);
Nộp đầy đủ lệ phí gia hạn.
Mọi thông tin liên quan đến dịch vụ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, dịch vụ vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.