Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm giấy

Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm làm từ giấy được sản xuất từ các công ty khác nhau. Đặc biệt đối với các thương hiệu nổi tiếng với sản phẩm giấy, rất dễ bị làm giả, làm nhái, gây ảnh hưởng xấu đến người tiêu dùng và uy tín của doanh nghiệp. Do vậy việc đăng ký nhãn hiệu thực sự rất cần thiết trong việc tạo dựng thương hiệu, tránh bị đối tượng xấu xâm phạm. Sau đây, Luật Việt An xin cung cấp các thông tin về đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm giấy.

Hướng dẫn phân nhóm đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm giấy

Căn cứ bảng phân loại hàng hóa, dịch vụ Ni-xơ, dựa vào chức năng, mục đích sử dụng có thể đăng ký nhãn hiệu sản phẩm giấy cho nhóm hàng hóa, dịch vụ sau:

  • Nhóm 1: Giấy nhạy sáng; giấy ảnh dùng trong nhiếp ảnh
  • Nhóm 3: Khăn giấy được tẩm nước thơm mỹ phẩm
  • Nhóm 5: Tã lót; băng vệ sinh
  • Nhóm 16: Giấy; bìa cứng, các tông; một số hàng hóa làm bằng giấy, các tông như: túi giấy, bao bì và đồ đựng dùng để bao gói, tượng, tượng nhỏ và tác phẩm nghệ thuật bằng giấy hoặc các tông, như tượng nhỏ bằng giấy bồi, tờ in thạch bản có khung hoặc không có khung, tranh vẽ và màu nước; một số sản phẩm giấy dùng một lần như: yếm, tạp dề, giấy ăn, khăn trải bàn bằng giấy….
  • Nhóm 20: Mành che bằng giấy
  • Nhóm 21: Cốc giấy và đĩa giấy dùng cho bàn ăn
  • Nhóm 22: Dây và dây bện làm bằng giấy
  • Nhóm 24: Khăn trải giường bằng giấy
  • Nhóm 25: Quần áo bằng giấy, mũ bằng giấy được sử dụng như trang phục
  • Nhóm 26: Giấy dùng để uốn tóc
  • Nhóm 27: Giấy dán tường
  • Nhóm 28: Mũ tiệc liên hoan làm bằng giấy, hoa giấy dùng cho lễ hội, pháo giấy dùng trong lễ giáng sinh
  • Nhóm 34: Giấy cuộn thuốc lá
  • Nhóm 35: Hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu các sản phẩm giấy

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm giấy

Thành phần hồ sơ

  • 02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu số 08 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP;
  • 05 Mẫu nhãn hiệu kích thước 80 x 80 mm;
  • 01 Giấy ủy quyền (nếu ủy quyền cá nhân, tổ chức khác nộp đơn);
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
  • Nếu đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận thì cần có thêm các giấy tờ sau:
  • Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/nhãn hiệu chứng nhận;
  • Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm giấy mang nhãn hiệu;;
  • Bản đồ khu vực địa lý (nếu là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý hoặc có chứa địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);
  • Văn bản của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho phép đăng ký nhãn hiệu (nếu có chứa địa danh hoặc dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

Các tài liệu cần cung cấp cho Luật Việt An đại diện đăng ký nhãn hiệu

  • Mẫu nhãn hiệu
  • Danh mục các sản phẩm, dịch vụ cần đăng ký nhãn hiệu
  • Tài liệu liên quan khác (nếu có)
  • Ký tờ khai đăng ký nhãn hiệu, giấy ủy quyền do Luật Việt An soạn thảo

Lưu ý khi soạn tờ khai đăng ký nhãn hiệu

  • Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu được cấp dưới dạng điện tử và bản giấy (nếu khách hàng có nhu cầu cấp bản giấy thì đánh dấu × vào ô vuông)
  • Cách mô tả nhãn hiệu trong tờ khai:
  • Màu sắc nhãn hiệu: Chủ đơn mô tả đầy đủ, chính xác màu sắc có trên nhãn hiệu
  • Liệt kê yếu tố cấu thành nhãn hiệu (Phần hình, phần chữ hay kết hợp cả phần hình phần chữ)
  • Mô tả nhãn hiệu theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái sang phải, từ ngoài vào trong
  • Mô tả phần chữ phải mô tả màu sắc; kiểu chữ, phông chữ (in đậm, viết hoa, viết thường…); ý nghĩa; nếu phần chữ là tiếng nước ngoài phải dịch sang Tiếng Việt
  • Mô tả phần hình phải mô tả màu sắc; hình khối; mô tả rõ phần tượng trưng, cách điệu
  • Lựa chọn nhóm hàng hóa, dịch vụ tương ứng với từng loại sản phẩm giấy như Luật Việt An đã phân loại ở trên; chủ đơn sử dụng dấu “;” giữa các sản phẩm, dịch vụ trong nhóm; kết thúc mỗi nhóm ghi tổng số sản phẩm trong nhóm đó

Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu và cơ quan có thẩm quyền giải quyết

Tổ chức, cá nhân nộp đơn thông qua các hình thức sau:

Hình thức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm giấy

Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm giấy

  • Bước 1: Trước khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn thực hiện tra cứu khả năng bảo hộ của nhãn hiệu xem nhãn hiệu có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân khác không, chủ đơn thực hiện tra cứu qua các phương thức sau:
  • Tra cứu chuyên sâu tại Cục Sở hữu trí tuệ
  • Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm giấy đến Cục sở hữu trí tuệ, đồng thời nộp phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu
  • Bước 3: Thẩm định hình thức đơn trong thời hạn 01 tháng từ ngày tiếp nhận đơn. Cục sở hữu trí tuệ xem xét tính hợp lệ của đơn đăng ký về mặt hình thức và thông bảo kết quả thẩm định hình thức đơn:
  • Trường hợp đơn hợp lệ: Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ
  • Trường hợp đơn không hợp lệ: Ra thông báo dự định từ chối đơn, yêu cầu chủ đơn bổ sung, sửa chữa thiếu sót trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo
  • Bước 4: Công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp
  • Bước 5: Thẩm định nội dung đơn trong thời hạn không quá 09 tháng kể từ ngày công bố đơn
  • Bước 6: Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, kết quả giải quyết như sau:
  • Nếu đơn đáp ứng điều kiện bảo hộ: Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
  • Nếu đơn không đáp ứng điều kiện bảo hộ: Cục sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối cấp chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Chủ đơn chủ động gửi công văn, đưa ra các cơ sở để nhãn hiệu của mình được cấp văn bằng

Trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm giấy

Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ Thông tư 263/2016/TT-BTC, Điều 3 Thông tư 63/2023/TT-BTC, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025, phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm giấy được áp dụng như sau:

  • Lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng/đơn
  • Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 60.000 đồng; Nếu đơn có trên 01 nhóm sản phẩm/dịch vụ, từ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm cho mỗi nhóm: 50.000 đồng
  • Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp: 550.000 đồng; Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi: 120.000 đồng
  • Phí tra cứu phục vụ việc thẩm định đơn (không quá 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm): 100.000 đồng; Mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ (từ sản phẩm/dịch vụ thứ 7 trở đi) là 20.000 đồng cho sản phẩm/dịch vụ
  • Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000 đồng/yêu cầu
  • Phí công bố đơn: 120.000 đồng

Ai có quyền đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?

Căn cứ Khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009, các chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu (chủ đơn) cho sản phẩm giấy là:

  • Tổ chức, cá nhân đăng ký nhãn hiệu dùng cho sản phẩm giấy của mình sản xuất
  • Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm giấy do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó
  • Tổ chức tập thể đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó
  • Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó
  • Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu

Các tổ chức, cá nhân nêu trên có quyền ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các thương hiệu về sản phẩm giấy nổi tiếng đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

  • Công ty TNHH New Toyo Pulppy Việt Nam là đơn vị sản xuất giấy lâu năm với các thương hiệu nổi tiếng bao gồm: Nhãn hiệu “Pulppy” được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu năm 1999 cho nhóm 16 và nhóm 35; Nhãn hiệu “AnAn” được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu năm 2013 cho nhóm 35
  • Công ty Cổ phần DIANA UNICHARM là công ty nổi tiếng tại Việt Nam với các sản phẩm làm bằng giấy như tã giấy, khăn ướt, khăn giấy, băng vệ sinh bằng giấy… cùng các thương hiệu nổi tiếng như “Bobby”, “Diana” đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm giấy xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tin tức doanh nghiệp

    Tin tức doanh nghiệp

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO