Làng gốm Bát Tràng nằm ở ven sông Hồng, thuộc huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội. Làng gốm Bát Tràng nổi tiếng với các loại gốm với chất lượng cao và uy tín được nhiều người trong nước và thế giới biết đến. Bát Tràng đã sản xuất ra nhiều sản phẩm độc đáo từ gốm sứ, như: men ngọc, hoa nâu, men rạn, hoa lam… Các sản phẩm gốm, sứ Bát Tràng đã đạt tới trình độ kĩ thuật chế tác cao, tính nghệ thuật và thẩm mỹ sâu sắc. Đề tài phổ biến trên các sản phẩm là hình rồng, phượng, thơ, câu đối, hoa văn; phản ánh thiên nhiên, đời sống tâm linh, sinh hoạt hàng ngày… qua con mắt và tâm hồn người thợ. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh gốm tại Bát Tràng có những thương hiệu riêng. Để bảo vệ thương hiệu của mình các nhà sản xuất, kinh doanh cần thực hiện thủ tục Đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm gốm.
Theo Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice thì sản phẩm đồ gốm sứ được phân vào nhóm 21 (đồ gốm dùng cho mục đích gia dụng) và dịch vụ mua bán xuất nhập khẩu hàng hóa được phân vào nhóm 35.
Nếu đơn vị bán hàng đồng thời cũng là đơn vị sản xuất thì tùy thuộc vào mặt hàng theo Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice để phân nhóm phù hợp với loại hàng hóa đó.
Lưu ý: Phần danh mục các hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu trong tờ khai phải được liệt kê rõ ràng các sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu (logo) và phải được phân nhóm phù hợp với Bảng phân loại quốc tế các hàng hóa, dịch vụ theo Thỏa ước Nice nếu không đơn đăng ký sẽ bị từ chối về mặt hình thức và phải nộp bổ sung lệ phí do phân nhóm sai.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Tiếp nhận đơn đăng ký sở hữu công nghiệp, cấp số đơn và ghi nhận ngày nộp đơn;
Bước 2: Thẩm định hình thức đơn đăng ký sở hữu công nghiệp;
Bước 3: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu tại Công báo sở hữu công nghiệp;
Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và thông báo kết quả cho người nộp đơn.
Bước 5: Cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nếu đáp ứng điều kiện bảo hộ và chủ đơn đã hoàn thiện việc nộp phí.
Top10 cửa hàng gốm nổi tiếng tại làng gốm Bát Tràng