Canada, với nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống cao và sự đa dạng văn hóa, là một thị trường hấp dẫn cho các doanh nghiệp muốn mở rộng thương hiệu. Canada nổi tiếng với hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ. Các thành phố như Toronto, Vancouver và Montreal là trung tâm của các công ty công nghệ lớn và startup. Việc thành lập doanh nghiệp trong lĩnh vực này có thể mở rộng việc phát triển các ứng dụng di động, phần mềm, giải pháp đám mây, trí tuệ nhân tạo, blockchain… Ngoài ra, các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực này sẽ có tính cạnh tranh cao, đòi hỏi việc đổi mới các ứng dụng không ngừng. Người tiêu dùng Canada ngày càng ưa chuộng mua sắm trực tuyến. Hạ tầng kỹ thuật số phát triển và mức sống cao tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thương mại điện tử đồng nghĩa các dịch vụ bán lẻ trực tuyến, dịch vụ giao hàng nhanh ngày càng phát triển. Canada có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp, các thành phố hiện đại và văn hóa đa dạng tạo nên nhiều cơ hội để phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch ẩm thực. Bên cạnh đó, các quy định về đăng ký nhãn hiệu tại Canada rất linh động cho các nhà đầu tư đến từ nước ngoài để có thể dễ dàng phát triển thương hiệu của mình.
Luật Nhãn hiệu (Luật liên bang sửa đổi, 1985, chương T-13) (có hiệu lực đến ngày 18 tháng 6 năm 2019);
Quy định Nhãn hiệu (Quy định của Cổng thông tin Điều lệ Canada, 2018-227).
Hệ thống pháp lý vẫn bảo vệ nhãn hiệu chưa đăng ký bảo hộ tại Canada
Mặc dù đăng ký nhãn hiệu tại Canada mang lại sự bảo vệ pháp lý toàn diện, bạn vẫn có thể bảo vệ thương hiệu của mình thông qua quyền sở hữu chung, thậm chí khi chưa đăng ký chính thức. Điều này được gọi là nhãn hiệu chưa đăng ký. Tuy nhiên, phương thức này có những hạn chế nhất định.
Bảo hộ nhãn hiệu chưa đăng ký dựa trên nguyên tắc “làm giả”. Điều này có nghĩa là nếu bạn đã sử dụng một nhãn hiệu một cách thường xuyên và nó đã tạo dựng được uy tín trong tâm trí người tiêu dùng, bạn có quyền ngăn chặn người khác sử dụng nhãn hiệu tương tự gây nhầm lẫn.
Để khẳng định quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chưa đăng ký, bạn cần chứng minh:
Sử dụng liên tục: Bạn đã sử dụng nhãn hiệu này trong hoạt động kinh doanh một cách thường xuyên.
Đã tạo nên sự uy tín: Nhãn hiệu đã tạo dựng được một hình ảnh nhất định trong tâm trí người tiêu dùng, liên kết với sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Hạn chế của nhãn hiệu chưa đăng ký
So với nhãn hiệu đã đăng ký, nhãn hiệu chưa đăng ký có mức độ bảo vệ thấp hơn. Cụ thể:
Phạm vi bảo hộ: Bảo vệ chỉ giới hạn trong khu vực mà nhãn hiệu đã được biết đến.
Khó khăn trong việc chứng minh: Việc chứng minh quyền sở hữu và hành vi vi phạm đối với nhãn hiệu chưa đăng ký thường phức tạp và tốn kém hơn.
Nguy cơ tranh chấp: Do tính không chính thức, bạn dễ gặp phải các tranh chấp liên quan đến nhãn hiệu.
Hệ thống ngôn ngữ trong hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Canada
Canada là một quốc gia song ngữ, chính thức sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Do đó, bạn có thể lựa chọn nộp đơn đăng ký nhãn hiệu bằng một trong hai ngôn ngữ này, hoặc thậm chí cả hai.
Đăng ký bằng một ngôn ngữ: Việc lựa chọn một ngôn ngữ sẽ giúp đơn giản hóa quá trình và tiết kiệm chi phí.
Đăng ký bằng cả hai ngôn ngữ: Nếu bạn muốn bảo vệ nhãn hiệu của mình ở cả hai cộng đồng ngôn ngữ, bạn có thể lựa chọn đăng ký bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy nhiên, việc này sẽ khiến chi phí đăng ký nhãn hiệu tăng lên và thời gian xử lý hồ sơ có thể kéo dài hơn.
Lưu ý quan trọng: Việc lựa chọn ngôn ngữ đăng ký sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu. Nếu bạn chỉ đăng ký bằng một ngôn ngữ, bảo hộ của bạn sẽ chủ yếu tập trung vào cộng đồng sử dụng ngôn ngữ đó.
Hệ thống đăng ký nhãn hiệu trực tuyên tại Canada
Canada là một trong những quốc gia đi đầu trong việc số hóa các thủ tục hành chính, đặc biệt là trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Hệ thống đăng ký nhãn hiệu trực tuyến của Canada đã mang đến một cuộc cách mạng về hiệu quả và tiện lợi cho các doanh nghiệp và cá nhân.
Ưu điểm vượt trội
Tiết kiệm thời gian và chi phí: Thay vì phải chuẩn bị hồ sơ giấy tờ và di chuyển đến cơ quan đăng ký, bạn có thể hoàn tất toàn bộ quá trình đăng ký chỉ với vài cú click chuột. Điều này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và chi phí.
Minh bạch và dễ theo dõi: Hệ thống cung cấp một giao diện trực quan, giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến độ hồ sơ của mình mọi lúc mọi nơi. Bạn sẽ nhận được thông báo qua email về các giai đoạn khác nhau của quá trình xét duyệt.
Tăng tính bảo mật: Thông tin về hồ sơ đăng ký được bảo mật nghiêm ngặt, giúp đảm bảo quyền lợi của người nộp đơn.
Tiện lợi: Bạn có thể dễ dàng nộp đơn, kiểm tra trạng thái hồ sơ, thực hiện các thanh toán và tải xuống các tài liệu liên quan trực tuyến.
Hướng dẫn đăng ký nhãn hiệu tại Canada
Chuẩn bị các thông tin: Bạn cần chuẩn bị các thông tin đăng ký nhãn hiệu để điền vào đơn đăng ký. Một đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được tiếp nhận và cấp số hiệu nếu đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:
Yêu cầu đăng ký rõ ràng: Người nộp đơn phải thể hiện rõ ràng ý định đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
Thông tin người nộp đơn: Bao gồm tên và địa chỉ liên lạc đầy đủ của người hoặc tổ chức đăng ký.
Hình ảnh nhãn hiệu: Cung cấp hình ảnh hoặc mô tả chi tiết về nhãn hiệu cần đăng ký, ví dụ như logo, chữ viết, hình vẽ, v.v.
Hàng hóa, dịch vụ: Xác định rõ các loại hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu sẽ được sử dụng.
Sau khi bạn đã gửi đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc nhãn hiệu chứng nhận. Trong quá trình xử lý đơn, có thể bạn sẽ nhận được thông báo từ Cục Sở hữu trí tuệ Canada (CIPO) cần sửa đổi nội dung liên quan. Để thực hiện việc này, bạn có thể cần sử dụng dịch vụ sửa đổi trực tuyến.
Trong quá trình xử lý đơn, nếu bạn có nhu cầu sửa đổi đơn. Bạn có thể gửi thư liên hệ chung. Bạn có thể gửi các loại thư liên quan đến việc đăng ký nhãn hiệu đến Cục Sở hữu trí tuệ Canada (CIPO) thông qua dịch vụ thư điện tử chung. Đây là một cách thuận tiện để liên hệ với CIPO thay vì gửi fax hoặc thư qua đường bưu điện. Các loại thư bạn có thể gửi bao gồm:
Thay đổi đại lý nhãn hiệu: Bổ nhiệm hoặc hủy bỏ đại lý đại diện cho bạn trong các thủ tục liên quan đến nhãn hiệu.
Thay đổi thông tin: Cập nhật tên, địa chỉ hoặc các thông tin khác liên quan đến đơn đăng ký của bạn.
Điều chỉnh đơn đăng ký: Chia nhỏ đơn đăng ký, rút lại đơn đăng ký hoặc yêu cầu gia hạn thời gian xử lý.
Các yêu cầu khác: Các yêu cầu khác liên quan đến việc đăng ký và quản lý nhãn hiệu của bạn.
Quý khách có nhu cầu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Canada, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất.