Trong cuộc đua khốc liệt để giành thị phần, các doanh nghiệp sản xuất van kim loại không chỉ cạnh tranh về chất lượng sản phẩm mà còn phải đối mặt với tình trạng cạnh tranh không lành mạnh như hàng giả, hàng nhái. Để bảo vệ thành quả lao động và khẳng định vị thế trên thị trường, việc đăng ký nhãn hiệu là một giải pháp tối ưu. Bài viết sau của Luật Việt An sẽ cung cấp các thông tin cần thế về Đăng ký nhãn hiệu cho van kim loại.
Quy định về nhãn hiệu cho van kim loại
Bảng phân loại Nice phiên bản 12-2024 được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2024. Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, cần phải xác định cụ thể sản phẩm, dịch vụ mà nhãn hiệu đi kèm. Bảng phân loại hàng hóa dịch vụ được chia thành 45 nhóm, từ nhóm 1 đến nhóm 34 là các nhóm về hàng hóa, từ nhóm 35 đến nhóm 45 là các nhóm về dịch vụ.
Nhóm 6 – nhóm hàng hóa được giải thích như sau:
“Nhóm 6. Kim loại thường và quặng, hợp kim của chúng; Vật liệu xây dựng bằng kim loại; Cấu kiện bằng kim loại vận chuyển được; Cáp và dây kim loại thường không dùng để dẫn điện; Hàng ngũ kim và các vật dụng nhỏ làm bằng sắt; Đồ chứa đựng bằng kim loại để lưu giữ hoặc vận chuyển; Két sắt.”
Do đó, nhãn hiệu van kim loại được xếp vào nhóm 6 – nhóm hàng hóa theo bảng phân loại Nice.
Đăng ký nhãn hiệu cho van kim loại
Hồ sơ đăng ký
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hiện nay bao gồm:
02 Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo Mẫu số 08 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định số 65/2023/NĐ-CP;
05 Mẫu nhãn hiệu kích thước 80 x 80 mm;
01 Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí;
01 Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
01 Tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
01 Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
Thủ tục đăng ký
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu
Các nhãn hiệu có thể được tra cứu theo hai cách:
Tra cứu sơ bộ: Với cách này, nhãn hiệu của bạn sẽ được tra cứu sơ bộ trên cơ sở dữ liệu số về sở hữu công nghiệp với thời gian xử lý tối đa là 3 ngày.
Tra cứu chính thức: Nhãn hiệu sẽ được tra cứu bởi các chuyên gia trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ với thời gian xử lý tối đa lên tới 7 ngày.
Bước 2: Nộp đơn
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đối với van kim loại cần phải được nộp cho Cục Sở hữu Trí tuệ (Cục SHTT). Quý khách hàng có thể lựa chọn một trong hai hình thức sau:
Nộp trực tiếp:
Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ, địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Hồ Chí Minh, địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, 17/19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ tại thành phố Đà Nẵng, địa chỉ: Tầng 3, số 135 Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Nộp đơn trực tuyến:
Quý khách hàng cần có chứng thư số và chữ ký số, đăng ký tài khoản trên Hệ thống tiếp nhận đơn trực tuyến và được Cục Sở hữu trí tuệ phê duyệt tài khoản để thực hiện các giao dịch đăng ký quyền SHCN.
Quý khách hàng cần thực hiện việc khai báo và gửi đơn đăng ký nhãn hiệu trên Hệ thống tiếp nhận đơn, khi hoàn thành sẽ nhận Phiếu xác nhận nộp đơn trực tuyến.
Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày gửi đơn, khách hàng phải đến một trong các điểm tiếp nhận đơn của Cục Sở hữu trí tuệ trong giờ giao dịch để xuất trình Phiếu xác nhận nộp trực tuyến và tài liệu kèm theo (nếu có) và nộp phí/lệ phí theo quy định. Sau đó cán bộ nhận đơn sẽ thực hiện việc cấp số đơn vào Tờ khai trên Hệ thống
Trường hợp không hoàn tất thủ tục nộp đơn, tài liệu trực tuyến sẽ bị hủy và Thông báo hủy tài liệu được gửi cho quý khách trên Hệ thống tiếp nhận đơn.
Bước 3: Thẩm định chính thức đơn và công bố đơn hợp lệ
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ kiểm tra hồ sơ đăng ký đối với các yêu cầu về hình thức. Việc kiểm tra này là căn cứ để Cục SHTT xác định xem đơn hợp lệ hay không hợp lệ.
Thời gian thẩm định là từ 01 đến 02 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ.
Nếu đơn hợp lệ, cục SHTT sẽ công bố đơn trên Công báo sở hữu công nghiệp trong vòng 2 tháng kể từ ngày có quyết định đơn hợp lệ.
Sau khi được công bố, trong khoảng thời gian từ 9 đến 12 tháng, nhãn hiệu van kim loại của quý khách sẽ được thẩm định về nội dung. Giai đoạn này là giai đoạn quan trọng nhất để xác định xem nhãn hiệu đăng ký có đáp ứng tất cả các yêu cầu để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hay không.
Bước 4: Cấp giấy chứng nhận
Sau khi hoàn tất việc thanh toán tất cả các khoản phí và lệ phí nhà nước theo yêu cầu, Cục SHTT sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu theo quy định của luật sở hữu trí tuệ.
Lệ phí đăng ký nhãn hiệu van kim loại
Lệ phí nhà nước được quy định tại Thông tư 263/2016/TT-BTC được cập nhật mới nhất tại Thông tư 43/2024/TT-BTC (áp dụng đến 31/12/2024), theo đó người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ phải nộp các khoản lệ phí sau:
Lệ phí nộp đơn: 75.000 đồng/01 nhãn hiệu van kim loại (giảm 50% theo thông tư 43);
Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;
Phí tra cứu phục vụ thẩm định đơn: 180.000 đồng;
Phí công bố đơn: 120.000 đồng.
Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
Lệ phí cấp văn bằng bảo hô: 120.000 đồng;
Phí đăng bạ: 120.000 đồng;
Phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng;
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo hộ tăng thêm, lệ phí cấp giấy chứng nhận tăng thêm: 100.000 đồng;
Lưu ý: Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi, mức thu các khoản phí, lệ phí quy định tại Biểu nêu trên thực hiện theo quy định tại các Thông tư gốc, Thông tư số 63/2023/TT-BTC và các Thông tư sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có).
Một số câu hỏi liên quan về đăng ký nhãn hiệu cho van kim loại
Nguyên tắc ưu tiên trong việc đăng ký nhãn hiệu
Theo Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ 2022 (sửa đổi, bổ sung 2024), Người nộp đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên hoặc có thoả thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam;
Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản này cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này;
Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên;
Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong một đơn đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
Nhãn hiệu được bảo hộ trong thời hạn bao lâu?
Nhãn hiệu được bảo hộ từ ngày được cấp trong vòng 10 năm tính từ ngày nộp đơn.
Nếu muốn được tiếp tục bảo hộ, chủ sở hữu phải tiến hành thủ tục gia hạn nhãn hiệu. Mỗi lần gia hạn, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ thêm 10 năm và không hạn chế số lần gia hạn.
Nếu không được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có được hoàn phí không?
Đơn đăng ký không được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chủ đơn vẫn mất phí nộp đơn mà không được hoàn lại phí. Chủ đơn nếu không được cấp bằng bảo hộ sẽ không phải đóng tiền cấp bằng bảo hộ và phí công bố thông tin cấp bằng là: 360.000 đồng.
Trên đây là tư vấn của Luật Việt An về vấn đề Đăng ký nhãn hiệu cho van kim loại. Quý khách hàng có thắc mắc liên quan hay có nhu cầu hỗ trợ, vui lòng liên hệ Luật Việt An để được hỗ trợ tốt nhất!