Đăng ký nhãn hiệu của công ty luật là quy trình pháp lý để có được sự bảo hộ chính thức đối với logo, tên thương hiệu, hoặc nhận dạng đặc trưng nào đó liên quan đến dịch vụ hoặc sản phẩm của công ty luật đó. Trong bài viết dưới đây, công ty Luật Việt An xin được trình bày với Quý khách hàng quá trình đăng ký nhãn hiệu dịch vụ tư vấn luật.
Căn cứ pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
Luật Luật sư 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012;
Nghị định số 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Dịch vụ tư vấn pháp luật là dịch vụ cung cấp sự trợ giúp pháp lý bằng việc trả lời các câu hỏi về pháp luật, hướng dẫn khách hàng làm thế nào để tuân thủ pháp luật và cung cấp các dịch vụ pháp lý nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
Điều kiện loại hình công ty luật
Căn cứ tại Điều 34 Luật Luật sư 2006, sửa đổi bổ sung năm 2012 quy định như sau:
Công ty luật bao gồm công ty luật hợp danh và công ty luật trách nhiệm hữu hạn. Thành viên của công ty luật phải là luật sư.
Công ty luật hợp danh do ít nhất hai luật sư thành lập. Công ty luật hợp danh không có thành viên góp vốn.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do ít nhất hai luật sư thành lập.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do một luật sư thành lập và làm chủ sở hữu.
Các thành viên công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên thỏa thuận cử một thành viên làm Giám đốc công ty. Luật sư làm chủ sở hữu công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên là Giám đốc công ty.
Tên của công ty luật hợp danh, công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên do các thành viên thỏa thuận lựa chọn, tên của công ty luật trách nhiệm hữu hạn một thành viên do chủ sở hữu lựa chọn và theo quy định của Luật doanh nghiệp nhưng phải bao gồm cụm từ “công ty luật hợp danh” hoặc “công ty luật trách nhiệm hữu hạn”, không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của tổ chức hành nghề luật sư khác đã được đăng ký hoạt động, không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần xác định cụ thể nhóm hàng hóa mang nhãn hiệu để xác đinh phạm vi bảo hộ. Theo bảng phân loại Nice được áp dụng tại Việt Nam từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 thì nhãn hiệu dịch vụ tư vấn luật thuộc:
Nhóm 45: Dịch vụ pháp lý.
Ví dụ nhãn hiệu dịch vụ tư vấn luật tại Việt Nam
Công ty Luật Việt An – Được thành lập và hoạt động hợp pháp từ năm 2007, Tổ chức đại diện sở hữu trí tuệ – Công ty Luật Việt An đã tư vấn cho hàng ngàn lượt đơn đăng ký, gia hạn, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ mỗi năm tại Việt Nam cũng như đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho doanh nghiệp tại nước ngoài tại Việt Nam, tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ và đăng ký quyền sở hữu trí tuệ từ Việt Nam ra nước ngoài. Với đội ngũ luật sư và người đại diện sở hữu trí tuệ có chuyên môn giỏi, kinh nghiệm hành nghề nhiều năm, thương hiệu Luật Việt ngày càng trở thành địa chỉ uy tín đối với khách hàng trong dịch vụ tư vấn pháp lý.
Công ty Luật Việt An đăng ký nhãn hiệu cho dịch vụ pháp lý với số đơn 4-2007-19366. Ngày nộp đơn vào 27/09/2007 được cấp vào ngày 15/07/2009. Nhãn hiệu “S VIETANLAW, hình” là nhãn hiệu thông thường được bảo hộ tổng thể. Một số thông tin về nhãn hiệu cả công ty Luật Việt An như sau:
Chủ bằng: Công ty Luật TNHH Việt An
Địa chỉ: Tầng 3, toà nhà Hoàng Ngân Plaza, số 125 Hoàng Ngân, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Phân loại SP/DV (Nice):
Nhóm 45: Dịch vụ pháp lý; dịch vụ tư vấn pháp luật; dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ; dịch vụ đại diện sở hữu trí tuệ.
Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam
Nội dung về điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam có thể được tóm gọn như sau:
Nhãn hiệu được thể hiện một biểu tượng hình ảnh hoặc chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, hoặc là sự kết hợp của chúng, có thể được biểu hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc, hoặc dưới dạng âm thanh. Mục đích chủ yếu của nhãn hiệu là phân biệt sản phẩm, dịch vụ của chủ sở hữu với những hàng hoá, dịch vụ của các chủ sở hữu khác.
Nhãn hiệu cần có khả năng phân biệt rõ ràng giữa sản phẩm, dịch vụ của chủ sở hữu và các đối thủ cạnh tranh. Quá trình đăng ký nhãn hiệu không những giúp doanh nghiệp đảm bảo quyền lợi của mình đồng thời tăng độ nhận diện và tin tưởng từ phía người tiêu dùng. Tuy nhiên, nhằm tránh trường hợp nhãn hiệu trùng nhau gây nhầm lẫn, quy định pháp luật đòi hỏi các doanh nghiệp khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu cần trải qua quá trình thẩm định.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu dịch vụ tư vấn luật
Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam và nộp lệ phí đăng ký
Thẩm định hình thức và nội dung đơn đăng ký
Thông báo dự định cấp/ từ chối cấp văn bằng
Nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Thời gian
Thẩm định về hình thức: Thẩm định về hình thức là bước đầu trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, thực hiện nhằm mục đích kiểm tra hình thức và cách thức trình bày của các tài liệu có trong đơn; kiểm tra tính pháp lý về chủ thể nộp đơn, về hồ sơ hưởng quyền ưu tiên. Thời gian: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Công bố đơn hợp lệ: Đây là bước giúp chủ đơn theo dõi quá trình thẩm định đơn. Thời gian: 02 tháng kể từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ sau khi đã thẩm định hình thức.
Thẩm định về nội dung: Thẩm định về nội dung nhằm mục đích kiểm tra chi tiết nhãn hiệu có bị trùng hay tương tự với nhãn hiệu khác hay không, đánh giá khả năng được cấp Văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu. Thời gian: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Thẩm quyền
Đơn đăng ký nhãn hiệu hợp lệ được Cục Sở hữu trí tuệ trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ. Thông tin cơ bản về đơn công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp. Các thông tin chi tiết về bản chất nhãn hiệu trong đơn được Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp cho người có yêu cầu tiếp cận thông tin.
Lệ phí
Ngay khi nộp đơn đăng ký, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký cho Cục Sở hữu trí tuệ, lệ phí đăng ký nhãn hiệu (1 nhãn hiệu / 1 nhóm sản phẩm, dịch vụ) dựa vào Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC như sau:
Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
Phí công bố đơn: 120.000VNĐ
Phí thẩm định nội dung: 550.000VNĐ/01 nhóm sản phẩm, dịch vụ
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu dịch vụ tư vấn luật
Tài liệu
Số lượng
Yêu cầu
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu
01
Chứa thông tin chi tiết về nhãn hiệu được đăng ký, bao gồm các yếu tố như chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, màu sắc, hoặc sự kết hợp của chúng.
Đi kèm tờ khai là 08 mẫu nhãn hiệu.
Chứng từ đã nộp lệ phí
01
Chứng minh việc thanh toán lệ phí đăng ký nhãn hiệu, đảm bảo rằng quy trình đăng ký được thực hiện đúng hạn và đầy đủ.
Giấy ủy quyền
01
Giấy ủy quyền theo mẫu của Luật Việt An khi sử dụng dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp của Luật Việt An.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu bởi đại diện công ty Luật Việt An
Đại diện khách hàng tiến hành thủ tục nộp đơn, theo dõi và phản hồi quá trình đăng ký nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Tư vấn hỗ trợ khách hàng trong quá trình đăng ký nhãn hiệu.
Tư vấn, tra cứu sơ bộ và chuyên sâu để tăng khả năng bảo hộ nhãn hiệu.
Đại diện khách hàng soạn thảo hồ sơ rút đơn đăng ký nhãn hiệu theo yêu cầu.
Tư vấn giảm thiểu rủi ro liên quan đến quá trình đăng ký và rút đơn đăng ký nhãn hiệu.
Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty Việt An để được hỗ trợ tốt nhất.