Thói quen vật nuôi trong nhà vốn có từ xưa, nhưng giới trẻ Việt Nam hiện nay đang biến thói quen này trở thành một phong cách sống. Họ chăm sóc và dành nhiều tình cảm cho vật nuôi, thậm chí xem chúng như một thành viên trong gia đình. Các cá nhân, tổ chức đã ngày càng đầu tư và sản xuất những loại mặt hàng mới lạ, độc đáo dành cho vật nuôi. Bài viết này của Luật Việt An sẽ cung cấp những thông tin cần thiết để bạn có thể kinh doanh các nhãn hiệu đồ dùng vật nuôi.
Cơ sở pháp lý
Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022;
Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, và quản lý giống cây trồng;
Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định mức thu chế độ thu, nộp, quản lý sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp
Đăng ký nhãn hiệu đồ dùng cho vật nuôi là gì?
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.
Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Đăng ký nhãn hiệu đồ dùng vật nuôi là thủ tục xác lập quyền cho nhãn hiệu do doanh nghiệp sản xuất nhằm được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đồ dùng cho vật nuôi
Phân nhóm đăng ký nhãn hiệu đồ dùng cho vật nuôi
Căn cứ bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu thì đăng ký nhãn hiệu đồ dùng vật nuôi được phân vào các nhóm sau:
Nhóm 5.
Thực phẩm và chất dinh dưỡng phù hợp cho việc sử dụng trong thú y như thức ăn, thực phẩm hỗ trợ tiêu hóa
Nhóm 8.
Công cụ và dụng cụ cầm tay thao tác thủ công : dao, kéo tỉa lông, dọn vệ sinh cho thú cưng
Nhóm 10.
Thiết bị và dụng cụ phẫu thuật, y tế, thú y .
Nhóm11.
Thiết bị và hệ thống để chiếu sáng, sưởi nóng.
Nhóm18.
Vòng cổ, dây buộc và trang phục cho động vật
Mẫu đăng ký nhãn hiệu thức ăn cho thú cưng BMPet
Công ty TNHH Bùi Mẫn (BMPet) được thành lập năm 2015, các sản phẩm phân phối bởi BMPet luôn có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, mùi vị thơm ngon, thành phần chất lượng đảm bảo, làm hài lòng những khách hàng. Các sản phẩm của BMPet được đông đảo người dùng tin dùng và ủng hộ.
Chủ đơn
Công ty TNHH Bùi Mẫn (BMPet)
Số đơn
VN -4-2017-19257 27.06.2017
Ngày nộp đơn
27.06.2017
Số bằng
4-0336500-000
Ngày cấp
12.11.2019
Ngày hết hạn
27.06.2027
Nhóm sản phẩm/dịch vụ
31- Thức ăn cho vật nuôi trong nhà và bánh thưởng cho vật nuôi trong nhà.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu đồ dùng thú cưng
Tài liệu tối thiểu
Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp
Các tài liệu khác (nếu có)
Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn đăng ký nộp thông qua các tổ chức dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp);
Tài liệu xác nhận được phép sử dụng các dấu hiệu đặc biệt (nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ có chứa các biểu tượng, cờ, huy hiệu của cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế…);
Tài liệu xác nhận quyền đăng ký;
Tài liệu xác nhận thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác;
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên (nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên).
Quy trình đăng ký nhãn hiệu đồ dùng thú cưng
Để nhãn hiệu có thể được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền, thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu được thực hiện thông qua các bước cụ thể là:
Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
Trước khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu, bạn cần xác định được những thông tin quan trọng sau:
Mẫu Logo / Nhãn hiệu muốn đăng ký
Danh mục sản phẩm, dịch vụ muốn đăng ký nhãn hiệu
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Việt An :
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký. Ngay khi nộp đơn đăng ký chủ đơn đã phải nộp lệ phí. Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 263/2016/TT-BTC quy định về lệ phí và lệ phí đăng ký nhãn hiệu hiện nay như sau:
Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng/01 nhãn hiệu, 01 nhóm hàng hóa dịch vụ.
Phí thẩm định nội dung: 550.000 đồng;
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 180.000 đồng;
Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng;
Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng;
Lệ phí công bố nhãn hiệu: 120.000 đồng.
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ bảo hộ tăng thêm, lệ phí cấp giấy chứng nhận tăng thêm: 100.000 đồng;
Đối với mỗi nhóm sản phẩm/dịch vụ đăng ký bảo hộ có trên 6 sản phẩm/dịch vụ đăng ký, phí phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi cộng thêm:
Phí thẩm định nội dung: 120.000 đồng
Phí phân loại quốc tế: 20.000 đồng
Phí tra cứu phục vụ thẩm định nhãn hiệu: 30.000 đồng.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện Cục SHTT sẽ ra quyết định hợp lệ về hình thức. Theo đó, thông tin về đơn đăng ký nhãn hiệu sẽ được đăng lên công báo SHTT và được chuyển sang giai đoạn thẩm định nội dung;
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.
Bước 5: Công bố đơn
Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn bao gồm: các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Hình thức công bố: trang website của Cục Sở hữu trí tuệ và Công báo Sở hữu công nghiệp.
Bước 6: Thẩm định nội dung đơn
Thời gian thẩm định nội dung đơn đăng ký nhãn hiệu không quá 09 tháng, kể từ ngày công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đủ điều kiện được bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo nộp phí cấp bằng;
Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đủ điều kiện được bảo hộ, Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối, đơn có thể bị từ chối bảo hộ toàn bộ hoặc từ chối bảo hộ một phần. Chủ đơn có quyền đưa ra ý kiến trả lời. Trường hợp ý kiến của chủ đơn được chấp nhận, Cục sẽ ra thông báo nộp phí cấp bằng cho đơn, nếu không Cục sẽ ra quyết định từ chối bảo hộ.
Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ
Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng theo Thông tư 263/2016/TT-BTC có quy định lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Lệ phí cấp giấy chứng nhận. Nếu đơn đăng ký có nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ thì khi nộp lệ phí cấp bằng sẽ tăng thêm.
Lệ phí đăng bạ;
Phí công bố;
Bước 8: Cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu
Sau khi chủ nhãn hiệu đã thực hiện nộp lệ phí vấp văn bằng. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bằng bảo hộ độc quyền nhãn hiệu trong khoảng thời gian từ 2-3 tháng kể từ ngày đóng lệ phí.
Thời gian đăng ký nhãn hiệu khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ.
Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.
Trên đây là những tư vấn của Luật Việt An về việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm đồ dùng vật nuôi, nếu quý khách có như cầu đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất!