Đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế theo nghị định thư Madrid
Quyền sở hữu trí tuệ là “có tính lãnh thổ”, nghĩa là văn bằng bảo hộ nhãn hiệu nếu đăng ký tại Việt Nam thì chỉ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Trong trường hợp người nộp đơn mong muốn xây dựng và phát triển thương hiệu, xuất khẩu hàng hoá/ cung cấp dịch vụ ở nước ngoài thì hiện nay, Việt Nam đang là thành viên của Nghị định thư Marid nên các doanh nghiệp có thể đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo Nghị định thư Marid.
Điều kiện đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế theo nghị định thư Marid
Cá nhân/ tổ chức đã nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền nộp đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.
Cá nhân/tổ chức đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam có quyền đăng ký quốc tế nhãn hiệu tương ứng theo Nghị định thư Madrid.
Đơn đăng ký quốc tế đối với nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu (phải làm bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt);
Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu 01-Phụ lục II quy định tại Số: 65/2023/NĐ-CP ngày 23/08/2023 và đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo mẫu do Cục Sở hữu trí tuệ cung cấp miễn phí;
Mẫu nhãn hiệu (4 mẫu kích thước 80 x 80mm);
Thông tin của Giấy chứng nhận nhãn hiệu hoặc thông tin của đơn đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam;
Nộp trực tiếp các khoản phí, lệ phí cần thiết;
Văn bản ủy quyền cho người đại diện đi nộp đơn (nếu có);
Các tài liệu liên quan (nếu cần).
Điều kiện bắt buộc ghi nhận trong tờ khai, hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế theo Nghị định thư Marid
Lưu ý: Trong tờ khai phải nêu rõ Việt Nam là thành viên Nghị định thư Marid
Người nộp đơn phải bảo đảm các thông tin (đặc biệt về tên, địa chỉ của người nộp đơn, hàng hoá, dịch vụ và phân nhóm hàng hoá, dịch vụ, mô tả mẫu nhãn) khai trong đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu là chính xác, kể cả về ngôn ngữ, dịch thuật theo đúng đơn cơ sở đã được nộp tại Cục sở hữu trí tuệ.
Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Marid
Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu được nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.
Cục Sở hữu trí tuệ có trách nhiệm chuyển đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu cho Văn phòng quốc tế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đủ tài liệu đơn hợp lệ theo quy định.
Quy trình thực hiện tại Văn phòng quốc tế của WIPO
Quy trình sau đây áp dụng đối với các trường hợp đơn đăng ký không bị từ chối bảo hộ tại các quốc gia được chọn và/hoặc được chỉ đinh thì đơn đăng ký nhãn hiệu của Quý khách hàng sẽ trải qua các giai đoạn cơ bản sau đây:
Bước 01: Nộp đơn đăng ký quốc tế tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (Cục SHTT, nước nộp đơn cơ sở)
Sau khi nộp đơn đăng ký quốc tế tại Cục sở hữu trí tuệ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ thẩm định hình thức của đơn đăng ký. Trong vòng 07 ngày Cục sở hữu trí tuệ sẽ gửi thông báo nộp phí đến chủ đơn để hoàn thành nộp lệ phí, sau đó chuyển hồ sơ cho Văn phòng quốc tế (International Bureau – IB) trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Ngày nộp đơn quốc tế chính là ngày Văn phòng Cơ quan SHTT cơ sở nhận được đơn đăng ký quốc tế trong trường hợp IB nhận được hồ sơ hợp lệ từ Văn phòng cơ quan SHTT nước nộp đơn cơ sở trong vòng 02 tháng tính từ ngày nộp đơn tại Văn phòng Cơ quan SHTT nước nộp đơn cơ sở. Nếu quá thời hạn 02 tháng mà đơn không được hoàn thiện thì ngày nộp đơn quốc tế sẽ là ngày IB nhận được đầy đủ tài liệu hợp lệ.
Bước 02: Thẩm định hình thức đơn quốc tế và công bố trên công báo của WIPO
Sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ, IB sẽ kiểm tra tính hợp lệ về mặt hình thức của đơn trong thời hạn từ 2-4 tháng. Nếu đơn đáp ứng được các điều kiện về mặt hình thức thì đơn quốc tế sẽ được công bố trên công báo của WIPO số gần nhất. Công báo của WIPO thường được công bố 4 lần/tháng.
Bước 03: Thẩm định nội dung tại các quốc gia được chọn và/hoặc chỉ định
Sau khi đơn của Quý khách hàng được công bố trên công báo của WIPO, đơn sẽ được thẩm định khả năng bảo hộ theo quy định của quốc gia được chọn và/hoặc chỉ định.
Thông thường thời hạn này sẽ là 12 tháng hoặc 18 tháng đối với một số quốc gia kể từ ngày nhận được thông báo của WIPO.
Lưu ý: Trong trường hợp việc từ chối bảo hộ được đưa ra dưa trên đơn phản đối của bất cứ bên thứ ba nào khác thì thời hạn nêu trên có thể kéo dài. Văn phòng quốc gia của quốc gia được chỉ định phải thông báo về thời hạn phản đối đơn cho IB để xác định thời hạn ra thông báo cuối cùng. Trường hợp đơn cơ sở bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ thì đơn quốc tế cũng bị từ chối bảo hộ.
Thời hạn bảo hộ của đơn quốc tế
Sau khi được chấp nhận bảo hộ, thời hạn bảo hộ sẽ có hiệu lực là 10 năm tính từ ngày nộp đơn quốc tế. Nhãn hiệu có thể được gia hạn liên tiếp nhiều lần và mỗi lần là 10 năm.
Dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế theo nghị định thư Madrid
Tư vấn sơ bộ trước khi thay mặt khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết liên quan đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế theo nghị định thư Madrid;
Soạn thảo hồ sơ và thay mặt khách hàng trực tiếp nộp và theo dõi tình trạng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế theo nghị định thư Madrid;
Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) trong quá trình theo đơn đăng ký nhãn hiệu ra quốc tế theo nghị định thư Madrid;
Nhận các công văn, Giấy chứng nhận và bàn giao tới khách hàng (nếu đơn đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ ;
Luật Việt An luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan đến đăng ký nhãn hiệu theo Nghị định thư Madird. Quý khách hàng xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Việt An để được tư vấn cụ thể và nhanh nhất!