Đăng ký nhãn hiệu tại Madagascar theo Nghị định số 89-019
Madagascar là đất nước có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế. Về tài nguyên thiên nhiên, Madagascar có trữ lượng khoáng sản phong phú, bao gồm vàng, nickel, crom, ilmenit, than đá, thạch anh, và sapphire. Nền nông nghiệp đóng góp quan trọng vào GDP của Madagascar, với các sản phẩm xuất khẩu chính là cà phê, vani, dứa, và hoa hồi. Madagascar có diện tích rừng lớn, là nơi sinh sống của nhiều loài động thực vật quý hiếm. Ngành khai thác gỗ và du lịch sinh thái có tiềm năng phát triển mạnh mẽ. Madagascar sở hữu những bãi biển đẹp, các khu rừng nhiệt đới nguyên sinh, và nền văn hóa độc đáo, thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới. Để thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, chính phủ Madagascar đang thực hiện nhiều cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, thu hút đầu tư nước ngoài, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Để có thể phân biệt thương hiệu của mình với các đối thủ cạnh tranh khác, doanh nghiệp cần lưu ý đến thủ tục đăng ký nhãn hiệu. Luật Việt An xin hướng dẫn quý khách hàng sơ bộ thủ tục đăng ký nhãn hiệu tại Madagascar qua bài viết dưới đây.
Cơ sở pháp lý
Nghị định số 89-019 ngày 31 tháng 7 năm 1989, Quy định về Bảo vệ Sở hữu Công nghiệp.
Khái quát chung về nhãn hiệu tại Madagascar
Khái niệm về “nhãn hiệu”
Biểu tượng thương mại (Nhãn hiệu) là một dấu hiệu giúp phân biệt sản phẩm và/hoặc dịch vụ của một công ty với các công ty khác.
Các loại nhãn hiệu
Nhãn hiệu sản phẩm:Được gắn trực tiếp lên sản phẩm (thực phẩm, quần áo, dụng cụ và thiết bị, v.v.).
Nhãn hiệu dịch vụ:Dùng để phân biệt các dịch vụ nhất định là của một công ty cụ thể (hoạt động thương mại hoặc tài chính, phục vụ ăn uống, vận chuyển hàng không, v.v.).
Các hình thức thể hiện của nhãn hiệu
Biểu hiện của một nhãn hiệu có thể rất đa dạng, đối với nhãn hiệu sản phẩm hay dịch vụ, dù là cá nhân hay tập thể.
Các hình thức hai chiều:
Nhãn hiệu chữ:Gồm các từ, chữ cái và số, đơn lẻ hoặc kết hợp.
Nhãn hiệu tạo hình:Chỉ bao gồm hình vẽ, hình ảnh, logo.
Nhãn hiệu phức hợp:Kết hợp cả nhãn hiệu chữ và nhãn hiệu tạo hình
Nhãn hiệu ba chiều: Là hình dạng đặc biệt hoặc bao bì của sản phẩm giúp nhận dạng trên thị trường.
Ngoài ra, còn có nhãn hiệu âm thanh (âm nhạc hoặc giọng nói), nhãn hiệu khứu giác (nước hoa) và màu sắc được sử dụng như dấu hiệu đặc biệt.
Để đăng ký nhãn hiệu tại Madagascar, chủ đơn cần chuẩn bị những tài liệu sau:
Đơn đăng ký: Mẫu đơn M1 đăng ký có thể được tải xuống từ trang web của Văn phòng Sở hữu Công nghiệp Malagasy địa chỉ link như sau: http://www.omapi.mg/formulaire.html . Đơn đăng ký phải bao gồm thông tin về:
Chủ sở hữu nhãn hiệu
Nhãn hiệu cần đăng ký
Danh sách các hàng hóa hoặc dịch vụ mà nhãn hiệu được sử dụng
Quốc gia hoặc khu vực mà chủ đơn muốn bảo hộ nhãn hiệu
Bản vẽ nhãn hiệu: Bản vẽ phải thể hiện rõ ràng và chính xác nhãn hiệu cần đăng ký. Bản vẽ có thể được nộp dưới dạng bản vẽ kỹ thuật số hoặc bản vẽ tay.
Giấy ủy quyền (nếu có): Nếu chủ đơn ủy quyền cho một người khác đại diện cho chủ đơn trong quá trình đăng ký nhãn hiệu, chủ đơn cần nộp giấy ủy quyền.
Lệ phí đăng ký: Lệ phí đăng ký nhãn hiệu tại Madagascar sẽ phụ thuộc vào số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ được liệt kê trong đơn đăng ký. Dưới đây là bảng một số lệ phí khi đăng ký nhãn hiệu
Thủ tục
Lệ phí (Ariary)
Phí nộp đơn cho 3 nhóm
180.000
Phí cho mỗi nhóm bổ sung ngoài nhóm thứ ba
20.000
Phí yêu cầu quyền ưu tiên, cho mỗi quyền ưu tiên yêu cầu
30.000
Phí điều chỉnh hoặc sửa chữa lỗi nghiêm trọng
10.000
Phí công bố trên Công báo
4.000
Phí cấp giấy chứng nhận
10.000
Phí cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu (có kèm hình ảnh màu)
15.000
Cách thức nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Madagascar
Để nộp đơn bảo hộ nhãn hiệu tại Madagascar, quý khách hàng có thể nộp bằng các phương thức nộp đơn sau:
Nộp trực tiếp: Quý khách hàng có thể đến trực tiếp tại văn phòng của Văn phòng Sở hữu Công nghiệp Malagasy Bộ Công nghiệp, Thương mại và thủ công mỹ nghệ (OMAPI) tại Lot VH 69 Volosarika Ambanidia BP 8237 Antananarivo 101 để nộp đơn và các tài liệu liên quan.
Gửi Qua Bưu Điện: Quý khách hàng có thể gửi đơn đăng ký và tất cả các tài liệu cần thiết thông qua dịch vụ bưu điện hoặc dịch vụ chuyển phát nhanh đến địa chỉ của Văn phòng Sở hữu Công nghiệp Malagasy Bộ Công nghiệp, Thương mại và thủ công mỹ nghệ (OMAPI) tại Lot VH 69 Volosarika Ambanidia BP 8237 Antananarivo 101.
Nộp trực tuyến theo hướng dẫn của website:
http://www.omapi.mg/guides_generales.html / Khi nộp đơn trực tuyến quý khách cần chú ý đến việc thanh toán phí liên quan theo hướng dẫn của Văn phòng Sở hữu Công nghiệp Malagasy.
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Madagascar thông qua theo Hệ thống Madrid
Hệ thống Madrid là một giải Madagascar thuận tiện và hiệu quả chi phí để đăng ký và quản lý nhãn hiệu toàn cầu. Nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu quốc tế duy nhất và thanh toán một lần lệ phí để đăng ký bảo hộ trong tới 130 quốc gia. Chủ đơn có thể sửa đổi, gia hạn hoặc mở rộng danh mục nhãn hiệu toàn cầu của mình thông qua một hệ thống tập trung.
Thỏa ước Madrid:
Thỏa ước Madrid cho phép các chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu của họ tại một quốc gia thành viên duy nhất (“quốc gia xuất xứ”) và sau đó mở rộng bảo hộ sang các quốc gia thành viên khác (“quốc gia chỉ định”) thông qua một đơn đăng ký quốc tế duy nhất.
Nghị định thư Madrid:
Madagascar gia nhập Nghị định thư Madrid vào ngày 28 tháng 04 năm 2008.
Nghị định thư Madrid hiện đại hóa và đơn giản hóa hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu được thiết lập theo Thỏa ước Madrid.
Nghị định thư Madrid cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ định thêm các quốc gia thành viên vào một đơn đăng ký quốc tế đã được nộp theo Thỏa ước Madrid hoặc Nghị định thư Madrid.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu theo Hệ thống Madrid
Đơn Madrid bao gồm Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam và Đơn Madrid có chỉ định Madagascar.
Đối với Đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam, người nộp đơn phải nộp thông qua cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp, tức là Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam. Theo Điều 25 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, đơn Madrid có nguồn gốc Việt Nam bao gồm các tài liệu sau đây:
Tờ khai yêu cầu đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam (Mẫu số 01 bằng tiếng Việt tại Phụ lục II của Nghị định 65/2023/NĐ-CP);
02 tờ khai MM2 theo mẫu của Văn phòng quốc tế bằng tiếng Anh hoặc tiếng Madagascar;
02 mẫu nhãn hiệu đúng như nhãn hiệu trong đơn đăng ký đã được nộp tại Việt Nam (đơn cơ sở) hoặc giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (đăng ký cơ sở);
02 tờ khai MM18 bằng tiếng Anh (nếu đơn có chỉ định Hoa Kỳ);
Văn bản uỷ quyền bằng tiếng Việt (Theo mẫu của Công ty luật Việt An);
Chứng từ nộp phí thực hiện thủ tục đăng ký quốc tế nhãn hiệu có nguồn gốc Việt Nam;
Các tài liệu khác có liên quan (nếu cần).
Lệ phí nộp đơn thông qua Hệ thống Madrid
Các lệ phí bao gồm:
Lệ phí cơ bản (653 franc Thụy Sĩ; hoặc 903 franc Thụy Sĩ cho một nhãn hiệu màu sắc) (Lưu ý! Giảm giá 90% áp dụng nếu chủ đơn nộp đơn ở Văn phòng Sở hữu trí tuệ của một quốc gia đang phát triển ít nhất); và
Các lệ phí bổ sung tùy thuộc vào nơi chủ đơn muốn bảo hộ nhãn hiệu của mình và số lượng nhóm hàng hóa và dịch vụ chủ đơn muốn bao đăng ký. Để mở rộng phạm vi địa lý, hoặc sửa đổi hoặc gia hạn đăng ký quốc tế của mình, chủ đơn sẽ phải thanh toán các lệ phí bổ sung.
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu tại Madagascar của Công ty Luật Việt An
Thực hiện việc tra cứu và thông báo cho quý khách hàng bằng văn bản kết quả tra cứu nhãn hiệu tại Madagascar;
Soạn thảo hồ sơ và thay mặt chủ sở hữu nhãn hiệu trực tiếp nộp và theo dõi tình trạng hồ sơ nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Madagascar;
Thông báo, tư vấn và xử lý các thiếu sót/từ chối của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (nếu có) trong quá trình theo dõi đơn đăng ký nhãn hiệu tại Madagascar;
Hỗ trợ theo dõi, đại diện giải quyết các phản đối và phản hồi với đại diện sở hữu trí tuệ thực hiện thủ tục tại Madagascar.
Nhận các công văn, Giấy chứng nhận và bàn giao cho khách hàng (nếu có).
Quý khách có nhu cầu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Madagascar, vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được hỗ trợ hiệu quả nhất.