Dấu hiệu kết hợp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Để đánh giá khả năng phân biệt của dấu hiệu kết hợp giữa yếu tố chữ và yếu tố hình (sau đây gọi là “dấu hiệu kết hợp”) phải đáp ứng là dấu hiệu kết hợp được coi là có khả năng phân biệt khi yếu tố chữ và yếu tố hình kết hợp thành một tổng thể có khả năng phân biệt. Theo đó các dấu hiệu kết hợp có khả năng đăng ký cấp văn bằng bảo hộ bao gồm:

Yếu tố chữ và yếu tố hình đều có khả năng phân biệt và tạo thành tổng thể có khả năng phân biệt

Thành phần mạnh của dấu hiệu (yếu tố tác động mạnh vào giác quan người tiêu dùng, gây chú ý và ấn tượng khi quan sát) là yếu tố chữ hoặc yếu tố hình có khả năng phân biệt, mặc dù thành phần còn lại không có hoặc có khả năng phân biệt thấp.

Ví dụ:

Dấu hiệu kết hợp có khả năng phân biệt thấp nhưng độc đáo

Dấu hiệu kết hợp gồm các yếu tố chữ và yếu tố hình không có khả năng phân biệt hoặc có khả năng phân biệt thấp nhưng có cách thức kết hợp độc đáo thì vẫn được coi là có khả năng phân biệt.

Ví dụ:

Dấu hiệu kết hợp gồm các yếu tố chữ và hình không có khả năng phân biệt nhưng tạo được sự phân biệt thông qua quá trình sử dụng

Dấu hiệu kết hợp gồm các yếu tố chữ và hình không có khả năng phân biệt hoặc khả năng phân biệt thấp nhưng tổng thể kết hợp đó đã đạt được khả năng phân biệt qua quá trình sử dụng theo quy định tại điểm 39.5 Thông tư.

Ví dụ:

Dấu hiệu không có khả năng phân biệt nhưng đã được biết đến rộng rãi qua thời gian sử dụng nhãn hiệu

Áo dụng ngoại lệ đối với dấu hiệu đơn giản nhưng dấu hiệu thuộc trường hợp đã và đang được sử dụng với chức năng nhãn hiệu và được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi và nhờ đó nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân biệt đối với sản phẩm, dịch vụ liên quan.

Ví dụ:

BP     (xăng dầu)             P/S         (kem đánh răng)

Tuy nhiên, để được áp dụng ngoại lệ này, người nộp đơn phải cung cấp bằng chứng về việc sử dụng một cách rộng rãi nhãn hiệu đó (thời gian bắt đầu sử dụng, phạm vi, mức độ sử dụng hiện nay…, trong đó nhãn hiệu chỉ được coi là “được sử dụng” khi việc sử dụng đó được tiến hành trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, quảng cáo, tiếp thị phù hợp với quy định pháp luật) và bằng chứng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu đối với sản phẩm, dịch vụ liên quan của chủ nhãn hiệu. Trong trường hợp này, nhãn hiệu đó chỉ được thừa nhận là có khả năng phân biệt khi được thể hiện ở dạng đúng như dạng mà nó được sử dụng liên tục và phổ biến trong thực tế.

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được hỗ trợ nhanh nhất!

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Tư vấn đăng ký nhãn hiệu

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18

    (Whatsapp, Zalo, Viber)
    hcm@vietanlaw.vn
    Skype IconSkype Chat

    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO