Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam 2005, sửa đổi bổ sung 2009, 2019, 2022.
Dấu hiệu mô tả không thể đăng ký nhãn hiệu
Để được pháp luật bảo hộ, nhãn hiệu phải đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật như sau:
Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Theo đó, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ.
Theo khoản c Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ, dấu hiệu mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ như dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu thì bị nhãn hiệu là dấu hiệu đó bị coi là không có khả năng phân biệt.
Ví dụ: Công nghệ Đức
Chất lượng Nhật Bản
Excellent
Perfect
Tốt, bền
Dịch vụ chất lượng cao,..
Theo đó, những nhãn hiệu mang tính chất mô tả hàng hoá, dịch vụ sẽ bị từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu vì không đáp ứng được điều kiện có thể phân biệt. Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ như sau: Những nhãn hiệu có yếu tố mang tính chất mô tả nhưng đã và đang được sử dụng với chức năng nhãn hiệu và được người tiêu dùng biết đến một cách rộng rãi và nhờ đó nhãn hiệu đã đạt được khả năng phân biệt đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan sẽ được coi là có khả năng phân biệt. Để được áp dụng ngoại lệ này, chủ sở hữu nhãn hiệu phải cung cấp được bằng chứng về việc sử dụng một cách rộng rãi nhãn hiệu đó (thời gian bắt đầu sử dụng, phạm vi, mức độ sử dụng hiện nay…, trong đó nhãn hiệu chỉ được coi là “được sử dụng” khi việc sử dụng đó được tiến hành trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại, quảng cáo, tiếp thị hợp pháp) và bằng chứng về khả năng phân biệt của nhãn hiệu đối với hàng hoá, dịch vụ liên quan của chủ nhãn hiệu. Trong trường hợp này, nhãn hiệu đó chỉ được thừa nhận là có khả năng phân biệt khi được thể hiện ở dạng đúng như dạng mà nó được sử dụng liên tục và phổ biến trong thực tế. Một số nhãn hiệu đã đăng ký thành công tại Việt Nam nhờ áp dụng ngoại lệ này tiêu biểu như DOUBLEMINT, BABY – DRY,…
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu
Bước 1: Lựa chọn nhãn hiệu và sản phẩm, dịch vụ cho nhãn hiệu
Lựa chọn nhãn hiệu: Chọn mẫu nhãn hiệu đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ. Nhãn hiệu được lựa chọn không tương tự nhãn hiệu khác đã đăng ký, nhãn hiệu nổi tiếng.
Lựa chọn danh mục sản phẩm đăng ký: Bạn cần lựa chọn danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu theo hướng dẫn nêu trên. Phân nhóm sản phẩm, dịch vụ cần thực hiện theo Bảng phân loại quốc tế về nhãn hiệu Ni-xơ các phiên bản cập nhật mới nhất.
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu
Để thực hiện việc tra cứu nhãn hiệu Quý khách hàng chỉ cần cung cấp cho Luật Việt An:
Mẫu nhãn hiệu;
Danh mục sản phẩm dịch vụ cần tra cứu và đăng ký.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký
Sau khi tra cứu chuyên sâu và nhãn hiệu được đánh giá là có khả năng đăng ký chủ đơn tiến hành nộp hồ sơ đăng ký.
Cơ quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ, thu lệ phí đăng ký tại Việt Nam: Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Bước 4: Thẩm định hình thức đơn đăng ký
Thời hạn thẩm định hình thức đơn nhãn hiệu 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.
Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Chủ đơn, đại diện chủ đơn tiến hành sửa đổi theo yêu cầu. Sau đó, tiến hành nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ và nộp lệ phí bổ sung nếu phân loại nhóm sai.
Bước 5: Công bố đơn đăng ký nhãn hiệu
Thời hạn công bố đơn nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.
Nội dung công bố đơn bao gồm: Các thông tin về đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ.
Bước 6: Thẩm định nội dung đơn
Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.
Bước 7: Nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu
Sau khi nhận được thông báo dự định cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn tiến hành nộp lệ phí cấp bằng.
Trên đây là bài viết về dấu hiệu mô tả không thể đăng ký nhãn hiệu của Luật Việt An nên nếu chủ đơn đăng ký nhãn hiệu lấy làm nhãn hiệu thì sẽ không được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền. Quý Khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu xin vui lòng liên hệ Công ty luật Việt An để được tư vấn chi tiết!