Điều kiện thành lập công ty FDI kinh doanh bảo hiểm

Nhờ có những nỗ lực của Nhà nước nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam cùng với sự phát triển mạnh mẽ đầy tiềm năng của nền kinh tế nước ta mà hiện nay, xu hướng thành lập công ty có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài hay còn gọi là công ty FDI đang ngày càng phổ biến. Trong đó, kinh doanh bảo hiểm là một trong những ngành nghề kinh doanh hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm từ nhiều chuyên gia, nhà đầu tư cũng như các nhà nghiên cứu. Hiểu được sự quan tâm này, Luật Việt An sẽ tổng hợp những quy định hiện hành để giới thiệu về các điều kiện thành lập công ty FDI kinh doanh bảo hiểm trong bài viết dưới đây.

Công ty FDI

Cơ sở pháp lý

  • Biểu cam kết về thương mại và dịch vụ của Việt Nam trong WTO;
  • Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022;
  • Luật Đầu tư 2020;
  • Nghị định 46/2023/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật kinh doanh Bảo hiểm;

Công ty FDI kinh doanh bảo hiểm là gì?

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, hoạt động kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

FDI là từ viết tắt của cụm: Foreign Direct Investment trong tiếng Anh, nghĩa là Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Quy định tại Khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, cụ thể, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.

Điều kiện tiếp cận thị trường trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm

Các nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

Về các loại hình dịch vụ bảo hiểm được phép kinh doanh. Theo biểu cam kết WTO, nhà đầu tư nước ngoài chỉ được phép kinh doanh:

  • Bảo hiểm gốc gồm bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm y tế) và phi nhân thọ;
  • Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm; trung gian bảo hiểm (môi giới bảo hiểm và đại lý bảo hiểm);
  • Dịch vụ hỗ trợ bảo hiểm (như tư vấn, dịch vụ tính toán, đánh giá rủi ro và giải quyết bồi thường)

Hiện nay, WTO không hạn chế tiếp cận thị trường bảo hiểm, tuy nhiên việc các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài thành lập chi nhánh bảo hiểm phi nhân thọ phải căn cứ vào các quy định quản lý thận trọng.

Điều kiện kinh doanh bảo hiểm theo pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 7 và Phụ lục IV Luật Đầu tư 2020, kinh doanh bảo hiểm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Cụ thể, muốn kinh doanh bảo hiểm, nhà đầu tư phải thỏa mãn được đầy đủ các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh nhất định theo pháp luật đầu tư và pháp luật kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam.

Hình thức công ty FDI kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 62 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, đối với công ty kinh doanh bảo hiểm nói chung và công ty FDI kinh doanh bảo hiểm nói riêng, có hai hình thức tổ chức hoạt động sau:

  • Công ty cổ phần
  • Công ty TNHH (1 thành viên hoặc 2 thành viên trở lên)

Theo quy định tại Điều 68 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022, nhà đầu tư nước ngoài không bị giới hạn tỷ lệ vốn góp trong doanh nghiệp FDI bảo hiểm tại Việt Nam.

Điều kiện chung để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động

Nhân sự Có Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán dự kiến đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn về năng lực quản lý, kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ quy định tại Điều 81 của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022.
Thành viên góp vốn Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Điều 17 Luật Doanh nghiệp;

Tổ chức có tư cách pháp nhân, đang hoạt động hợp pháp; trường hợp tham gia góp từ 10% vốn điều lệ trở lên thì phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng các điều kiện về tài chính theo quy định của khoản 1 Điều 11 Nghị định 46/2023/NĐ-CP ;

Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm đã được cấp giấy phép thành lập và hoạt động tại Việt Nam góp vốn thành lập doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm mới phải kinh doanh có lãi trong 03 năm tài chính liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép và đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022.

Vốn Vốn điều lệ được góp bằng Đồng Việt Nam và không thấp hơn mức tối thiểu đối với từng hình thức kinh doanh bảo hiểm theo quy định tại Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP;

Cổ đông, thành viên góp vốn thành lập không được sử dụng vốn vay, nguồn vốn ủy thác đầu tư của tổ chức, cá nhân khác để tham gia góp vốn.

Điều kiện riêng đối với nhà đầu tư

Theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022, các nhóm điều kiện đối với nhà đầu tư góp vốn vào doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam để được cấp phép thành lập và hoạt động được quy định như sau:

Điều kiện CCPL Nhà đầu tư quốc tịch nước ngoài Nhà đầu tư quốc tịch Việt Nam
Điều kiện về lĩnh vực hoạt động Điều 64, 65 Là doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài hoặc công ty con được uỷ quyền.

Được cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài xác nhận không vi phạm nghiêm trọng pháp luật về kinh doanh bảo hiểm của nước đặt trụ sở chính trong thời hạn 03 năm liên tục gần nhất tính đến thời điểm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép;

Đã hoạt động trong lĩnh vực dự kiến đề nghị cấp phép tối thiểu 07 năm liên tục gần nhất.

Không thuộc một trong những đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật Doanh nghiệp 2020
Điều kiện trở thành cổ đông Điều 66 Công ty dự kiến thành lập phải có tối thiểu 02 cổ đông là tổ chức và mỗi cổ đông phải góp từ 10% vốn điều lệ trở lên;

Cổ đông cá nhân được góp tối đa 10% vốn điều lệ.

Điều kiện về tài chính Điều 65 Phải có tổng tài sản tối thiểu là 02 tỷ Đô la Mỹ vào năm liền kề trước nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép. Có tổng tài sản không thấp hơn 2.000 tỷ VND vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp phép.
Điều kiện về các cam kết Điểm đ khoản 1 Điều 65 Cam kết hỗ trợ về tài chính, công nghệ, quản trị doanh nghiệp, quản trị rủi ro, điều hành, hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm dự kiến thành lập tại Việt Nam;

Bảo đảm thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn tài chính, quản trị rủi ro theo quy định của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022.

Không có

 

Thủ tục thành lập công ty FDI kinh doanh bảo hiểm

Đối với nhà đầu tư nước ngoài, sau khi hoàn thiện thủ tục xin cấp phép đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm tương tự với nhà đầu tư trong nước theo thủ tục sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp phép trực tiếp tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến

Theo quy định của Điều 69 Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động bao gồm các giấy tờ sau:

  • Văn bản đề nghị cấp giấy phép thành lập và hoạt động;
  • Dự thảo điều lệ đối với doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động đối với chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
  • Phương án hoạt động 05 năm đầu, trong đó nêu rõ các nghiệp vụ bảo hiểm dự kiến triển khai, mô hình quản trị rủi ro, phương thức trích lập dự phòng nghiệp vụ, chương trình tái bảo hiểm, đầu tư vốn, khả năng thanh toán của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam;
  • Sơ yếu lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp, bản sao các văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người dự kiến được bổ nhiệm là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, Chuyên gia tính toán;
  • Mức vốn góp và phương thức góp vốn, danh sách những tổ chức, cá nhân sáng lập hoặc thành viên, cổ đông dự kiến góp từ 10% số vốn điều lệ trở lên và các tài liệu chứng minh việc đáp ứng điều kiện tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tại Việt Nam quy định tại các điều 64, 65, 66 và 67 của Luật Kinh doanh Bảo hiểm 2022 của các tổ chức, cá nhân đó;
  • Danh sách các chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm. Chính phủ quy định tiêu chí xác định chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm.

Bước 2: Bộ Tài chính (Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm) xem xét, thẩm định hồ sơ và có văn bản yêu cầu chủ đầu tư bổ sung, sửa đổi hồ sơ (nếu có)

Bộ Tài chính ra thông báo bằng văn bản yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép của chủ đầu tư

Bước 3: Chủ đầu tư bổ sung, sửa đổi hồ sơ (nếu có)

  • Nhà đầu tư có thời hạn tối đa để sửa đổi, bổ sung hồ sơ là 06 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính ra thông báo.
  • Tổng thời gian để nhà đầu tư bổ sung,sửa đổi hồ sơ là 12 tháng kể từ ngày Bộ Tài chính thông báo lần đầu.
  • Trong trường hợp nhà đầu tư không bổ sung, sửa đổi hồ sơ theo đúng thời hạn quy định thì Bộ Tài chính từ chối xem xét cấp Giấy phép.

Bước 4: Bộ Tài chính xem xét, thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp

Bộ Tài chính cấp hoặc từ chối cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Dịch vụ thành lập công ty kinh doanh bảo hiểm của Luật Việt An

  • Tư vấn điều kiện thành lập công ty FDI kinh doanh bảo hiểm và phương thức đáp ứng cho doanh nghiệp;
  • Soạn thảo hồ sơ thực hiện các nghĩa vụ đăng ký, báo cáo với cơ quan nhà nước khi thành lập và hoạt động kinh doanh bảo hiểm;
  • Đại diện theo ủy quyền của khách hàng để thực hiện các thủ tục liên quan;
  • Tư vấn thường xuyên cho khách hàng sau khi công ty kinh doanh bảo hiểm đi vào hoạt động.

Quý khách hàng có nhu cầu thành lập công ty kinh doanh bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài vui lòng liên hệ đến Luật Việt An để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Mục lục

Bài viết liên quan

Mục lục
Ẩn

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Thông tin nhà đầu tư cần biết

    Văn bản pháp luật

    Văn bản pháp luật

    Tư vấn pháp luật

    Tư vấn luật

    LIÊN HỆ CÔNG TY LUẬT VIỆT AN

    Tư vấn doanh nghiệp: 09 79 05 77 68
    Tư vấn doanh nghiệp
    Tư vấn sở hữu trí tuệ: 0976 18 66 08
    Tư vấn sở hữu trí tuệ
    Tư vấn đầu tư: 09 13 380 750
    Tư vấn đầu tư

    TỔNG ĐÀI PHÍA BẮC

    Hotline: 09 61 37 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hanoi@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961371818
    Tư vấn kế toán - thuế: 09 888 567 08
    Dịch vụ kế toán thuế
    Tư vấn giấy phép: 0966 83 66 08
    Tư vấn giấy phép
    Tư vấn hợp đồng: 0913 380 750
    Tư vấn hợp đồng

    TỔNG ĐÀI PHÍA NAM

    Hotline: 09 61 57 18 18
    (Whatsapp, Zalo, Viber) hcm@vietanlaw.vn Skype IconSkype Chat
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ qua Zalo
    Liên hệ Zalo 0961571818
    Liên hệ tư vấn
    Cảnh báo lừa đảo
    CẢNH BÁO MẠO DANH CÔNG TY LUẬT VIỆT AN LỪA ĐẢO